Tổng hợp những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh gout

12/10/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Gout không phải là căn bệnh đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Tổng hợp những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh gout dưới đây sẽ giúp bạn có cách ngăn chặn căn bệnh này hiệu quả hơn.

Những chẩn đoán lâm sàng về bệnh gout

Bệnh gout trải qua 4 giai đoạn phát triển, từ khi khởi phát, xuất hiện cơn đau cấp tính, gây tổn thương khớp và hình thành các hạt tophi. Quá trình này có thể kéo dài trong nhiều năm khiến người bệnh phải chung sống cả đời với bệnh gout nếu không ngăn chặn từ đâu.

Bệnh gout trải qua 4 giai đoạn tiến triển
Bệnh gout trải qua 4 giai đoạn tiến triển

Để chẩn đoán bệnh gout, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng sau:

  • Các cơn đau tấn công đột ngột vào ban đêm hoặc sáng sớm.
  • Tình trạng sưng đỏ ở các khớp, da căng bóng, sờ tay thấy nóng ran.
  • Viêm khớp khiến nhiệt độ cơ thể tăng, sốt nhẹ, mệt mỏi.
  • Các cơn đau dữ dội trong vài giờ đầu, sau đó giảm dần trong 5 – 7 ngày hoặc vài tuần.

Để kết luận chính xác bạn có bị gout không hay đây chỉ là các chứng giả gout, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch khớp, chụp X – quang.

Nếu chỉ số axit uric của bạn trên 7.0mg/dL ở nam và 6.0mg/dL ở nữ thì bạn đang mắc bệnh gout cấp tính. Nếu không điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cấp tính ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.

Xem thêm:

Tổng hợp những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh gout

Do điều kiện sống ngày càng được nâng cao, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý khiến tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng tăng cao. Khi bị gout, bạn nên nắm vững những phương pháp điều trị bệnh chính xác để tránh những hiểu lầm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Dưới đây là những sai lầm khi điều trị bệnh gout mà không ít người mắc phải.

Chỉ điều trị khi có cơn đau

Đặc trưng của bệnh gout là những cơn đau. Vì vậy, nhiều người bệnh cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi đau, nếu không đau tức là bệnh đã khỏi và không cần áp dụng các phương pháp điều trị.

Đây là sai lầm khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và âm thầm phá hủy các khớp xương trong cơ thể mà bạn không biết. Khi các cơn đau gout cấp tính thuyên giảm, vẫn nên duy trì điều trị và ăn kiêng để kiểm soát nồng độ axit uric máu, tránh tái phát bệnh.

Không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Khi những cơn đau của bệnh gout ảnh hưởng đến cuộc sống, nhiều bệnh nhân sẽ không nghe theo lời khuyên của bác sĩ để uống thuốc. Họ nghĩ rằng tăng liều lượng thuốc thì cơn đau sẽ thuyên giảm. Việc tăng liều lượng thuốc trái phép khi axit uric máu trong cơ thể giảm nhanh sẽ làm tan nhanh các tinh thể urat trong khớp và các vùng lân cận. Đồng thời làm tăng chênh lệch nồng độ giữa axit uric máu và khoang khớp và gây ra cơn gút cấp.

Việc tăng hay giảm liều lượng thuốc cũng đều ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình điều trị và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Bệnh gout mãn tính gây phá huỷ khớp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh gout chỉ tấn công vào đối tượng nam giới trung niên

Sai. Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh gout nếu có chế độ ăn uống không hợp lý. Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gout cũng đang tăng dần trong những năm gần đây. Nữ giới cũng có thể mắc bệnh gout như nam giới.

Bệnh gout chỉ tấn công vào khớp xương chứ không nguy hiểm

Gout mãn tính làm biến dạng khớp xương dẫn đến tàn phế khớp. Người bị gout có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao hơn người bình thường. Tình trạng lắng đọng axit uric có thể gây sỏi thận, suy thận, thậm chí là tử vong.

Ăn kiêng quá mức

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do chế độ ăn uống không điều độ và béo phì. Do đó, nhiều bệnh nhân cho rằng chỉ cần giảm thức ăn nạp vào cơ thể là có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh gout. Khi người bệnh gout kiểm soát khẩu phần ăn quá ít calo, cơ thể phải phân hủy mỡ dự trữ sẽ tạo ra nhiều thể ceton, ức chế đào thải axit uric. Do đó axit uric máu sẽ tăng mạnh, dễ gây ra các cơn gout.

Bạn chỉ cần xây dựng cho mình thực đơn lành mạnh và tránh các thực phẩm giàu purin là được.

Ăn chay để thay thế các loại thịt

Thịt chứa hàm lượng purin cao, nhất là các loại thịt đậm màu, nội tạng động vật. Nhưng không phải cứ ăn chay thì bạn sẽ không có nguy cơ mắc bệnh gout. Bởi có nhiều loại rau cũng chứa hàm lượng purin cao như măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng,…

Ngoài ra, nếu không có chế độ ăn uống hợp lý có thể khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng, hạ đường huyết…

Vì vậy một chế độ ăn uống khoa học đủ chất được xem là biện pháp tích cực nhất trong điều trị bệnh gout.

>> Xem thêm: Thực đơn chuẩn cho người bệnh gout tại đây

Người bị gout vẫn uống được nước ngọt

Nên hạn chế các loại nước ngọt trong điều trị bệnh gout
Nên hạn chế các loại nước ngọt trong điều trị bệnh gout

Người bị gout cần kiêng bia rượu và cho rằng vẫn có thể uống nước ngọt. Tuy nhiên, đường glucose trong các loại nước ngọt còn khiến axit uric tăng lên chứ không hề giảm đi.

Nếu những hiểu lầm trên không được giải đáp thì có rất nhiều người bị gout sẽ chủ quan trong việc duy trì điều trị bệnh gout lâu dài.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng thảo dược an toàn

Song song với điều trị bệnh gout bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hiện nay rất nhiều người bệnh gout đã kết hợp sử dụng thêm các bài thuốc từ thảo dược để hỗ trợ giảm các triệu chứng do gout gây ra.

Trong đó, có thể kể đến các bài thuốc từ cây dây gắm – loại thảo dược quý đã được đồng bào dân tộc Tày phát hiện và sử dụng để hỗ trợ chữa trị bệnh gout và các bệnh xương khớp.

Dây gắm - thảo dược quý cho người bệnh gout
Dây gắm - thảo dược quý cho người bệnh gout

Trong thân và rễ cây dây gắm có các tinh chất làm giảm axit uric, hỗ trợ giảm đau do viêm khớp cũng như tăng cường chức năng thận, giúp đào thải axit uric ra ngoài cơ thể hiệu quả.

Để phát triển và đưa thảo dược quý này đến được với nhiều người bị gout hơn, Công ty TNHH Thảo dược Kiên Minh đã nghiên cứu, đưa ra sản phẩm viên uống Cao Gắm hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Với thành phần 100% từ cây dây gắm, viên uống Cao Gắm đã được kiểm định và chứng minh an toàn với người bệnh, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng trong thời gian dài.

Được bào chế dưới dạng viên nén, người bệnh cũng không cần mất thời gian đun sắc như các cách chế biến truyền thống. Sản phẩm được đóng gói trong lọ tiện dụng, người bệnh có thể mang theo bên mình để không làm gián đoạn quá trình sử dụng.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giải đáp về các sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh gout mà người bệnh hay mắc phải. Hãy nắm vững những thông tin về căn bệnh nguy hiểm này để có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

>> Xem thêm: Tôi bị bệnh gút có được ăn trứng không?

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy like và share để lan toả đến nhiều người được biết đến hơn! Chúng tôi xin cảm ơn!

 

Xếp hạng: 5 (7 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Thuốc Febuxostat thuốc biệt dược chuyên điều trị Gout
26/03/2024
Gout là 1 số bệnh mạn tính gây nhức nhối cho nhân loại gây đau đớn cho người bệnh nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong máu…
Rau cải xoong
21/03/2024
Cải xoong là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Vậy cải xoong là gì và nó có những tác dụng nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm…