Tìm hiểu ngay: Tác dụng của dây chùm bao và cách sử dụng đúng

25/04/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Dây chùm bao hay cây lạc tiên là một vị thuốc quý mới được phát hiện gần đây và đang được ứng dụng ngay càng nhiều trong điều trị bệnh. Người ta không chỉ sử dụng cây chùm bao làm thuốc an thần mà còn giúp điều trị … và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Để tìm hiểu cụ thể xem cây chùm bao có tác dụng gì, sử dụng như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết này nhé.

1. Thông tin về Dây chùm bao

1.1. Dây chùm bao là cây gì?

Dây chùm bao (hay cây chùm bao) có tên khoa học là Passiflora foetida L và thuộc họ tầm gửi (Passifloraceae). Ở Việt Nam có rất nhiều tên khác của cây chùm bao, chẳng hạn như cây lạc tiên, hồng tiên, long châu đường, dây bầu đường, cây mắm nêm, tây phiên liên, cây nhãn lồng, cây lồng đèn,…

Hình ảnh cây chùm bao
Hình ảnh cây chùm bao

1.2. Đặc điểm của dây chùm bao

Cây chùm bao hay cây lạc tiên thuộc loại dây mọc leo, có thân mềm, trên thân phủ nhiều lông mềm. Lá cây chùm bao mềm, mọc so le nhau, có hình tim, chiều dài trung bình từ 6 – 10cm, chiều rộng trung bình từ 5 – 8cm, phần mép lượn sóng và xẻ khá sâu, chia thành 3 thùy. Đáy lá có hình tim, mép có lông mịn, phần cuống lá dài khoảng 7 – 8cm. Đầu tua cuộn lại thành hình lò xo.

Hoa cây chùm bao mọc đơn độc, gồm 5 cánh màu trắng hoặc hơi tím nhạt, đường kính trung bình 5,5cm. Lá đài màu trắng, có gân màu xanh ở phía dưới với 3 gân chính và nhiều gân phụ khác. Quả cây chùm bao hình trứng, dài khoảng 2 – 3cm. Mùa hoa vào khoảng tháng 4 – 5, mùa quả vào khoảng tháng 6 – 7.

1.3. Phân bố cây chùm bao

Tại nước ta, dây chùm bao mọc hoang ở khắp nơi và thường được trẻ con hái ăn. Trước đây, hầu như không có ai sử dụng loại cây này làm thuốc. Cho tới năm 1940, một dược sĩ người Việt Nam từ Pháp trở về thấy nó khá giống Passiflora – loại cây được y học Pháp sử dụng như một vị thuốc an thần hiệu quả nên đã tiến hành nghiên cứu dùng cây chùm bao của nước ta chế thành thuốc an thần. Từ đó, người ta bắt đầu tìm hiểu sâu và thấy được cây chùm bao chính là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Ảnh: Dây chùm bao mọc hoang ở nhiều nơi
Dây chùm bao mọc hoang ở nhiều nơi

1.4. Bộ phận sử dụng, cách thu hái, sơ chế, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Tất cả các bộ phận của cây chùm bao đều có thể sử dụng làm dược liệu ngoại trừ phần rễ.

Thu hái: Thảo dược này có thể thu hoạch quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa xuân.

Sơ chế: Sau khi thu hoạch, đem dược liệu về rửa sạch sau đó cắt ngắn rồi đem đi phơi hoặc sấy cho khô.

Bảo quản: Bảo quản cây chùm bao trong túi ni lông hoặc lọ sạch, đảm bảo kín gió và độ ẩm dưới 12%.

1.5. Thành phần hóa học

Trong cây chùm bao có chứa một loạt dược chất quý như: vitexin, chrysoeriol, 2”-xylosylvitexin, 3,5-dihydroxy-4,7-dimethyloxyflavanon, 7-O-dimethyl-naringenin, ermanin-4’, 7-O-dimethyl-apigenin, pachypodol, 4’,… Hàm lượng flavonoid toàn phần trong loại cây này lên tới 0,074%, cao hơn nhiều so với phần lớn các thảo dược khác. Ngoài ra, trong cây còn có chứa 0,033% alcaloid.

Ảnh: Cây chùm bao chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: Cây chùm bao chứa nhiều dược chất quý

1.6. Liều dùng

Giống như các vị thuốc khác, bạn cần sử dụng dây chùm bao đúng liều lượng để đảm bảo vừa đạt được hiệu quả điều trị bệnh vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tránh sử dụng quá liều sẽ dễ gặp phải các tác hại của cây chùm bao.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày nên dùng từ 8 – 16g chùm bao dạng thuốc sắc. Cũng có thể sử dụng ngoài da bằng cách đun nước tắm hoặc giã cành lá tươi rồi đắp.

2. Cây chùm bao có tác dụng gì?

Với thành phần chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe như đã trình bày ở trên, cây chùm bao được đánh giá là một vị thuốc quý và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Cũng chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người đặt ra những câu hỏi như “Dây chùm bao trị bệnh gì?”, “Cây chùm bao uống nhiều có tốt không?”,... Để trả lời được những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi đọc phần tiếp theo của bài viết nhé.

Ảnh: Dây chùm bao có tác dụng gì?
Ảnh: Dây chùm bao có tác dụng gì?

2.1. Tác dụng của dây chùm bao theo y học cổ truyền

Theo Đông y, cây chùm bao có tính mát, vị ngọt và đắng, quy vào kinh tâm, can và có tác dụng an thần, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Ngọn non được hái về để nấu canh hoặc làm rau luộc. Quả chùm bao chín vàng vừa là loại trái cây thơm ngon vừa là vị thuốc điều trị bệnh hiệu quả. 

Chủ trị:

Ảnh: Dây chùm bao tốt cho gan
Ảnh: Dây chùm bao tốt cho gan

2.2. Tác dụng của cây chùm bao theo y học hiện đại

Alcaloid toàn phần chiết xuất từ cây chùm bao được chứng minh là có khả năng làm giảm hoạt động của loài chuột nhắt sau khi bị kích thích bởi cafein đồng thời kéo dài thời gian tác dụng gây ngủ của hexobarbital.

Để tăng tác dụng an thần, người ta kết hợp cây chùm bao với lá sen, lá dâu, lá vông nem. hạt keo giậu, sâm đại hành, hạt tơ hồng, từ đó cho kết quả như sau:

Ngoài tác dụng an thần đã được nhiều người biết đến, cây chùm bao còn có một số tác dụng nổi bật sau:

Ảnh: Cây chùm bao giúp làm giảm căng thẳng
Ảnh: Cây chùm bao giúp làm giảm căng thẳng

Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết cây chùm bao dùng để làm gì rồi đúng không?

3. Cách sử dụng dây chùm bao

Trong đời sống hiện nay, có rất nhiều cách sử dụng cây chùm bao đơn giản lại hiệu quả. Bạn có thể uống nước chùm bao, pha trà, sử dụng như một vị thuốc, một loại rau ăn hoặc dưới dạng viên hoàn. Dưới đây là một số  cách chế biến chùm bao để bạn tham khảo:

3.1. Uống nước dây chùm bao

Uống nước cây chùm bao vừa tốt cho sức khỏe lại vừa là một thức uống giải khát với hương vị thơm ngon được nhiều người ưa thích. Cách pha chế thức uống này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy từ 10 - 12 quả cây chùm bao đã chín, đem chẻ làm đôi sau đó lấy hết ruột ở bên trong và lọc qua rây để lấy phần dịch có trong quả. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể thêm lượng đường cho phù hợp cùng khoảng 500ml nước đã đun sôi để nguội và khuấy đều lên. 

Nước cây chùm bao có mùi thơm dịu và vị chua đặc trưng, giúp làm mát và thanh lọc cơ thể rất tốt đồng thời bổ sung cho bạn rất nhiều vitamin, nhất là vitamin B12.

Ảnh: Nước cây chùm bao tốt cho sức khỏe
Ảnh: Nước cây chùm bao tốt cho sức khỏe

3.2. Pha trà cây chùm bao

Trà cây chùm bao có tác dụng an thần, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu, bất an, bồn chồn. Cách pha loại trà này cũng khá nhanh và đơn giản. Lấy một ít cây chùm bao khô rửa sạch rồi cho vào ấm trà, dùng nước sôi tráng sơ qua sau đó đổ đi. Tiếp đó, châm nước sôi đầy bình và chỉ cần đợi từ 15 - 20 phút là bạn đã có ngay một ấm trà thơm ngon lại tốt cho sức khỏe.

3.3. Dùng dây chùm bao làm thuốc

Bài thuốc 1: 50g lạc tiên, 10g lá dâu tằm, 20g tâm sen, 30g lá vông. Cô toàn bộ hỗn hợp thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng 2 - 4 thìa nhỏ, pha với nước ấm và uống trước khi ngủ để dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Bài thuốc 2: 20g lạc tiên, 10g táo nhân sao, 10g cỏ tre, 15g cỏ mọc, 12g hạt san, 6g xương bồ, 6g cam thảo, 12g lá vông nem, 10g lá dâu. Đun cùng 600ml nước cho tới khi còn lại khoảng 200ml. Uống 2 ngày một lần và kiên trì trong khoảng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả.

Bài thuốc 3: Dùng ngọn cây chùm bao luộc hoặc nấu canh. Nên uống vào buổi tối để phát huy tác dụng tốt hơn.

Ảnh: Bài thuốc từ cây chùm bao trị mất ngủ 
Ảnh: Bài thuốc từ cây chùm bao trị mất ngủ 

Lấy một lượng lá cây chùm bao vừa đủ, nấu lấy nước để tắm

Lấy 60g dây chùm bao, rửa sạch và sắc lấy nước. Pha thêm đường tùy theo khẩu vị, chia thành 2 lần uống vào trước bữa ăn.

Hiện nay, dây lạc tiên được chiết xuất, nấu dưới dạng cao đặc để tiện lợi cho người sử dụng quý khách hãy tham khảo dưới dây:

Ảnh: Cao lạc tiên Nông Dược Yên Bái
Ảnh: Cao lạc tiên Nông Dược Yên Bái

Hotline tư vấn: 02163541383

Nông Dược Yên Bái là khu vực phát triển vùng trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Sản phẩm trực tiếp trồng và chế biến với tiêu chí: sạch và không chất bảo quản, khác biệt so với các sản phẩm thông thường ngoài thị trường. Bởi các lý do sau:

1. Vùng trồng dược liệu được chọn lọc kỹ càng từ nguồn đất, nguồn nước đến hạt giống, cây giống để đảm bảo đúng giống loài dược liệu và đúng thổ nhưỡng.

2. Quy trình trồng và chăm sóc dược liệu được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ hay hoá chất độc hại.

3. Quy mô nhà xưởng và máy móc thiết bị chế biến đạt chuẩn, quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh.

4. Trực tiếp trồng, sản xuất và bán tận tay người tiêu dùng nên đảm bảo giá thành tốt nhất.

Xem thêm, quy trình sản xuất cao lạc tiên tại video dưới đây:

3.4. Chế biến món ăn từ cây chùm bao

Bên cạnh việc sử dụng làm thuốc, bạn có thể dùng đọt chùm bao như một loại rau ăn. Có thể dùng dây chùm bao nấu canh, ăn sống, luộc, xào hoặc nấu với thịt bằm tùy theo sở thích. Rau chùm bao có tác dụng mát gan, nhuận tràng, thanh mát cơ thể và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.

Ảnh: Món ăn từ cây chùm bao
Ảnh: Món ăn từ cây chùm bao

Loại rau này có mùi hơi hăng, do đó, bạn nên chấm kèm cùng nước thịt kho, cá ho kèm theo một chén cơm nóng hổi sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đều đã trả lời được câu hỏi dây chùm bao có tác dụng gì và sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất rồi đúng không. Cây chùm bao là một vị thuốc quý mới được phát hiện gần đây. Hãy sử dụng nó đúng cách để tận dụng được khả năng an thần, điều trị mất ngủ cùng nhiều tác dụng tuyệt vời khác từ loài thảo dược này nhé.

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Tin liên quan

Cách ngâm rượu đào thơm ngon khó cưỡng ngay tại nhà
23/04/2024
Ít ai biết rằng đào ngâm rượu không chỉ là thức uống thơm ngon, hấp dẫn mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả. Vậy hãy cùng Dược…
Điểm danh top 8 loại trà giảm mỡ máu cực kỳ hiệu quả
02/11/2023
Mỡ máu tăng cao trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như xơ vữa động mạch hay tai biến mạch máu não. Để hạn chế…
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu
19/10/2023
Mỡ máu cao là bệnh lý ngày càng có nhiều người mắc phải và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh…