Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ lá bằng lăng

27/09/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Hình ảnh cây bằng lăng sớm đã quen thuộc với mọi người. Nhưng ít ai biết được lá bằng lăng còn có nhiều công dụng chữa bệnh bất ngờ. Hãy cùng đọc ngay bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về loài cây này và những tác dụng bất ngờ của lá bằng lăng trong điều trị tiểu đường, gout và một số bệnh khác.

1. Những thông tin cần biết về cây bằng lăng

1.1. Cây bằng lăng là cây gì?

Ảnh: Hình ảnh cây bằng lăng
Ảnh: Hình ảnh cây bằng lăng

Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz. Đây là cây thân gỗ thuộc họ Tử vi (Lythraceae). Cây còn có các tên gọi khác như: Kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), Thao lao (dân tộc Ra Đê, Tây Nguyên), Truol, Bằng lang, săng lẻ.

Bằng lăng là danh từ chung để gọi các loại cây cùng chi nhưng khác loài và thường có thêm đuôi ở phía sau để phân biệt. Các loại cây bằng lăng thường gặp bao gồm: Cây hoa bằng lăng tím, cây bằng lăng trắng, cây bằng lăng lá nhỏ, cây bằng lăng rừng, bằng lăng ổi, bằng lăng nước, cây bằng lăng rừng, bằng lăng xẻ,  bằng lăng thái, bằng lăng chèo (do gỗ của loại cây này được làm thành mái chéo),...

Bằng lăng mọc hoang ở nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện, Campuchia, Lào,... và cả ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở nhiều nơi nhưng thường gặp ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Kontum. Ở miền Nam, chủ yếu là loại có thân hồng sắc, hoa bằng lăng tím. Người dân thường sử dụng lá và vỏ thân để chữa lỵ, bỏng.

1.2. Đặc điểm của cây bằng lăng

Hầu hết các loại cây bằng lăng đều cho gỗ, cho bóng mát. Thân cây bằng lăng có thể cao tới 30 - 35m, thuộc loại thân gỗ, đường kính trung bình từ 40 - 80cm. Cành nhỏ, mỏng và mảnh khảnh. Bên ngoài phần thân cây được phủ một lớp lông khá mềm màu hung.

Lá cây bằng lăng thuôn dài, hẹp dần từ gốc đến ngọn lá và có hình như mũi mác. Lá có chiều dài từ 7 - 14cm, chiều rộng từ 20 - 50mm. Khi còn non, lá bằng lăng có hình sao, mặt trên không có lông, mặt dưới có phủ một lớp lông mềm. Mặt dưới của lá còn có từ 10 - 13 cặp gân phụ.

Ảnh: Lá bằng lăng thuôn dài hình mũi mác
Ảnh: Lá bằng lăng thuôn dài hình mũi mác

Cây bằng lăng nhiều hoa, xếp thành từng cụm ở phía ngọn, mỗi cụm có từ 6 - 9 hoa. Nụ hoa hình nón hoặc hình trái xoan. Đài hoa hình chuông, có lớp lông mềm mịn phủ bên ngoài. Hoa bằng lăng gồm 6 cánh, hình dáng mỗi cánh hoa giống như mắt chim, có nhiều nhị mọc kề nhau, nhị bầu xù có từ 5 - 6 ô.

Quả bằng lăng thuôn hình trứng, dài khoảng 12mm và tụt vào phía trong đài khoảng 1/3 quả.

1.3. Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây bằng lăng

Cả lá, thân, hạt và vỏ cây đều được sử dụng làm dược liệu:

1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản bằng lăng

Cây thuốc bằng lăng được thu hái quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa thu. Bằng lăng thường được dùng ở dạng tươi nhưng cũng có thể dùng ở dạng khô, đem đi sắc nước uống.

Sau khi thu hoạch, bằng lăng được đem đi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ phía ngoài sau đó đem đi sấy hoặc phơi khô và bảo quản trong túi ở các vị trí thoáng mát, độ ẩm thích hợp.

1.5. Thành phần hóa học trong bằng lăng

Trong vỏ cây bằng lăng có chứa các thành phần hóa học như:

Trong đó có khoảng 30,5% Tanin Catechic và Gallic tồn tại dưới dạng chất nhầy 2,76%, Pectin 2,81% và Axit Malic 4,22%.

Trong lá và hoa bằng lăng có thành phần hóa học khá tương tự như trong vỏ cây nhưng tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể như sau:

Ảnh: Lá bằng lăng chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: Lá bằng lăng chứa nhiều dược chất quý

3. Tác dụng dược lý của vị thuốc lá bằng lăng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, bằng lăng là dược liệu có vị chát, mùi thơm đặc trưng và không độc. Vị thuốc này có đặc tính kháng khuẩn cao và làm săn da.

Chủ trị:

4. Tác dụng của lá bằng lăng trong chữa bệnh

4.1. Lá bằng lăng hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Bằng lăng đã được chứng minh là một cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả. Tác dụng của bằng lăng trong điều trị tiểu đường có được là nhờ sự có mặt của acid corosolic. Khi vào cơ thể, hoạt chất này có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Acid corosolic có nhiều trong lá và quả bằng lăng già. Trong lá và quả non cũng có chứa hoạt chất này nhưng với hàm lượng thấp hơn và hiệu lực hạ đường huyết cũng vì thế mà giảm đi khoảng 70%.

Nhiều người sử dụng lá cây bằng lăng để hãm trà uống và đã thấy được hiệu quả của lá cây chữa bệnh tiểu đường này. Để kết quả điều trị bệnh là tốt nhất, cần kết hợp vị thuốc này với phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định và duy trì chế độ ăn uống, luyện tập khoa học. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra đường huyết để theo dõi tiến triển của bệnh và có được những điều chỉnh kịp thời.

Ảnh: Lá bằng lăng điều trị tiểu đường
Ảnh: Lá bằng lăng điều trị tiểu đường

4.2. Điều trị gout cấp và mạn tính

Hoạt chất valoneic acid dilactone trong lá bằng lăng có khả năng ức chế xanthine oxidase, giúp làm giảm đáng kể lượng acid uric đang tăng cao trong máu của bệnh nhân gout. Dịch chiết từ lá bằng lăng đã được chứng minh là có tác dụng vượt trội hơn một số loại thuốc tân dược hiện nay trên thị trường trong việc điều trị gout.

4.3. Điều trị nấm ngoài da

Vị thuốc bằng lăng có khả năng tác dụng với những loại nấm gây tổn thương trên da như: Epidermophyton Inguinale, Trichophyton Rubrum, Trichophyton Gypseum, Candida Albicans,... Cây bằng lăng đã được chứng minh là một loại dược liệu có khả năng điều trị hắc lào hiệu quả.

4.4. Ức chế phản ứng viêm

Một thí nghiệm được tiến hành trên chuột đã chứng minh được khả năng ức chế phản ứng viêm của cao lỏng bằng lăng. Tác dụng này có được là nhờ sự có mặt của Kaolin trong thành phần của loại cây này.

4.5. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

Lá bằng lăng có tính kháng khuẩn mạnh. Nhờ vậy, dược liệu này có khả năng tiêu diệt nhiều nhóm vi khuẩn tồn tại trên vết thương. Sử dụng bằng lăng bôi lên vết thương còn đẩy nhanh quá trình liền vết thương. 

Đặc tính kháng khuẩn của lá bằng lăng còn được ứng dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

Ảnh: Lá bằng lăng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột
Ảnh: Lá bằng lăng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

4.6. Một số tác dụng khác của bằng lăng

5. Một số bài thuốc chữa bệnh với lá bằng lăng

5.1. Điều trị tiểu đường

Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường đơn giản từ lá bằng lăng được tiến hành như sau:

Nguyên liệu:

Cách làm:

Lá bằng lăng đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho lá vào trong ấm cùng 1,5 lít nước và đun sôi cho đến khi cô lại còn khoảng 1 lít.

Cách dùng:

Dùng nước lá bằng lăng thay nước uống hàng ngày. Cần kiên trì sử dụng trong vài tuần để thu được kết quả tốt nhất.

5.2. Chữa gout cấp và mạn tính

Ảnh: Bài thuốc trị gout từ lá bằng lăng
Ảnh: Bài thuốc trị gout từ lá bằng lăng

Chuẩn bị: 

Để đạt được tác dụng chữa bệnh gout tốt nhất, nên lựa chọn lá bằng lăng càng già càng tốt.

Cách làm:

5.3. Trị bỏng và các vết thương nhiễm khuẩn

Để trị bỏng người ta sử dụng cao bằng lăng. Hâm nóng cao bằng lăng rồi bôi lên vết thương để tạo thành lớp màng bám chắc và bảo vệ vết thương, tránh bội nhiễm đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Không nên sử dụng bột dược liệu vì dạng này độ bám dính không cao, dễ nứt nẻ khiến tổn thương trầm trọng hơn.

5.4. Chữa chứng lỵ

Dùng 1,5g lá bằng lăng khô sắc lấy nước uống. Dùng liên tục từ 5 - 7 ngày với trẻ em và 10 - 15 ngày với người lớn là khỏi bệnh.

5.5. Trị nấm ngoài da, hắc lào

Bôi cồn bằng lăng 30% lên vùng da có tổn thương 2 lần một ngày. Để tăng hiệu quả điều trị có thể gia thêm bạch hạc và chút chít.

Ảnh: Dùng bằng lăng trị nấm da
Ảnh: Dùng bằng lăng trị nấm da

6. Lưu ý gì khi sử dụng lá bằng lăng trị bệnh?

Để sử dụng lá bằng lăng an toàn và hiệu quả, bạn cần chú ý một số điểm sau đây:

Ảnh: Không dùng bằng lăng cho phụ nữ có thai
Ảnh: Không dùng bằng lăng cho phụ nữ có thai

Qua bài viết này. chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều thông tin về loài cây bằng lăng và tác dụng của lá bằng lăng trong điều trị một số bệnh như tiểu đường, gout. Sử dụng vị thuốc này đúng cách kết hợp cùng với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh tật và nâng cao sức khỏe.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)