Chữa bệnh gút bằng quả dứa – bạn đã biết chưa?

12/11/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Chữa bệnh gút bằng quả dứa có hiệu quả thật không? Nhiều người tỏ ra nghi ngờ khi nghe nói dùng dứa có thể chữa khỏi bệnh gút hoặc ít nhất là giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Để tìm hiểu thêm về công dụng của quả dứa đối với bệnh gút, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé.

Bị bệnh gút có thể ăn dứa không?

Bệnh gút là do sự tích tụ axit uric trong cơ thể, tạo ra các tinh thể nhỏ hình kim bám vào trong khớp của bạn. Cơ thể tự nhiên tạo ra axit uric, nhưng sẽ sản xuất nhiều hơn nếu bạn nạp quá nhiều thực phẩm và đồ uống có chứa hàm lượng cao một chất hóa học gọi là purin.

Thông thường, bệnh gút ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái. Các triệu chứng bùng phát và đột ngột có thể làm giảm khả năng di chuyển và hoạt động của người bệnh.

Người bệnh gút có thể ăn được dứa không?
Người bệnh gút có thể ăn được dứa không?

Quả dứa có đầy đủ các vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Dứa là loại trái cây có tính kiềm, không chứa purin nên bệnh nhân gút ăn dứa sẽ không làm nặng thêm tình trạng bệnh cũng như không làm tăng nồng độ axit uric máu. Thậm chí, một số chất dinh dưỡng và hợp chất trong quả dứa có thể làm giảm các triệu chứng bệnh gút.

Bromelain

Dứa có chứa một loại enzyme gọi là bromelain, có tác dụng giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung bromelain có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp ở người bệnh gút.

Xem thêm:

Chất xơ

Dứa rất giàu chất xơ giúp giữ cho hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm viêm do bệnh gút gây ra. Các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng có nguồn gốc từ thực vật và ít purin, có thể giúp bệnh nhân gút tránh bùng phát các cơn đau gút.

Folate

Một ly nước ép dứa cung cấp 7% folate mà cơ thể cần mỗi ngày. Folate trong quả dứa có thể phá vỡ một loại protein gọi là homocysteine – một loại đạm được tìm thấy ở những người bị bệnh gút có hàm lượng khá cao.

Vitamin C

Quả dứa chứa một lượng vitamin C rất lớn. Bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric của cơ thể. Cung cấp đủ vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn có thể ngăn ngừa bệnh gút, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và tái phát bệnh gút mãn tính.

Cách sử dụng quả dứa để chữa bệnh gút

Thực tế, quả dứa không được coi là một loại thuốc chữa bệnh và không thể chữa khỏi được bệnh gút. Nhưng các chất dinh dưỡng có trong quả dứa kể trên lại có tác dụng hỗ trợ đào thải axit uric. Từ đó, người bị gút sẽ giảm các cơn đau gút, giảm tình trạng viêm, sưng khớp và còn tăng sức đề kháng để bệnh không tái phát.

Ăn dứa để giảm bệnh gút

Người bị gút có thể ăn trực tiếp hoặc ép dứa lấy nước uống hàng ngày để hỗ trợ đào thải axit uric. Tuy nhiên, vì dứa có hàm lượng vitamin C khá cao nên khuyến cáo hạn chế với bệnh nhân có vấn đề về dạ dày. Không nên sử dụng quá 100g dứa một ngày.

Nước ép quả dứa rất tốt cho người mắc bệnh gút
Nước ép quả dứa rất tốt cho người mắc bệnh gút

Nước dứa lê chữa bệnh gút

Dùng 50g dứa và 300g lê tươi ép chung lấy nước uống cũng giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra ngoài. Ngoài ra, bạn có thể cắt nhỏ dứa và lê, cho lên bếp đun với 1 chén nước. Để hỗn hợp sôi trong lửa nhỏ khoảng 25 phút, sau đó bỏ thêm mật ong và ăn cả nước lẫn cái.

Cách sử dụng quả dứa kết hợp với lê này còn có tác dụng bổ khí, nhuận phế, giảm ho, long đờm.

Dứa, nghệ, gừng và anh đào

Một cách khác để giảm các triệu chứng của bệnh gút bằng quả dứa là kết hợp dứa nghệ, gừng và nước ép anh đào. Sử dụng nửa quả dứa, 1 thìa bột nghệ, 1 miếng gừng tươi và 1 cốc nước ép anh đào, cho tất cả và máy xay và xay nhuyễn. Bảo quản hỗn hợp trong lọ thủy tinh. Khi dùng, lấy 2 muỗng hỗn hợp pha cùng 1 ly nước ấm uống sau bữa ăn.

Những lưu ý khi dùng quả dứa chữa bệnh gút

  • Không nên sử dụng quá 100g dứa mỗi ngày. Cái gì nhiều cũng sẽ không tốt. Dù quả dứa có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lượng vitamin C trong quả dứa khá cao có thể không tốt cho dạ dày.
  • Sử dụng quả dứa là cách giảm các triệu chứng của bệnh gút chứ không thể chữa khỏi bệnh gút hoàn toàn. Người bệnh vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nên ăn dứa sau bữa ăn vì các enzyme phân giải protein trong dứa có thể làm tổn thương thành dạ dày.
  • Không nên ăn dứa để chữa gút khi bị dị ứng với dứa.
Cao gắm hỗ trợ chữa trị bệnh gút hiệu quả
Cao gắm hỗ trợ chữa bệnh gút hiệu quả

Ngoài ra, để hỗ trợ giảm axit uric, ngăn chặn các cơn đau do gút, ngoài dùng quả dứa thì người bệnh có thể sử dụng viên Cao Gắm. Với thành phần bào chế từ tinh chất cây dây gắm, đây là sản phẩm an toàn với người bị gút và tăng axit uric máu. Duy trì uống Cao Gắm mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ đào thải axit uric, giảm axit uric dư thừa trong máu, hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng đau xương khớp do gút.

Để sử dụng quả dứa chữa bệnh gút, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như Cao Gắm để hỗ trợ điều trị bệnh gút là rất cần thiết. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bằng viên uống Cao Gắm nhé.

>> Xem thêm: Hiệu quả bất ngờ từ lá sa kê chữa bệnh gout

 
Xếp hạng: 4.9 (10 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
06/04/2024
Cây kha cúc là vị thuốc nam nổi tiếng với công dụng điều trị đau nhức xương khớp, mát gan, thải độc, trị mụn trứng cá,... Hãy cùng Kiên Minh đọc ngay…
Bệnh gout ăn cá rô phi có tốt không? 9 tác dụng tuyệt vời của cá rô phi
04/04/2024
Cá rô phi là một loài cá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc “Ăn cá rô phi có tốt…