08/11/2022
Nhiễm toan ceton acid do tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị biến chứng này để phát hiện và xử lý một cách kịp thời nhé.
1. Nhiễm toan ceton acid do tiểu đường là gì?

Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường, xảy ra khi cơ thể người bệnh sản sinh ra một lượng acid trong máu vượt quá mức cho phép (được gọi là ceton). Tình trạng này bao gồm 2 hiện tượng rối loạn sinh hóa nguy hiểm: tăng đường huyết, nhiễm ceton, nhiễm toan chuyển hóa kèm theo rối loạn điện giải. Đây là một cấp cứu nội khoa cần phải được theo dõi và điều trị tích cực bởi có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như phù não, hôn mê và thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Insulin là hormon đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển đường - nguồn năng lượng chính cung cấp cho cơ bắp và các mô khác trong cơ thể - đi vào bên trong mỗi tế bào. Nhiễm toan ceton do đái tháo đường xảy ra khi cơ thể bệnh nhân không sản xuất đủ lượng Insulin cần thiết khiến đường máu tăng cao. Điều nãy là nguyên nhân làm tăng áp lực thẩm thấu niệu, gây mất nhiều nước và điện giải đồng thời làm rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrate, lipid và protid. Tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1. Đôi khi, nó cũng có thể xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
2. Triệu chứng của nhiễm toan ceton acid do tiểu đường

Các triệu chứng của nhiễm toan ceton thường diễn biến nhanh chóng, có khi chỉ trong vòng 24 giờ. Đối với một số trường hợp, những triệu chứng này lại chính là dấu hiệu đầu tiên xảy ra trước cả khi họ phát hiện ra bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu của nhiễm toan ceton acid do tiểu đường có thể chia thành 2 nhóm sau:
2.1. Nhóm triệu chứng tăng đường huyết, tăng ceton máu
Khát nước
Cơ thể suy nhược, cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Đau bụng, thường đau khu trú ở vùng thượng vị
Buồn nôn, nôn mửa
Đi tiểu thường xuyên
Hơi thở có mùi trái cây do acetone acid tỏa ra
Rối loạn tri giác như lú lẫn, hôn mê
Rối loạn nhịp thở
Có thể sốt nếu có nhiễm trùng kèm theo
2.2. Nhóm triệu chứng của phù não cấp tính
Phù não cấp tính là một biến chứng nghiêm trọng của tình trạng nhiễm toan ceton, xảy ra ở 1% bệnh nhân. Biến chứng này chủ yếu gặp ở trẻ em, giảm dần ở thanh thiếu niên và người trưởng thành ở độ tuổi trẻ. Đau đầu, rối loạn ý thức là những dấu hiệu cảnh báo biến chứng này ở bệnh nhân. Tuy nhiên, ở một số người bệnh, rối loạn nhịp thở lại là dấu hiệu đầu tiên.
Nguyên nhân của phù não cấp tính hiện chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng tình trạng này có liên quan tới việc mức độ thẩm thấu huyết thanh giảm xuống quá nhanh hoặc do thiếu máu não. Sự chậm trễ trong việc bù Bicarbonate và điều chỉnh hạ Natri máu trong quá trình điều trị cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng phù não cấp tính.

Người bệnh cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có một trong các biểu hiện sau:
Có trên 1 biểu hiện của nhiễm toan ceton acid do đái tháo đường
Có ceton trong nước tiểu trên mức giới hạn cho phép
Lượng đường huyết thường xuyên tăng cao trên 16,7mmol/l hay 399mg/dL
3. Kết quả xét nghiệm chẩn đoán nhiễm toan ceton acid
Khi xét nghiệm nồng độ ceton máu có thể xảy ra những trường hợp sau:
Thấp hơn 0,6 mmol/L: giá trị bình thường
Từ 0,6 - 1,5 mmol/L: cảnh báo nguy cơ nhiễm ceton mức độ nhẹ và cần kiểm tra lại sau 2 tiếng.
Từ 1,6 - 2,9 mmol/L: có nguy cơ nhiễm ceton acid cao
Từ 3 mmol/L trở lên: biểu hiện tình trạng nhiễm toan ceton rất cao và cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức
4. Nguyên nhân nhiễm toan ceton acid do tiểu đường

Khi lượng Insulin tiết ra không đủ, đường sẽ không thể chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động trong cơ thể. Kết quả là đường máu tăng cao trong máu đồng thời quá trình phân hủy chất béo để tạo ra nhiên liệu thay thế được hoạt hóa, từ đó tạo ra một loại acid được đặt tên là ceton. Ceton dư thừa sẽ tích tụ lại trong máu, đi qua thận và cuối cùng gây nhiễm ceton trong nước tiểu.
Những nguyên nhân gây nhiễm ceton acid do tiểu đường thường gặp bao gồm:
Liệu pháp Insulin mà bệnh nhân đang điều trị không đủ liều hoặc người bệnh không tuân thủ điều trị: Việc ngừng sử dụng Insulin đột ngột hoặc liều Insulin không đủ khiến lượng Insulin bị thiếu hụt, từ đó làm ceton acid tăng cao trong máu.
Có vấn đề sức khỏe khác: Đợt cấp tính của một bệnh nền người bệnh đang mắc kèm theo hoặc tình trạng nhiễm trùng
Chấn thương
Một số loại thuốc, ví dụ như corticoid hoặc các thuốc lợi tiểu
Lạm dụng rượu bia hoặc ma túy, nhất là cocaine
Đau tim
5. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị nhiễm toan ceton acid do tiểu đường
Một số đối tượng sau có nguy cơ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường cao hơn:
Người mắc đái tháo đường tuýp 1
Người không tuân thủ điều trị, thường xuyên bỏ liều Insulin

Kết quả từ các thống kê cho thấy, người tiểu đường tuýp 2 rất ít khi bị nhiễm ceton acid. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đây có thể là triệu chứng đầu tiên ở người bệnh tiểu đường lâu năm nhưng chưa từng phát hiện.
6. Khi bị nhiễm toan ceton acid do tiểu đường điều trị như thế nào?
Nhiễm toan ceton là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cần được cấp cứu nhanh chóng tại bệnh viện. Điều trị nhiễm toan ceton do tiểu đường chủ yếu bao gồm: bù đủ lượng Insulin, chống mất nước, điều trị rối loạn toan kiềm đồng thời phục hồi cân bằng điện giải. Cụ thể như sau:
6.1. Bồi phụ đủ Insulin
Chỉ sử dụng dạng Insulin tác dụng nhanh (Regular Insulin - Insulin thường) để điều trị những trường hợp nhiễm ceton máu nghiêm trọng và cần phải sử dụng ngay sau khi chẩn đoán xác định.Việc này nhằm mục đích thay thế lượng Insulin bị thiếu hụt ở người bệnh đái tháo đường.
Khi người bệnh đã tỉnh táo và bắt đầu ăn được bằng đường miệng cần chuyển từ Insulin tiêm truyền qua đường tĩnh mạch sang Insulin tiêm dưới da. Liều lượng Insulin phụ thuộc vào nồng độ glucose máu từng thời điểm của người bệnh.

6.2. Bồi phụ dịch và điện giải
Ở đa số những bệnh nhân tăng ceton máu do tiểu đường, lượng dịch bị thiếu hụt thường lên tới 4 - 5 lít và cần bồi phụ đầy đủ, nhanh chóng. Ban đầu, người ta lựa chọn sử dụng dung dịch muối 0,9% để bồi phụ cho người bệnh ngay sau khi chẩn đoán xác định nhằm giúp thể tích lòng mạch bị co lại trước đó giãn trở về trạng thái bình thường.
Trường hợp đường máu trên 500mg/dL, cần phải sử dụng dung dịch muối Natri nồng độ 0,45% trong giờ đầu tiên. Sau đó, khi đường máu đã giảm về mức 250mg/dL hoặc thấp hơn, cần truyền tiếp dung dịch glucose 5% nhằm duy trì chỉ số đường huyết trong khoảng từ 200 - 200mg/dL. Song song với đó, cần tiếp tục sử dụng liệu pháp Insulin để thải bỏ ceton máu.
Việc bồi phụ đủ lượng dịch cần thiết là vô cùng quan trọng. Nếu bồi phụ không đủ (yêu cầu tối thiểu 3 - 4 lít trong 8 giờ đầu) có thể dẫn đến phù não cấp tính hoặc hội chứng suy hô hấp cấp.

6.3. Lập bảng theo dõi quá trình điều trị
Nhằm liệt kê và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và lập kế hoạch làm các xét nghiệm cận lâm sàng có liên quan đến các thủ thuật điều trị.
6.4. Bồi phụ Kali
Hạ Kali máu xảy ra trên khoảng 5% bệnh nhân bị nhiễm toan ceton tiểu đường. Nguyên nhân gây mất Kali chủ yếu là do tình trạng nôn ói và đi tiểu nhiều. Bệnh nhân thường bị thiếu hụt từ 3 - 6 mmol/kg, thậm chí có thể lên đến 10 mmol/kg.
Trung bình trong 24h đầu, lượng Kali cần cung cấp dao động trong khoảng từ 10 - 30g KCl. Khi sức khỏe đã phục hồi và có thể ăn uống như bình thường, người bệnh được chỉ định bổ sung các thực phẩm giàu Kali, chẳng hạn như chuối, nho, nước ép cà chua,...
7. Cách phòng tránh nhiễm toan ceton acid do tiểu đường hiệu quả
Để hạn chế tình trạng nhiễm toan ceton, người bệnh tiểu đường nên làm theo những phương pháp sau đây:
7.1. Theo dõi sát chỉ số đường huyết
Cần kiểm tra đồng thời ghi lại nồng độ đường máu ít nhất ba đến bốn lần mỗi ngày hoặc ít nhất là một lần/ngày. Việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên là cách duy nhất để có thể biết chắc chắn lượng đường trong máu vẫn đang ở mức giới hạn cho phép.

7.2. Tuân thủ điều trị
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, tiêm Insulin theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Việc tái khám theo lịch để được thăm khám và điều chỉnh liều thuốc khi cần cũng vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh sử dụng những loại thức ăn lành mạnh, hạn chế tiêu thụ đường quá nhiều đồng thời thường xuyên hoạt động thể chất, Hãy tuân thủ những nguyên tắc này và biến nó thành thói quen hàng ngày để kiểm soát đường huyết cũng như hạn chế tối đa biến chứng nhiễm toan ceton do căn bệnh này gây ra.
Ngoài ra, một trong những phương pháp phòng tránh biến chứng nhiễm toan ceton hiệu quả chính là sử dụng các thảo dược tốt cho người tiểu đường như dây thìa canh, giảo cổ lam hay cây lược vàng. Nếu bạn cảm thấy việc sắc các thảo dược này tốn kém thời gian và công sức, hãy sử dụng những sản phẩm được chiết xuất từ chúng như Viên uống Dây thìa canh. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, sản phẩm này không chỉ giúp giữ lại tối đa những dược chất quý trong thảo dược dây thìa canh mà còn giúp người bệnh sử dụng thuận tiện hơn hẳn.

Qua bài viết trên đây, có thể thấy nhiễm toan ceton acid do tiểu đường là biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí là tử vong. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường cần chủ động phòng tránh biến chứng này. Cùng với đó, khi có một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm toan ceton như đã trình bày ở trên, hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán sớm nhất và có hướng điều trị kịp thời.