05/01/2023
Những cơn đau gout rình rập tấn công người bệnh, với cảm giác quằn quại tưởng như không thể chịu đựng được. Nguyên nhân là do hàm lượng axit uric máu tăng cao. Vì thế, việc lựa chọn một trong số 8 loại nước ép tốt cho bệnh gout, người bị tăng axit uric sau đây sẽ đẩy lùi một cách hiệu quả những cơn đau dai dẳng ấy.

Bệnh gout và hàm lượng axit uric máu
Gout là bệnh viêm khớp mạn tính, hay gặp ở nam giới trung niên. Bệnh này có liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, cụ thể là chuyển hóa nhân purin. Hậu quả là làm tăng nồng độ axit uric máu, hình thành nên các tinh thể muối urat đọng ở các khớp. Chính những tinh thể này sẽ kích thích phản ứng viêm, gây nên những cơn đau khớp dữ dội.
Bệnh khớp không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm đau bằng cách kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu. Ngoài chế độ ăn, các bài tập giảm axit uric, bệnh nhân nên chú ý bổ sung các loại nước uống tốt cho quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Lời khuyên cho bệnh nhân gout khi lựa chọn trái cây tốt cho sức khỏe
Lựa chọn ăn gì, uống gì, kiêng gì với bệnh nhân gout quả là một quyết định khó khăn. Bởi thông thường, những loại trái cây hầu như vô hại. Nhưng với bệnh nhân gout, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là một số nguyên tắc bệnh nhân gout cần nắm vững khi lựa chọn trái cây cho phù hợp:
Ưu tiên dùng các loại trái cây có hàm lượng purin thấp
Ai cũng biết, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout là do tích tụ lượng lớn tinh thể muối urat ở các khớp. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cao nồng độ axit uric trong máu.
Mà việc sử dụng các loại thực phẩm, trái cây có hàm lượng purin lớn lại liên quan trực tiếp đến việc sản sinh ra axit uric, tác động không nhỏ tới tình trạng sức khỏe xương khớp. Khi đó, bệnh gout sẽ có tiến triển nặng hơn, việc sử dụng thuốc lúc này cũng không còn hiệu quả nữa.

- Tóm lại, điều đầu tiên bạn cần nhớ là chọn hoa quả có hàm lượng purin thấp.
Bổ sung vào thực đơn các loại hoa quả có hàm lượng chất chống oxy hóa cao
Không hẳn nhiều người biết được rằng, bệnh gout có liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch. Do axit uric có thể kích thích tác nhân gây ra căn bệnh này.
Vì thế, việc sử dụng những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa sẽ góp phần bảo vệ tim mạch, hạn chế tình trạng bệnh gout chuyển biến nặng.
Tăng cường ăn hoa quả có lượng chất xơ dồi dào
Chất xơ là yếu tố thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, hạn chế đến mức tối đa việc tích tụ các chất độc hại, trong đó có axit uric.
Thực tế cho thấy, những bệnh nhân gout sử dụng chất xơ đều đặn trong chế độ dinh dưỡng thường có các cơn đau gout xuất hiện ít hơn rõ rệt so với những người thiếu nguồn dưỡng chất này.

Đa dạng các loại trái cây nhiều dưỡng chất
Flavonoid là nguồn thực phẩm rất tốt cho người bệnh gout, nhất là khi các cơn đau nhức tái phát.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu cũng khẳng định rằng, nhóm chất này tác dụng mạnh mẽ tới quá trình ức chế cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Các loại nước ép tốt cho bệnh gout
Dưới đây là chế độ dinh dưỡng với 8 loại nước ép tốt cho bệnh gout, người bị tăng axit uric:
Nước ép dứa giúp đào thải axit uric, hỗ trợ điều trị bệnh gout
Dứa là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng. Bên cạnh mangan (55% DV- giá trị dinh dưỡng hàng ngày), dứa còn chứa các thành phần khác như đồng 19% DV, thiamine 12% DV, magie, vitamin B6, vitamin C,... và một lượng lớn các chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, đây lại là một loại trái cây được nhiều chị em phụ nữ yêu thích vì không có quá nhiều chất béo cũng như rất ít kcal. Cũng chính vì thế, loại thức uống từ dứa không chỉ tốt cho người mắc bệnh gout mà còn một số bệnh lý khác nữa.
Theo các chuyên gia, các thành phần beta-carotene, vitamin C và các flavonoid trong quả dứa là những chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ giảm đau, điều trị viêm.
Ngoài ra, enzyme bromelain trong nước ép dứa còn giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể, kháng viêm và giảm đau ở các khớp cho tích tụ axit uric gây ra.
Hơn nữa, axit uric đào thải ra ngoài qua thận. Khi axit uric tăng cao trong thời gian dài, tinh thể muối urat tích tụ tại thận và hình thành sỏi. Do đó, việc sử dụng nước ép dứa trong chế độ dinh dưỡng có thể giúp tăng đào thải axit uric và ngăn ngừa việc tạo sỏi.
Một số thử nghiệm lâm sàng còn chứng minh, enzyme bromelain trong nước ép dứa còn các tác dụng chống viêm mạnh, tương tự như thuốc NSAID (thuốc chống viêm non-steroid), nhưng ít tác dụng không mong muốn hơn. Vì thế, người bệnh gout và các bệnh viêm khớp có thể bổ sung nước ép dứa để giảm triệu chứng đi kèm.
Uống nước lá gì để giảm axit uric? Nước ép lá cần tây

Với chị em phụ nữ, cần tây không chỉ hỗ trợ giảm cân, mà còn làm đẹp da với hiệu quả đáng kinh ngạc. Với bệnh nhân gout, loại rau này cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Do tính kiềm, nước tiểu được kiềm hóa, tăng đào thải các loại axit dư thừa trong cơ thể. Việc sử dụng thường xuyên nước ép cần tây có thể tăng đào thải axit uric, làm ổn định hàm lượng hoạt chất này trong máu.
Ngoài ra, trong nước ép cần tây còn chứa hợp chất thực vật polyacetylene có tác dụng ức chế phản ứng viêm do các bệnh xương khớp gây nên. Bạn có thể bổ sung cần tây dưới dạng nước ép hoặc qua các món ăn chế biến từ loại rau này để giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng của bệnh gout.
Nước ép cà rốt và dưa chuột - Nước uống giảm axit uric hiệu quả
95% thành phần trong dưa chuột là nước. Nó giúp đào thải axit uric ra ngoài mà không làm ảnh hưởng đến thận. Dưa chuột kết hợp với các vitamin trong cà rốt làm thành nước ép “vàng” cực tốt cho sức khỏe người bệnh gout.

Công thức làm nước ép cà rốt- dưa chuột: 2 củ cà rốt, 1 quả dưa chuột, 8 cọng cần tây cho vào máy ép lấy nước.
Bạn nên uống nước ép này ít nhất từ 15-20 ngày để đào thải hết axit uric ra khỏi cơ thể.
Bị gout có được uống nước cam không?
Các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C trong nước cam đã được minh chứng là giúp tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Vì thế, đây là một trong những loại nước ép tốt cho bệnh gout, người bị tăng axit uric.
Tuy nhiên, do chứa khá nhiều axit- cam có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu. Vì vậy, người bệnh gout chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 ly nước ép cam không đường mỗi tuần để cải thiện sức khỏe và tăng cường sức chống chịu của cơ thể với bệnh.
Nước ép táo

Việc ăn 1 quả táo hay uống 1 ly nước ép táo mỗi ngày có thể giảm các triệu chứng khó chịu gây ra bởi bệnh gout.
Thay vì giúp tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, nước ép táo lại giúp ích cho bệnh nhân gout nhờ cơ chế trung hòa axit uric trong cơ thể. Từ đó, giúp giảm viêm và các cơn đau gout.
Táo còn chứa axit malic- có tác dụng làm giảm axit uric máu.
Cách đào thải acid uric nhanh từ nước ép nho
Nước ép nho được chắt lọc từ cả vỏ và hạt quả nho, chứ không chỉ là phần thịt nho. Vì vậy, việc sử dụng nước ép nho mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên so với việc bạn chỉ ăn quả nho, do mọi người thường bỏ hạt và vỏ khi ăn.
Nho được biết đến với hàm lượng khoáng chất bao gồm: Calci, phospho, sắt, kali, đồng và iod. Nên đây chính là lựa chọn số 1 cho những người bệnh gout cũng như các bệnh lý như tim mạch, viêm khớp, lao phổi, táo bón,....
Nước uống giảm axit uric từ quả anh đào

Một lựa chọn thông minh cho việc đào thải axit uric đến từ loại nước ép mang tên “nước ép quả anh đào”. Lý do là do trong loại quả này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất dồi dào. Chính những thành phần này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, lợi tiểu và giúp cơ thể đào thải axit uric, độc tố tích tụ ra bên ngoài.
Chất chống oxy hóa trong loại quả này cũng được chứng minh là giúp giảm viêm do các bệnh xương khớp gây nên. Đặc biệt phải kể đến anthocyanin- chất chống oxy hóa nhóm flavonoid mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài kháng viêm, chất chống oxy hóa này còn tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mạch máu và diệt trừ gốc tự do gây hại.
Nước ép dưa hấu rất tốt cho bệnh nhân gout
Thời tiết nóng nực mà uống một ly nước ép dưa hấu mát lạnh thì người ta gọi là quá phê. Bởi ngoài hàm lượng nước, dưa hấu còn chứa hàm lượng lớn chất xơ, hàm lượng kali dồi dào. Khoáng chất này có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ tăng cường đào thải axit uric qua thận.

Vì thế, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng nước ép dưa hấu để hỗ trợ kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa sỏi thận.
Chất chống oxy hóa trong dưa hấu còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm cân và ổn định huyết áp. Không chỉ người bệnh, người khỏe mạnh uống nước ép dưa hấu cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tăng axit uric trong máu như sỏi thận, cao huyết áp,...
Kiểm soát tốt bệnh với 8 loại nước ép tốt cho bệnh gout, người bị tăng axit uric chính là lời khuyên bổ ích từ các chuyên gia mà bất cứ bệnh nhân hoặc gia đình nào có bệnh nhân gout cũng cần biết. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, cũng như cải thiện sức khỏe tốt nhất.