01/06/2024
Mặc dù là một thảo dược mới được phát hiện gần đây nhưng ngày càng có nhiều người sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả không? Ngoài trị mất ngủ, cây lạc tiên còn có những công dụng gì và cách sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây để giải đáp được những thắc mắc về loại thảo dược này nhé.
1. Những thông tin thú vị về cây lạc tiên mà bạn nên biết
1.1. Cây lạc tiên
Cây lạc tiên là dòng cây khá phổ biến tại Việt Nam, có tên gọi khác là dây chùm bao, dây bầu đường, tây phiên liên, nhãn lồng,... Nó có tên khoa học là Passiflora foetida L, thuộc họ Passifloraceae.
1.2. Đặc điểm hình dáng cây lạc tiên
Hình ảnh cây lạc tiên ra sao? Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của thảo dược này:
- Thân rễ của cây chùm bao: cây này thuộc dạng dây leo, bao gồm nhiều tua cuốn ở xung quanh thân và rỗng ở phần phía trong. Thân cây được bao phủ bởi nhiều lông tơ mảnh và mềm.
- Lá cây lạc tiên: có chiều dài khoảng 6cm và chiều rộng khoảng 8cm. Lá mọc so le nhau, hình trái tim, có lông mỏng và chia thành 3 thùy nhọn từ phần cuống lá. Cuống lá dài, phía dưới nách lá là các tua cuốn cuộn tròn lại. Phần mặt trên lá lạc tiên màu xanh đậm.
- Hoa lạc tiên: có màu trắng rất đẹp. Hoa gồm rất nhiều cánh nhỏ, nhụy hoa vàng có pha chút ánh tím. Tràng hoa hình sợi, có từ 30 tới 50 sợi trong mỗi tràng. Mùa hoa thường rơi vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm.
- Cây lạc tiên thường có hình dáng gần giống cây lạc tiên tây. Chính vì vậy, có rất nhiều người đã có sự nhầm lẫn giữa hai giống cây này. Cách để có thể phân biệt chúng dễ dàng là quan sát phần quả.
- Quả cây lạc tiên tây thường có kích thước lớn hơn so với lạc tiên thương, nhìn gần giống cây chanh leo. Mọi người cần tìm hiểu kỹ để có thể phân biệt chính xác hai giống cây này.
1.3. Phân bố
Cây lạc tiên hay dây chùm bao có nguồn gốc từ vùng đất Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico và khu vực Caribe. Nhờ khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nên loài cây này có thể thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau và phân bố ngày càng rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy cây lạc tiên mọc hoang ở trong rừng, ven đường, hoặc ở trên những vùng núi có độ cao từ 100m trở lên.
Mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng cho đến những năm gần đây người ta mới phát hiện ra những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của cây lạc tiên. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng loại thảo dược này cũng ngày càng cao. Hiểu được điều đó, nhiều trung tâm dược liệu trên cả nước đã tiến hành nhân giống cũng như nuôi trồng lạc tiên để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Trong đó, Nông dược Yên Bái được đánh giá là một trong những vùng trồng dược liệu cây lạc tiên lớn và đúng quy trình.
1.4. Cách trồng cây lạc tiên
Như đã giới thiệu ở trên, lạc tiên là loài cây có sức sống mạnh mẽ nên nó dễ dàng sinh trưởng ở bất cứ loại đất nào kể cả đất cát và những loại đất xấu khác. Tuy nhiên, để có được cây thuốc với chất lượng tốt nhất, cần trồng cây trên đất màu mỡ, đủ độ ẩm. Khi trồng cây, nên đào hố và bón lót bằng phân chuồng là tốt nhất.
Cách trồng lạc tiên từ hạt: Hạt sau khi lấy ra khỏi quả thì đem hong khô sau đó gieo vào vườn ươm. Chờ từ 2 – 3 tuần hạt sẽ nảy mầm. Để hạt nhanh nảy mầm hơn, có thể ngâm nước một thời gian trước khi gieo.
Cách trồng lạc tiên từ cành: Chọn cành bánh tẻ của cây trưởng thành, chặt thành những đoạn có từ 3 mắt trở lên. Đem trồng thẳng hoặc giâm để rễ mọc ra. Mùa xuân là thời điểm trồng cây tốt nhất.
1.5. Cách thu hoạch và chế biến cây lạc tiên
Lạc tiên được đánh giá là một dược liệu an toàn, gần như toàn bộ các bộ phận của cây chỉ trừ phần rễ đều được dùng làm thuốc hoặc chế biến thành những món ăn ngon.
- Về cách thu hoạch dây lạc tiên như sau:
- Có thể thu hoạch dược liệu này vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm thu hái có thể thu được dược liệu với lượng dưỡng chất tốt nhất là vào mùa xuân.
- Cách sơ chế dây lạc tiên như sau:
Dùng lạc tiên tươi: Sau khi thu hoạch, rửa sạch tất cả các bộ phận của cây, loại bỏ phần rễ và dùng ngay khi còn tươi.
Dùng lạc tiên khô: Sau Khi thu hoạch và làm sạch như trên, đem cây thuốc cắt thành từng khúc vừa phải rồi phơi khô, sấy hoặc đem sao vàng để dùng dần. Bạn cũng có thể lấy lạc tiên đã được sấy khô và sao vàng mang đi tán bột để dễ dàng sử dụng hơn.
1.6. Mua cây lạc tiên ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng mua cây lạc tiên tươi tại các chợ hoặc tự trồng. Hoặc để đảm bảo an toàn hơn, bạn có thể mua cây thuốc này ở dạng khô tại các hiệu thuốc Đông y.
2. Cây lạc tiên có tác dụng gì - Cây lạc tiên chữa mất ngủ?
Cây lạc tiên trị bệnh gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe đến tên loài cây này. Để tìm hiểu cụ thể những công dụng của cây lạc tiên, hãy cùng chúng tôi đọc ngay phần tiếp theo của bài viết nhé.
2.1. Tác dụng của cây lạc tiên theo y học cổ truyền
Theo Đông y, vị thuốc lạc tiên có tính bình, vị ngọt, đắng nhẹ và quy vào hai kinh Tâm, Can (tức là tim và gan).
- Chủ trị:
- Quả lạc tiên dùng để trị chứng ho quản hoặc đun nước tắm để chữa viêm da và mụn ghẻ.
- Dây, lá và hoa lạc tiên có tác dụng trừ tà khí, giúp giải nhiệt , mát gan đồng thời hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ, đau đầu hiệu quả.
2.2. Tác dụng của cây lạc tiên theo y học hiện đại
- Công dụng của cây lạc tiên được khẳng định nhờ hàng loạt nghiên cứu. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe trong thành phần của lạc tiên.
- Đầu tiên phải kể đến là sự có mặt của bộ ba hoạt chất quý bao gồm: Saponin, Flavonoid và Alcaloid. Ngoài ra còn có các hợp chất như: Các acid hữu cơ, protein, chất xơ, fructose, glucose, đường đơn, vitamin A, vitamin C, muối khoáng, Hermalin,…
- Với những thành phần trên, các bài thuốc với chiết xuất từ cây lạc tiên được chứng minh là có tác dụng an thần, điều trị hiệu quả chứng mất ngủ, giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, hồi hộp. Không chỉ vậy, vị thuốc này còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như: ho phế quản, bệnh ngoài da,…
3. Một số bài thuốc dân gian từ cây lạc tiên
Trải qua nhiều công trình nghiên cứu, lạc tiên được biết đến như một vị thuốc an thần, điều trị mất ngủ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng của cây lạc tiên không dừng lại ở đó mà còn được ứng dụng vào nhiều bài thuốc khác. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây lạc tiên giúp điều trị bệnh hiệu quả để bạn tham khảo:
3.1. Bài thuốc trị mất ngủ, giảm lo lắng, mệt mỏi
Dùng cây lạc tiên trị mất ngủ là tác dụng hàng đầu không thể bỏ qua mỗi khi nhắc đến dược liệu này. Chính vì khả năng cải thiện giấc ngủ tuyệt vời của mình nên loại cây này mới được dân gian đặt cho cái tên là “lạc tiên”, tức là mỗi khi uống vào, mọi lo lắng và mệt mỏi đều biến mất, chúng ta sẽ được chìm vào giấc ngủ ngon giống như “lạc vào tiên cảnh”.
- Bài thuốc 1: Sắc thuốc từ cây lạc tiên
Nguyên liệu: cây lạc tiên khô 20g, cỏ mọc 15g, lá vông nem 12g, hạt sen 12g, táo nhân sao 10g, cỏ tre 10g, lá dâu 10g, xương bồ 6g, cam thảo 6g.
Các bước tiến hành:
Sơ chế và làm sạch toàn bộ các nguyên liệu trước khi sắc.
Đun toàn bộ hỗn hợp dược liệu đã sơ chế sạch cùng 600ml nước, đun đến khi sôi rồi vặn nhỏ lửa. Tiếp tục đun tới lúc cô cạn chỉ còn 200ml thì tắt bếp.
Uống đều đặn 2 lần mỗi ngày, kiên trì liên tục trong 1 đến 2 tháng để thấy tác dụng.
- Bài thuốc 2: Ăn ngọn cây lạc tiên
Đây cũng chính là lời giải đáp cho thắc mắc “Cây lạc tiên có ăn được không?” của nhiều người. Có thể thấy, loại cây này không chỉ được sử dụng như một vị thuốc quý mà còn có thể trở thành một món rau ăn hàng ngày giúp điều trị mất ngủ cực kỳ tốt.
Người bệnh có thể dùng ngọn lạc tiên tươi luộc ăn hoặc nấu canh. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, sử dụng loại rau này vào bữa tối sẽ mang đến tác dụng tốt hơn do lúc này, hoạt chất có trong rau lạc tiên đi vào cơ thể là gần thời gian ngủ nhất nên sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.
3.2. Bài thuốc trị ho và viêm phế quản
Thay vì sử dụng kháng sinh ngay khi phát hiện bệnh, chúng ta có thể thử sử dụng các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên để hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi cũng như những tác dụng không mong muốn mà kháng sinh gây ra cho cơ thể chẳng hạn như dùng cây lạc tiên.
- Phương thuốc trị ho và viêm phế quản được tiến hành như sau:
Làm sạch dược liệu và để cho thật ráo nước.
Đun dược liệu cùng với 500ml nước, đun lửa nhỏ tới khi cô cạn chỉ còn khoảng 150ml thì tắt bếp và có thể uống ngay.
Sử dụng thuốc đều đặn cho đến khi hết hẳn các triệu chứng.
4. Tác hại của cây lạc tiên
Cũng giống như các vị thuốc khác, nếu sử dụng lạc tiên quá liều, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau:
Xuất hiện cảm giác lo lắng, bồn chồn, tinh thần mệt mỏi, kém tỉnh táo.
Tim đập nhanh, cảm thấy nôn nao.
Do vậy, hãy sử dụng lạc tiên đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
5. Sử dụng lạc tiên đúng cách
Để tránh gặp phải các tác hại của cây lạc tiên như đã kể trên và tận dụng được những công dụng tuyệt vời từ dược liệu này, bạn có thể sử dụng những cách sau:
Pha trà: Rửa sạch cây lạc tiên khô rồi đem hòa cùng nước sôi. Hãm trong 20 phút là có thể uống được và nên sử dụng đều đặn hàng ngày.
Chế biến thành món ăn: Có thể dùng ngọn lạc tiên như một loại rau ăn bằng cách luộc, nấu canh hay xào tỏi.
Sắc thuốc: Trong những trường hợp cần dùng cây lạc tiên chữa bệnh, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc như đã nêu ở trên.
Nấu cao: Nấu cho lạc tiên cô lại thành cao đặc để bảo quản và dùng dần. Mỗi lần sử dụng cho khoảng 1 muỗng nhỏ cao vào ly nước ấm và khuấy đều là có thể uống ngay.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ có hiệu quả hay không cũng như những công dụng khác của vị thuốc quý này rồi đúng không? Hãy sử dụng dược liệu này đúng cách để có một cơ thể khỏe mạnh nhé.