Purin và những điều bạn cần biết

07/11/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Bạn đã từng nghe về purin (hay purine) khi tìm hiểu về bệnh gout. Nhưng bạn đã hiểu hết về vai trò của nó đối với sức khỏe con người? Tìm hiểu ngay những điều bạn nên biết về purin qua bài chia sẻ dưới đây.

Purin là gì và vai trò đối với sức khoẻ

Purin là các hợp chất hữu cơ xuất hiện rộng rãi trong tự nhiên. Chúng có thể được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể con người, cũng như trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật.

Purin là gì và có vai trò gì?
Purin là gì và có vai trò gì?

Purin có tầm quan trọng thiết yếu đối với tất cả các sinh vật sống. Chúng cần thiết cho việc tổng hợp axit nucleic , protein, các chất chuyển hóa khác cũng như cho các hoạt động cần năng lượng.

Không màu và có cấu trúc tinh thể, purin trong thực phẩm bạn ăn được phân hủy thành axit uric trong quá trình tiêu hóa. Mặc dù nhân purin đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp cả DNA và RNA, nhưng lượng purin quá cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh gút và tăng axit uric máu.

Những điều bạn nên biết về purin

Không phải ai cũng biết về hợp chất purin và có lẽ chỉ được nghe về nó khi tìm hiểu về bệnh gout. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây về purin để bảo vệ sức khỏe:

Purine và tăng axit uric

Purine có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người trong việc cung cấp năng lượng và điều hòa chuyển hóa. Sau khi phân hủy, purin sẽ tạo ra axit uric và chúng sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiểu sau khi đi qua thận.

Khi cơ thể nạp quá nhiều purine, nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài và không có biện pháp sẽ dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu.

Thực phẩm giàu purin
Thực phẩm giàu purin

Purin và bệnh gout

Không phải ai bị tăng axit uric máu cũng bị bệnh gout nhưng người bị gout đều có chỉ số axit uric cao. Tình trạng tăng axit uric máu kéo dài sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Các tinh thể axit uric tích tụ gây viêm khớp. Vì vậy, nạp quá nhiều purin cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout.

Purin và chế độ ăn uống

Purine được tìm thấy ở hầu hết các loại thực phẩm với hàm lượng khác nhau. Đối với trái cây và các loại rau xanh, hàm lượng purin chỉ khoảng 10 - 50mg/100g. Tuy nhiên, ở một số loại thực phẩm giàu đạm như hải sản, nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó…, hàm lượng purin có thể từ 200 - 1000mg/100g.

Những đối tượng thường xuyên ăn các thực phẩm giàu purin sẽ có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn những người có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Xem thêm nguyên nhân bệnh goutThực phẩm giàu protein

Giảm nguy cơ mắc bệnh gout khi giảm purin

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout cũng như ngăn chặn bệnh gout mãn tính tái phát, một chế độ ăn uống khoa học, ít purin là rất cần thiết.

  • Không ăn các loại hải sản vì trong hải sản chứa rất nhiều nhân purine như cá mòi, cá trích, tôm, cua, sò… Các loại cá biển khô có hàm lượng purin cao hơn cá tươi. Vì vậy, những người bị gout không ăn các loại cá muối, cá khô.
  • Kiêng các loại nội tạng động vật như gan, tim, óc, lòng…
  • Thịt bò, thịt dê, thịt chó… và các loại thịt đậm màu cũng có hàm lượng purin cao, nên hạn chế ăn.
  • Ngoài thịt động vật thì một số loại rau có hàm lượng purin cao mà người bị gout không nên ăn như măng tây, súp lơ trắng, nấm, cải bó xôi,…
Chế độ ăn ít purin giúp phòng ngừa bệnh gout
Chế độ ăn ít purin giúp phòng ngừa bệnh gout

Thay vào đó, hãy bổ sung vào thực đơn các loại rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất.

Cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau cải bẹ xanh, mướp đắng… có thể giúp đào thải axit uric dư thừa trong cơ thể. Các loại trái cây như quả anh đào, táo, lê, nho, cam… còn có tác dụng giảm viêm, sưng khớp do những cơn đau gout gây ra.

Một cách khác giúp hỗ trợ đào thải axit uric khi cơ thể nạp vào quá nhiều purin là sử dụng viên uống Cao gắm. Thành phần chính của viên Cao Gắm là tinh chất cô đặc từ cây dây gắm – một loại thảo dược mọc tại các vùng núi Tây Bắc.

Từ xưa, cây dây gắm đã được phát hiện và được sử dụng bằng cách nấu nước thân, rễ cây dây gắm để uống hàng ngày giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp do viêm khớp. Qua quá trình nghiên cứu, cây dây gắm đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ làm giảm axit uric máu bằng cách hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric qua đường tiểu.

Hiện nay, các tinh chất của cây dây gắm đã có trong viên Cao Gắm và được đưa ra sử dụng rộng rãi trên thị trường, hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp và mãn tính cho người bị gout. Mỗi viên Cao Gắm được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP - WHO có chứa 500mg tinh chất cây dây gắm, giúp hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau, sưng khớp do gout, hỗ trợ hạ axit uric máu và bổ can thận.

  • Từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, viên uống Cao gắm đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng, hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Liều dùng: 2 – 3 viên/lần, uống 2 lần/ngày trước hoặc sau ăn 30 phút.

Hãy kiểm soát lượng purin nạp vào cơ thể để giảm nguy cơ mắc bệnh gout cũng như ngăn chặn bệnh gout tái phát. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm Cao Gắm, hãy liên hệ tới hotline 02163 541 383

Xếp hạng: 4.9 (9 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
06/04/2024
Cây kha cúc là vị thuốc nam nổi tiếng với công dụng điều trị đau nhức xương khớp, mát gan, thải độc, trị mụn trứng cá,... Hãy cùng Kiên Minh đọc ngay…
Bệnh gout ăn cá rô phi có tốt không? 9 tác dụng tuyệt vời của cá rô phi
04/04/2024
Cá rô phi là một loài cá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc “Ăn cá rô phi có tốt…