Top 9 tác dụng của lá sung với sức khỏe

08/10/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Lá sung từ lâu đã được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như tiểu đường, trĩ,... Để tìm hiểu cụ thể hơn về tác dụng của lá sung và các bài thuốc từ dược liệu quý này, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây.

Ảnh: Tác dụng của lá sung
Ảnh: Tác dụng của lá sung

1. Đôi nét về lá sung

1.1. Lá sung là lá gì?

Cây sung thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), tên khoa học là Ficus Glomerata Roxb. var. chittagonga King. Cây được trồng phổ biến ở vùng núi có độ cao dưới 700m, trung du và đồng bằng của hầu hết các tỉnh trên cả nước.

Lá sung chính là lá của cây sung. Người ta còn gọi lá sung bằng những tên gọi khác như lá vã, sung cóc, sung vú,...

1.2. Đặc điểm hình dạng của lá sung

Lá cây sung có hình dáng như mũi mác hoặc hình trứng, chiều dài từ 1,5 - 2 cm và có màng. Cuống lá dài trung bình 2 - 3 cm. Khi còn non, lá cây màu lục nhạt và có phủ một lớp lông tơ. Đến khi lá về già thì màu lục sẫm, hơi xù xì và nhìn rõ gân ở hai bên.

Trên bề mặt lá sung thường xuất hiện các cục nhỏ sần sùi. Hiện tượng này là do sự có mặt của một số loài sâu sống ký sinh tại đó.

Ảnh: Trên bề mặt lá sung thường có các cục nhỏ
Ảnh: Trên bề mặt lá sung thường có các cục nhỏ

1.3. Đặc điểm phân bố của lá sung

Cây sung phân bố rộng khắp mọi nơi, nhưng nhiều nhất là những vùng có khí hậu và đất đai ẩm ướt. Lá sung phát triển mạnh mẽ hơn khi cây sống ở ven ao, hồ, sông ngòi,

1.4. Lá sung có ăn được hay không?

Không chỉ là một phương thuốc quý, lá sung còn được sử dụng như một loại lá ăn kèm không thể thiếu khi ăn những món ăn như gỏi trộn. Một điều mà không phải ai cũng biết đó là không chỉ lá sung trơn mà ngay cả những lá sung có nốt sần trên bề mặt cũng có thể ăn được. Theo Đông y, những lá sung có nốt sần được đánh giá là có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

1.5. Thành phần hóa học trong lá sung

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của lá sung có chứa một lượng chất xơ rất dồi dào cùng canxi và các chất chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, lá sung cũng rất giàu vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B, C, K và các khoáng chất như Kali, Magie, Đồng, Kẽm,... 

Ảnh: Lá sung chứa nhiều được chất quý
Ảnh: Lá sung chứa nhiều được chất quý

Với những thành phần như trên, lá sung mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại, người ta dùng lá sung chữa bệnh gì? Hãy cùng đọc phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu rõ hơn nhé.

1.6. Theo Đông y, lá sung có tác dụng gì? 

Lá sung là vị thuốc tính bình, có vị ngọt, hơi đắng. Đông y thường sử dụng lá sung làm thuốc lợi sữa, trị mụn nhọt, chữa nóng gan, vàng da, thuốc bổ cho người mới ốm dậy, cảm cúm,...

2. Theo y học hiện đại, lá sung trị bệnh gì?

2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cả lá và quả của cây sung đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong khi lá sung có khả năng tăng cường chức năng của tuyến tụy, giúp kích thích quá trình tổng hợp hormon Insulin, giúp vận chuyển đường từ trong máu vào các tế bào thì lượng Kali dồi dào  có trong quả sung lại giúp điều chỉnh sự dao động của đường máu. Chính vì thế, ăn sung thường xuyên sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Bên cạnh đó, lá sung còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ các mô khỏi các tổn thương do tiểu đường gây ra. Do đó. ăn lá sung không chỉ giúp làm chậm tiến triển bệnh mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh: Lá sung hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ảnh: Lá sung hỗ trợ điều trị tiểu đường

2.2. Giảm cholesterol, bảo vệ hệ tim mạch

Thành phần pectin có trong lá sung là một chất xơ hòa tan trong nước. Khi đi vào cơ thể, hợp chất này có tác dụng đào thải các chất cặn bã và đặc biệt là cholesterol xấu ra khỏi máu. Bên cạnh đó lượng chất xơ dồi dào giúp lá sung có đặc tính nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả.

2.3. Bảo vệ hệ tim mạch

Triglycerid và cholesterol tăng cao là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim và các bệnh lý tim mạch khác. Như đã trình bày ở trên, tác dụng của lá sung trong kiểm soát lượng cholesterol máu là rất tốt. Bên cạnh đó, lá cũng giúp làm giảm đáng kể tổng thể tích triglycerid trong máu. Chính vì thế, ăn lá sung thường xuyên sẽ mang đến cho bạn một trái tim khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa các bệnh tim mạch như mỡ máu, xơ vữa động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...

Ảnh: Lá sung cải thiện sức khỏe tim mạch
Ảnh: Lá sung cải thiện sức khỏe tim mạch

2.4. Kiểm soát huyết áp

Để kiểm soát tốt huyết áp cần giảm nồng độ natri trong máu. Trong thành phần của lá sung chứa lượng kali dồi dào trong khi lại chứa rất ít natri. Do đó, dược liệu này giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp.

2.5. Hỗ trợ giảm cân

Lượng chất xơ dồi dào trong lá sung không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân hiệu quả. Khi vào cơ thể, chất xơ tạo thành hàng rào giúp làm giảm tốc độ hấp thu các chất đồng thời giúp bạn thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng lá sung với một lượng vừa đủ để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu được những dưỡng chất cần thiết.

2.6. Giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Bên cạnh những công dụng trên, lượng chất xơ trong lá sung còn giúp loại bỏ gốc tự do cùng các hợp chất gây ung thư khác ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, lá sung có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.

Không chỉ phòng chống ung thư, lá sung còn giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý khác của đại tràng. Kiên trì ăn lá sung mỗi ngày sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.

Ảnh: Lá sung giúp điều trị các bệnh đại tràng
Ảnh: Lá sung giúp điều trị các bệnh đại tràng

2.7. Trị táo bón

Công dụng của lá sung trong điều trị táo bón là nhờ sự có mặt của một lượng lớn chất xơ trong thành phần. Khi vào cơ thể, chất xơ kích thích nhu động ruột từ đó giúp cơ thể đào thải chất cặn bã ra ngoài dễ dàng và hỗ trợ đi ngoài dễ dàng hơn.

2.8. Chữa đau họng

Khi sử dụng lá sung như một loại trà, các triệu chứng đau họng, viêm phế quản và hen suyễn sẽ giảm đáng kể.

2.9. Trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da

Lá sung có đặc tính kháng khuẩn. Do đó, lá sung được ứng dụng trong điều trị các bệnh ngoài da. Dùng lá sung đắp lên các vùng da tổn thương, sau một thời gian các triệu chứng sẽ cải thiện đáng kể.

2.10. Hỗ trợ điều trị trĩ

Lá sung đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, lá sung lại có đặc tính kháng khuẩn và tiêu viêm tốt. Do đó, việc sử dụng lá sung cho những người bị đau nhức khó chịu do búi trĩ lòi ra thu được những kết quả ấn tượng.

3. Một số bài thuốc từ lá sung

3.1. Bài thuốc trị tiểu đường

Ảnh: Bài thuốc trị tiểu đường từ lá sung
Ảnh: Bài thuốc trị tiểu đường từ lá sung

Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh tiểu đường có thể tham khảo bài thuốc sau đây:

Chuẩn bị: 300g lá sung (để có hiệu quả tốt nhất nên lựa chọn lá bánh tẻ, không nên chọn lá quá non hoặc quá già) và 1,5 lít nước sạch.

Các bước tiến hành: Lá sung đem rửa sạch với nước muối pha loãng, sau khi ráo nước thì vò cho lá hơi nát. Nước cho vào ấm đun đến khi sôi mới cho lá sung vào nấu thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.

Cách dùng: Để nguội, gạn lấy nước uống hàng ngày. Chỉ cần kiên trì sử dụng đều đặn trong một thời gian kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định thì bạn đã có thể kiểm soát rất tốt lượng đường trong máu.

3.2. Bài thuốc làm co búi trĩ

Nếu bạn đang thấy khó chịu do búi trĩ lòi ra hoặc bị viêm nhiễm, hãy thử áp dụng bài thuốc sau đây:

Chuẩn bị: Lá sung, cúc tần, ngải cứu, lá lốt mỗi loại 1 nắm; 1 chén nước bồ kết đặc; 1 củ nghệ tươi

Các bước tiến hành: Đem rửa sạch tất cả nguyên liệu với nước muối loãng sau đó thái nhỏ. Bỏ các loại lá và nghệ tươi đã thái vào nồi, đổ thêm 8 cốc nước đun đến khi sôi. Tiếp đó, cho chén nước bồ kết vào, đậy kín và đun với lửa nhỏ, sau khoảng 10 -15 phút thì đổ toàn bộ hỗn hợp ra thau rồi dùng xông hậu môn.

3.3. Bài thuốc lợi sữa

Ảnh: Bài thuốc lợi sữa từ lá sung
Ảnh: Bài thuốc lợi sữa từ lá sung

Bài thuốc lợi sữa từ lá sung được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 200g lá sung; ngải cứu, tảo nhân, hà thủ ô, thục địa, đẳng sâm, củ mài, hạt sen mồi vị 100g.

Cách làm:

Trộn đều toàn bộ nguyên liệu trên rồi thêm mật và hoàn viên, sấy khô. Cách dùng: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 6 - 12g.

3.4. Bài thuốc chữa Zona

Khi bị zona, bạn có thể sử dụng lá sung để điều trị bằng cách sau:

Chuẩn bị: lá sung tươi

Cách làm: Rửa sạch lá sung, để ráo nước rồi đem cắt nhỏ và thêm vào đó một chút giấm ăn. Giã nhuyễn hỗn hợp sau đó đắp vào vị trí cần thiết, đến khi thấy thuốc khô lại thay. Cứ thực hiện liên tục như vậy sau vài ngày bệnh sẽ khỏi.

3.5. Bài thuốc chữa thủy đậu

Bài thuốc dùng lá sung chữa thủy đậu được tiến hành như sau:

Chuẩn bị: 100 - 150g lá sung tươi

Cách làm: Rửa sạch lá sung sau đó đem đi sắc cùng nước sạch. Dùng khăn mềm tẩm nước thuốc rồi bôi lên những vị trí có mụn thủy đậu. Bôi 3 - 5 lần/ngày. Kiên trì thực hiện 3 - 5 ngày như vậy bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt, mụn thủy đậu dần biến mất mà không để lại sẹo.

4. Đối tượng nào không nên dùng lá sung?

Ảnh: Một số đối tượng không nên dùng lá sung
Ảnh: Một số đối tượng không nên dùng lá sung

Mặc dù là một dược liệu có tác dụng điều trị nhiều bệnh nhưng không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng lá sung. Để hạn chế tác dụng không mong muốn, các đối tượng sau cần tránh dùng lá sung:

Trên đây là những thông tin về lá sung và tác dụng của lá sung đối với sức khỏe. Đây là dược liệu quý nhưng lại rất dễ tìm và rẻ tiền. Hãy áp dụng ngay những bài thuốc từ lá sung để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhé.

Bình chọn