Tại sao ngón tay bị sưng? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

22/08/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Tình trạng ngón tay bị sưng khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và lo lắng. Vậy tính trạng này do đâu? Chẩn đoán như thế nào? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng giải đáp ngay những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé.

1. Ngón tay bị sưng là gì?

Ngón tay bị sưng là tình trạng đầu ngón tay hay các khớp ngón tay bị sưng, có thể kèm theo một số dấu hiệu như đau nhức trong xương, nóng, tấy đỏ, các cử động của ngón tay như cầm nắm bị hạn chế.

Ngón tay bị sưng
Ngón tay bị sưng

Ngón tay bị sưng còn là một biểu hiện của sự tích tụ dịch lỏng hoặc dịch viêm. Đây hậu quả của tình trạng nhiễm trùng, chấn thương hoặc do một quá trình bất thường khác. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc gặp hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể xuất hiện tình trạng ngón tay bị sưng phù.

2. Các nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng

Theo các chuyên gia, ngón tay bị sưng thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến sau:

2.1. Ngón tay bị sưng do Gout

Thói quen ăn uống sai lầm, thường xuyên tiêu thụ các loại hải sản, thịt đỏ, bia rượu hay thuốc lá là một nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh Gout. Khi phát triển đến một mức độ nhất định, bệnh sẽ gây ra những biểu hiện như sưng tấy ngón chân cái hoặc các khớp ngón tay.

Người bệnh có thể kiểm soát tạm thời tình trạng đau nhức bằng thuốc giảm đau, tuy nhiên cần phải có biện pháp điều trị hiệu quả lâu dài và dứt điểm để bệnh không tiến triển nặng thêm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ảnh: Ngón tay bị sưng do Gout
Ảnh: Ngón tay bị sưng do Gout

2.2. Người bị viêm khớp ngón tay

Hiện nay, có hai bệnh viêm khớp phổ biến thường gây sưng phù ngón tay, đó là:

Cả hai dạng viêm khớp trên đều gây ra những tổn thương nhất định và ảnh hưởng xấu tới khả năng vận động của các khớp ở tay, chân nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Ảnh: Ngón tay bị sưng do viêm khớp
Ảnh: Ngón tay bị sưng do viêm khớp

2.3. Nguyên nhân bị sưng ngón tay do giữ nước

Khi mô hoặc các khớp bị tác động gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng giữ nước. Các biểu hiện thường gặp là:

2.4. Tay bị chấn thương

Một số chấn thương ở tay có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng phù ngón tay, nhất là khi bị trật khớp, bong gân hay gãy các xương ở tay.

Trong trường hợp mức độ chấn thương không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự khắc phục bằng cách tiến hành một số biện pháp đơn giản như thư giãn, chườm đá, sử dụng thuốc giảm đau,… Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng phù ở ngón tay không thuyên giảm, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

2.5. Ngón tay bị nhiễm trùng

Trong một số trường hợp, nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng có thể bắt nguồn từ những loại nhiễm trùng như:

Ảnh: Ngón tay bị sưng do nhiễm trùng
Ảnh: Ngón tay bị sưng do nhiễm trùng

Nhiễm trùng ngón tay là loại bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng lây lan sang những bộ phận lân cận. Do đó, mỗi cá nhân cần nhận biết sớm và đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

2.6. Lạm dụng thuốc có khả năng kích ứng gây sưng đỏ

Một số nhóm thuốc sau đây có thể khiến ngón tay bị sưng nếu sử dụng quá mức cho  phép, không đúng chỉ định:

2.7. Tập thể dục quá sức và các bài tập không phù hợp

Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, 3 bộ phận chính là tim, phổi và cơ bắp sẽ hoạt động nhiều hơn hẳn các cơ quan khác. Do đó, lượng máu sẽ đến tập trung nhiều tại các bộ phận này. Các mạch máu nhỏ tại đầu ngón tay sẽ phản ứng lại bằng cách mở rộng thể tích lòng mạch và gây ra hiện tượng sưng phù ngón tay.

2.8. Nhiệt độ môi trường tăng cao bất thường

Cũng tương tự như khi luyện tập thể dục thể thao quá mức, nếu thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng lên nhanh chóng cũng có thể khiến  mạch máu căng phồng, biểu hiện bằng tình trạng ngón tay bị sưng. Đây thực chất là một phản ứng sinh lý của cơ thể, các mạch máu căng phồng, giãn ra nhằm tăng quá trình đào thải nhiệt ra khỏi cơ thể.

2.9. Hội chứng ống cổ tay

Đây là hội chứng thường xảy ra ở những đối tượng mà tính chất công việc đòi hỏi sự hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại của bàn tay trong một thời gian dài, khiến dây thần kinh tại cổ tay bị chèn ép. Bên cạnh tình trạng sưng phù ngón tay, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sưng đỏ, tê cứng, ngứa ran hoặc đau nhức bàn tay.

Ảnh: Ngón tay bị sưng do hội chứng ống cổ tay
Ảnh: Ngón tay bị sưng do hội chứng ống cổ tay

2.10. Một số nguyên nhân khác dẫn đến ngón tay bị sưng

3. Chẩn đoán ngón tay bị sưng như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sưng phù ngón tay, trong quá trình kiểm tra, thăm khám, các bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:

Bên cạnh tình trạng sưng phù, một số dấu hiệu đi kèm có giá trị trong chẩn đoán bao gồm:

Ảnh: Chẩn đoán ngón tay bị sưng
Ảnh: Chẩn đoán ngón tay bị sưng

Sau khi thăm khám kỹ các biểu hiện lâm sàng, để chẩn đoán chính xác nhất, các bác sĩ có thể tiến hành chỉ định các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp CT-Scanner để xác định vị trí đau, xét nghiệm máu để nhận biết tình trạng nhiễm trùng, nồng độ acid uric máu; xét nghiệm dịch khớp để phát hiện có các tinh thể urat – tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gout;…

4. Ngón tay bị sưng hay xảy ra ở đối tượng nào?

Ngón tay bị sưng có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, những đối tượng nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm:

5. Ngón tay bị sưng nguy hiểm hay không?

Biến chứng của ngón tay bị sưng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng sưng tấy xảy ra do nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng và các tổn thương vĩnh viễn như:

6. Điều trị

Tùy theo nguyên nhân và mức độ sưng phù của ngón tay mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau cho người bệnh:

6.1. Điều trị nội khoa

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau nhằm giảm nhanh tình trạng đau khớp, viêm khớp và cải thiện chức năng sụn khớp:

Ảnh: Điều trị ngón tay bị sưng bằng phương pháp nội khoa
Ảnh: Điều trị ngón tay bị sưng bằng phương pháp nội khoa

6.2. Điều trị ngoại khoa

Sau khi đã điều trị nội khoa đúng phác đồ và đủ liệu trình đồng thời áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp khác nhưng vẫn không hiệu quả, các bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này đem đến hiệu quả nhanh chóng nhưng khá tốn kém, thường chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, nguy cơ hoại tử hoặc mất khả năng vận động các ngón tay.

6.3. Vật lý trị liệu

Các bài tập giúp giảm tình trạng sưng đau ngón tay, phục hồi sụn khớp nhanh chóng bao gồm massage, xoa bóp hoặc vận động khớp nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp như chườm nóng, chườm lạnh tùy nguyên nhân hoặc ngâm phần ngón tay bị sưng vào trong nước muối gừng ấm từ 5 – 10 phút.

7. Những lưu ý để cải thiện nhanh tình trạng ngón tay bị sưng

Để nhanh chóng giảm bớt tình trạng sưng phù ngón tay, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ như trên, người bệnh cần kết hợp với một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học. Cụ thể như sau:

Ảnh: Bệnh nhân bị sưng ngón tay do Gout cần có chế độ ăn uống khoa học
Ảnh: Bệnh nhân bị sưng ngón tay do Gout cần có chế độ ăn uống khoa học

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng ngón tay bị sưng rồi đúng không? Hãy nhận thức đúng về tình trạng này để có thái độ xử trí phù hợp, tránh hoang mang quá mức nhưng cũng đừng chủ quan khi gặp phải tình trạng này nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)