Mách bạn cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

21/03/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường (Đái tháo đường) được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi diễn biến âm thầm, nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh tiểu đường là rất cần thiết, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?

1. Những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Theo các thống kê cho thấy, 70% người bị tiền tiểu đường tiếp tục phát triển thành bệnh tiểu đường. 

Trừ một số trường hợp đặc biệt như tiểu đường thai kỳ, tiểu đường do thuốc… thì tiểu đường nhìn chung là một căn bệnh mạn tính, hiện nay chưa có cách điều trị khỏi. 

Điều này có nghĩa bạn sẽ phải chung sống với nó suốt đời. Những biến chứng của tiểu đường cũng sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn, nặng hay nhẹ mà thôi.

Biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường

Ông bà ta đã dạy rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với một căn bệnh như tiểu đường thì việc phòng ngừa là quan trọng và cần thiết. 

Mặc dù có một số yếu tố bạn không thể thay đổi được, chẳng hạn như gen, tuổi tác hoặc tác động trong quá khứ nhưng bạn có thể thực hiện nhiều cách khác để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Vậy phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào mới hiệu quả?

Sau đây, Dược Kiên Minh sẽ mách cho bạn một số cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Những bệnh nhân tiểu đường cũng có thể thực hiện theo đó để hỗ trợ việc điều trị bằng thuốc, phòng ngừa, làm chậm xuất hiện các biến chứng.

1.1. Cắt đường và tinh bột

Cắt giảm lượng đường và tinh bột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Cắt giảm lượng đường và tinh bột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Ăn nhiều thực phẩm chứa đường và carbohydrate tinh chế có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhanh chóng. Điều này là do cơ thể có thể nhanh chóng phá vỡ những thực phẩm này thành những phân tử đường nhỏ hơn và được hấp thụ vào máu.

Kết quả là lượng đường trong máu tăng lên sẽ kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, một loại hormon giúp đường thoát ra khỏi máu và đi vào các tế bào của cơ thể.

Xem thêm:

Ở những người bị tiền tiểu đường, các tế bào của cơ thể kháng lại hoạt động của insulin, vì vậy lượng đường trong máu vẫn cao. Để bù lại, tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn và cố gắng đưa lượng đường trong máu về mức bình thường.

Theo thời gian, lượng đường trong máu và insulin tăng dần cho đến khi chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, bạn nên tránh ăn những thực phẩm giàu tinh bột và đường để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

1.2. Thực hiện chế độ ăn kiêng chứa ít carbohydrate

Chế độ ăn kiêng ít carbohydrate giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Chế độ ăn kiêng ít carbohydrate giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Thực hiện một chế độ ăn kiêng lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn ketogenic hoặc rất ít carbohydrate có thể giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường. Mặc dù có một số cách ăn phòng ngừa bệnh tiểu đường có thể thúc đẩy giảm cân nhưng chế độ ăn kiêng rất ít carbohydrate tốt cơ thể.

Chế độ ăn này giúp làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin, tăng độ nhạy của insulin và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khác.

Nếu cơ thể giảm thiểu được lượng carbohydrate vào cơ thể, lượng đường trong máu không tăng quá cao. Do đó cơ thể cần ít insulin để duy trì lượng đường trong máu bình thường.

Hơn nữa, chế độ ăn kiêng rất ít carbohydrate hoặc ketogenic cũng có thể làm giảm lượng đường lúc đói.

1.3. Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ

Rau củ chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe
Rau củ chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe

Bổ sung nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa và quản lý cân nặng. Các nghiên cứu cho thấy ở những người béo phì, người già và người tiền tiểu đường, chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và mức insulin ở mức thấp.

Chất xơ được chia thành hai loại lớn, bao gồm hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể tan trong nước, trong khi đó chất xơ không hòa tan thì không.

Trong đường tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước tạo thành chất gel làm chậm tốc độ hấp thu thức ăn giúp lượng đường trong máu tăng từ từ. Hầu hết các thực phẩm thực vật chưa qua chế biến đều chứa chất xơ.

>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163 541 383 <<

1.4. Ăn chất béo lành mạnh

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo có nhiều calo và nên ăn vừa phải. Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn của bạn nên bao gồm nhiều loại chất béo không bão hòa, đôi khi được gọi là “chất béo tốt”.

Chất béo không bão hòa, bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, thúc đẩy mức cholesterol trong máu khỏe mạnh và tốt cho tim và mạch máu. Các nguồn chất béo tốt bao gồm:

Chất béo bão hòa, "chất béo xấu", được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống. Bạn có thể hạn chế chất béo bão hòa bằng cách ăn các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gà và thịt lợn nạc.

1.5. Cung cấp đầy đủ vitamin D

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Vitamin D rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu. Trong một số nghiên cứu cho thấy những người không được cung cấp đủ vitamin D hoặc có nồng độ chất này trong máu quá thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại cá béo và dầu gan cá. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu. Tuy nhiên, đối với nhiều đối tượng, bổ sung 2000 - 4000 IU vitamin D mỗi ngày có duy trì hàm lượng tối ưu.

1.6. Uống nước làm đồ uống chính

Cho đến nay, nước tính khiết là thức uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, hầu hết những thời gian sử dụng nước sẽ giúp bạn hạn chế được những đồ uống có nhiều đường, chất bảo quản và các thành phần không tốt cho sức khỏe khác.

Đồ uống có đường như soda và nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại hai và bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống đủ nước có thể dẫn đến kiểm soát lượng đường trong máu và phản ứng insulin tốt hơn.

1.7. Uống cà phê và trà

Uống trà giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Uống trà giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Mặc dù nước là thức uống chính nhưng nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng cà phê hoặc trà có thể giúp bạn mắc bệnh tiểu đường. Điều này là do trà và cà phê có chứa caffeine giúp giảm nguy cơ ở cả phụ nữ và nam giới thừa cân.

Ngoài ra, cà phê và trà có chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, trà xanh chứa một hợp chất chống oxy hóa gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu giải phóng từ gan và tăng độ nhạy insulin.

1.8. Hạn chế ăn thức ăn nhanh

Một cách khác để phòng ngừa bệnh tiểu đường là giảm thiểu mức tiêu thụ các thực phẩm được chế biến sẵn vì chúng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và béo phì.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hạn chế ăn thức ăn nhanh giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chế độ ăn chứa nhiều thức ăn chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 30%.

1.9. Chia các bữa ăn chính thành nhiều phần ăn nhỏ

Chia bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ
Chia bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ

Dù bạn có đang thực hiện chế độ ăn kiêng hay không thì cũng nên tránh ăn những phần ăn quá lớn để giảm các yếu tố gây bệnh tiểu đường đặc biệt người đang thừa cân.

Ăn quá nhiều cùng một lúc khiến lượng đường trong máu và insulin tăng cao hơn ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bạn nên chia các bữa ăn trong ngày bằng những bữa nhỏ hơn.

1.10. Tập thể dục thường xuyên

Thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tập thể dục làm tăng độ nhạy insulin của tế bào, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định và giảm cân.

Tập thể dục giúp giảm cân hiệu quả
Tập thể dục giúp giảm cân hiệu quả

Các mục tiêu của hầu hết người lớn để giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý bao gồm:

1.11. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý

Giảm cân giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Những người trong một nghiên cứu lớn đã giảm gần 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau khi giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể với những thay đổi trong tập thể dục và chế độ ăn uống.

Các chuyên gia khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường nên giảm ít nhất 7% đến 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Giảm cân nhiều hơn sẽ mang lại lợi ích lớn hơn.

1.12. Ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc là một yếu tố gây bệnh tiểu đường
Hút thuốc là một yếu tố gây bệnh tiểu đường

Hút thuốc lá đã được chứng minh là một trong những mối nguy cơ của nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, khí phế thũng, ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt và đường tiêu hóa.

Trong một nghiên cứu gần gây cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 44% ở những người hút thuốc lá trung bình và 61% ở những người hút hơn 20 điếu mỗi ngày.

1.13. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn những người ngủ dưới 7 tiếng.

Điều này là do thiếu ngủ có thể làm xáo trộn sự cân bằng hormon trong cơ thể và tình trạng này dễ gây tiểu đường.

2. Sử dụng thảo dược trong phòng ngừa bệnh tiểu đường

Trong xã hội hiện đại bộn bề công việc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống có lẽ không phải là dễ dàng đối với mọi người. Hiện nay xu hướng sử dụng các loại thảo mộc truyền thống để tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao đang ngày càng được ưa chuộng. 

Tiểu đường thuộc nhóm bệnh mạn tính. Người bị bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc tây kéo dài để duy trì đường huyết ở mức ổn định. Điều này gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.

Mặt khác có thể dẫn tới nhờn thuốc và phải tăng dần liều sử dụng để có hiệu quả, đồng nghĩa tác dụng phụ của thuốc cũng tăng. Sử dụng thảo mộc truyền thống giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, tăng cường tác dụng của thuốc, từ đó người bệnh có thể giảm liều sử dụng thuốc tây. 

Với những người muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường mới phát hiện, giai đoạn đầu đặc biệt là tiền tiểu đường (giai đoạn trước khi được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2) thì nên có lối sống khoa học kết hợp với dùng thảo dược hỗ trợ mà không cần can thiệp thuốc điều trị.

Sản phẩm viên thìa canh Kiên Minh
Sản phẩm viên thìa canh Kiên Minh

Tại Việt Nam, không ít dược liệu có tác dụng hỗ trợ làm giảm đường huyết, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là dây thìa canh. Dược liệu có nhiều tác dụng tốt với bệnh tiểu đường như: hỗ trợ trị đường huyết; ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c; làm giảm hấp thu glucose…

Bạn có thể sử dụng dạng dược liệu khô để hãm trà, sắc nước uống hoặc sử dụng cao dây thìa canh để pha uống với nước ấm. Tuy nhiên cả 2 cách này có hạn chế là mất thời gian, hoạt chất không được chiết hết hay không bảo quản được lâu, khó phân liều chính xác với dạng cao. 

Xem thêm: Tác dụng của dây thìa canh đối với sức khỏe

Vì vậy, Duockienminh mách bạn sản phẩm viên nén Dây thìa canh của Công ty TNHH Thảo dược Kiên Minh. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ dược liệu quý dây thìa canh - dược liệu hàng đầu trong cải thiện tiểu đường, đảm bảo an toàn, lành tính. 

Với dạng bào chế viên nén tiện dụng, phân liều chính xác, dễ mang theo và dễ bảo quản. Công nghệ chiết xuất hiện đại, đảm bảo chiết kiệt hoạt chất, đem lại hiệu quả hỗ trợ giảm đường huyết, hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường cao khi sử dụng.

Chỉ cần uống 2-3 viên/ lần, ngày 2 lần. Viên nén Dây thìa canh không có mùi vị khó chịu của dược liệu, dễ uống và phù hợp cho mọi lứa tuổi. 

Như vậy thông qua bài viết trên Duockienminh hy vọng các độc giả sẽ hiểu thêm cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng cách: Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh; lựa chọn sản phẩm hỗ trợ uy tín và chất lượng. 

Đừng để tiểu đường luôn là nỗi lo của bạn, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163 541 383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 5 (12 bình chọn)