Suy thận - biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

15/12/2020

Mục lục [ Ẩn ]

“Tôi bị bệnh gout từ hồi 41 tuổi. Đến nay đã 49 tuổi và tôi nghe mọi người nói bệnh gout có thể gây suy thận. Vậy không biết có đúng suy thận có đúng là biến chứng của bệnh gout hay không? Tôi phải làm gì để không bị suy thận do gout?”

Tại sao bị gout lại dẫn đến suy thận?

Khi bệnh gout không được điều trị kịp thời và người bệnh chủ quan, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng như xuất hiện hạt tophi, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu… Và nguy hiểm nhất có lẽ là suy thận do gout.

Suy thận do gout - biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Suy thận do gout - biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Lý do nào khiến người bị gout có nguy cơ bị suy thận? Khi bị gout, đồng nghĩa với việc người bệnh có chỉ số axit uric cao. Thông thường, axit uric sau khi được sản xuất ra sẽ hòa vào máu, đi qua thận và đào thải ra ngoài qua đường tiểu.

Xem thêm biến chứng bệnh gút:

Hạt tophi

Tuy nhiên, khi bị gout, một phần chức năng thận của người bệnh bị suy giảm do sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, một phần các tinh thể axit uric lắng đọng ở thận gây sỏi thận. Sau một thời gian không điều trị, bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn tới suy thận giai đoạn cuối.

4 dấu hiệu bị suy thận do gout thường xuyên bị bỏ qua

Nhiều người không biết rằng bệnh gout có thể biến chứng thành suy thận. Vì vậy mà khi có dấu hiệu lại thường xuyên bỏ qua. Kiểm tra ngay xem mình có đang mắc phải 4 dấu hiệu suy thận do biến chứng từ bệnh gout dưới đây không nhé.

Cơ thể sưng bất thường

Cơ quan tiêu hóa chỉ hấp thụ một lượng nước cần thiết đủ cho cơ thể, phần còn lại sau khi đi qua thận sẽ được đào thải ra ngoài, đây là quá trình hình thành nước tiểu. Khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, vượt quá ngưỡng an toàn sẽ ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của thận, gây tắc nghẽn các cầu thận và hình thành các tinh thể khiến nước không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Lúc này, cơ thể người bệnh bị sưng phù rõ rệt, đặc biệt là chi dưới và mặt nhưng nhiều người lại nhầm tưởng là do bị tăng cân và chủ quan.

Mệt mỏi và thường xuyên khát nước

Sau khi thận bị tổn thương ở những bệnh nhân bị gout có axit uric cao, lượng oxy do thận vận chuyển sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi các tế bào hồng cầu trong cơ thể khiến người bệnh bị mệt mỏi. Đây là tình trạng mệt mỏi không thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ còn xuất hiện các triệu chứng khát nước, buồn nôn và nôn, trường hợp nặng có thể bị thiếu máu.

Dấu hiệu suy thận do gout?
Dấu hiệu suy thận do gout?

Nước tiểu bất thường

Khi thận bị tổn thương bởi các tinh thể axit uric, nước tiểu của người bệnh cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt, nước tiểu có màu như nước chè vằng thì là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận. Khi urat tích tụ trong các kẽ thận sẽ xảy ra viêm thận kẽ, nước tiểu cũng thay đổi theo, trong trường hợp axit uric nặng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đau vùng thắt lưng

Thận nằm ở hai bên thắt lưng, nếu mắc bệnh thận người bệnh sẽ cảm thấy vùng thắt lưng có những biểu hiện bất thường như đau lưng. Axit uric cao cũng có thể gây ra những cơn đau quặn thận, cơn đau đến rất nhanh, dữ dội không chịu nổi và thường kèm theo các triệu chứng như buồn nôn và nôn. Khi tổn thương thận đến giai đoạn muộn, chức năng lọc của cầu thận cũng sẽ suy giảm, kéo theo đó là suy thận giai đoạn cuối.

Làm gì để ngăn ngừa biến chứng suy thận do gout?

Để hạn chế nguy cơ suy thận do bệnh gout không khó nhưng người bệnh cần kiên trì và thực hiện các biện pháp nghiêm túc. Đối với người bị gout, khi axit uric tăng cao nhưng không có triệu chứng của bệnh gout, vẫn cần có chế độ ăn uống khoa học.

Tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm giàu purin như hải sản, nội tạng động vật, giảm lượng thịt xuống mức tối đa. Để bổ sung đạm cho cơ thể có thể uống sữa ít béo, ăn trứng và các loại thịt trắng ít purin. Uống nhiều nước và ăn trái cây cũng giúp đào thải axit uric hiệu quả. Tuyệt đối không nên uống bia rượu và nhớ tập thể dục thường xuyên.

Cao gắm hỗ trợ cho người bệnh gout và axit uric cao
Cao gắm hỗ trợ cho người bệnh gout và axit uric cao

Ngoài ra, để kiểm soát chỉ số axit uric để phòng ngừa bệnh gout tái phát và biến chứng suy thận, người bị gout nên sử dụng thêm viên uống Cao Gắm. Là sản phẩm được kiểm chứng và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP – WHO, Cao Gắm được đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ giảm đau, viêm khớp do gout.

Ngoài ra, duy trì sử dụng viên Cao Gắm mỗi ngày còn là cách hỗ trợ giảm axit uric an toàn, không ảnh hưởng chức năng thận mà còn hỗ trợ bổ can thận.

Tóm lại, nếu axit uric tăng thì cần chú ý để hạ axit uric, phòng tránh bệnh gout. Còn nếu axit uric cao khiến bạn đã mắc bệnh gout, ngoài những cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để kiểm soát bệnh gout tốt hơn và phòng thận hư, suy thận do gout.

>> Xem thêm: Điều trị bệnh gout - 5 kiêng 5 giảm 5 nên cần thuộc nằm lòng

 
Xếp hạng: 4.5 (11 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
06/04/2024
Cây kha cúc là vị thuốc nam nổi tiếng với công dụng điều trị đau nhức xương khớp, mát gan, thải độc, trị mụn trứng cá,... Hãy cùng Kiên Minh đọc ngay…
Bệnh gout ăn cá rô phi có tốt không? 9 tác dụng tuyệt vời của cá rô phi
04/04/2024
Cá rô phi là một loài cá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc “Ăn cá rô phi có tốt…