18/04/2022
Tăng huyết áp và bệnh gout là 2 bệnh lý hay gặp ở độ tuổi trung niên. Khi mắc cùng lúc cả hai bệnh này sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Hãy cùng tìm hiểu ngay mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và bệnh gout cùng những biện pháp hiệu quả để phòng tránh những căn bệnh này nhé.
1. Mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và bệnh gout
Thống kê từ những nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có tới trên 60% bệnh nhân gout mắc đồng thời các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, giãn tĩnh mạch chi dưới,…
Kết quả do Hội tim mạch Việt Nam tiến hành điều tra năm 2016 cũng cho thấy, có khoảng 50% người ở độ tuổi trên 50 mắc bệnh tăng huyết áp. Khi một người mắc đồng thời cả tăng huyết áp và bệnh gout sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đồng thời việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy giữa hai căn bệnh này có mối liên quan gì không? Cùng tìm hiểu ngay trong phần đầu của bài viết nhé.

1.2. Người huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh gout không?
Theo thống kê, nồng độ acid uric trong máu của những bệnh nhân tăng huyết áp thường cao hơn so với người bình thường. Cụ thể, có khoảng 22 – 38% bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo tình trạng tăng acid uric máu. Ngược lại, có từ 25 - 50% bệnh nhân mắc bệnh gout có kèm theo tăng huyết áp và chủ yếu găp ở những người thừa cân, béo phì.
Như vậy, tăng huyết áp và bệnh gout có mối liên hệ vô cùng mật thiết, người bệnh gout nếu không được điều trị tốt sẽ dễ có nguy cơ bị tăng huyết áp và ngược lại.

1.1. Người mắc bệnh gout có nguy cơ bị tăng huyết áp không?
Kết quả từ những nghiên cứu trên lâm sàng đều cho thấy những người có nồng độ acid uric máu cao có thể dẫn đến tăng huyết áp. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của hiện tượng này hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận cho rằng hàm lượng acid uric tăng quá cao trong máu bệnh nhân gout sẽ khiến áp suất và lưu lượng máu thay đổi, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.
Như vậy, có thể xem gout là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý huyết áp cao. Do đó, cần kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu bằng cách điều trị tích cực và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để phòng tránh được những biến chứng do bệnh gây ra, trong đó có tăng huyết áp.
2. Biến chứng khi bị gout và tăng huyết áp
Tăng huyết áp và gout đều là những bệnh lý mạn tính và gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Khi mắc đồng thời cả 2 bệnh lý tăng huyết và gout, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
2.1. Biến chứng của bệnh gout
Tùy vào mức độ bệnh mà số đợt bùng phát cơn gout cấp ở mỗi người là khác nhau, có người gặp vài tháng một lần nhưng có người chỉ gặp vài năm một lần. Việc điều trị không kịp thời cũng khiến các đợt bùng phát xảy ra thường xuyên hơn đồng thời khiến mật độ khớp bị tổn thương rộng hơn. Nồng độ acid uric tăng cao, kéo dài do điều trị không đúng cách cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác, bao gồm:
- Thoái hóa khớp: Xảy ra do hạt tophi và các tinh thể urat cứng khiến khớp bị tổn thương.

- Khớp có nguy cơ bị hoại tử và tàn phế: Các hạt tophi vỡ ra gây loét. Tình trạng này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập qua vết loét gây nhiễm trùng khớp, viêm khớp, nếu để lâu có thể gây hoại tử và hỏng khớp.
- Giảm mức lọc cầu thận, gây suy thận
- Sỏi thận: Theo thống kê, có tới 20% bệnh nhân gout có sỏi thận. Nguyên nhân là do sự tích tụ của calci và các tinh thể urat tạo thành sỏi. Về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến chức năng thận suy giảm đồng thời gây tắc nghẽn cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nồng độ acid uric cao có thể gây hẹp động mạch làm gia tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và những vấn đề liên quan đến tim mạch khác.
- Nam giới có thể gặp dấu hiệu rối loạn cương dương
- Xuất hiện những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần, trong đó có cả trầm cảm.
- Làm gia tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
- Theo nghiên cứu, có sự liên quan giữa mức độ nặng nhẹ của bệnh với tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, thiếu máu.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, người bệnh gout có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này và tránh được hầu hết những tổn thương cũng như những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
2.2. Biến chứng của bệnh huyết áp cao
Khi áp lực tác động lên thành mạch tăng lên do huyết áp cao có thể khiến mạch máu cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bị tổn thương. Huyết áp càng cao và không thể kiểm soát được càng lâu thì những tổn thương gây ra càng lớn. Tăng huyết áp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sau đây:
- Suy tim: Khi huyết áp tăng lên, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường mới đảm bảo bơm đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Chính điều này khiến thành tim dày lên, gây phì đại thất trái. Tuy nhiên, nếu để tình trạng làm việc quá sức này kéo dài, cơ tim sẽ co bóp yếu dần và kết quả cuối cùng là suy tim.
- Phình động mạch: Áp lực tác động lên thành mạch tăng lên do huyết áp cao là nguyên nhân khiến mạch máu yếu đi rồi phình ra, tạo thành túi phình động mạch. Nếu các túi phình này bị vỡ có thể lập tức đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Nhồi máu cơ tim: Huyết áp cao khiến thành động mạch ngày càng trở nên cứng và dày hơn (xơ vữa động mạch) và có thể gây nhồi máu cơ tim.

- Tổn thương mắt: Huyết áp cao khiến các mạch máu đáy mắt trở nên hẹp hơn, dày lên hoặc vỡ. Điều này có thể khiến người bệnh bị giảm hoặc mất thị lực.
- Sa sút trí tuệ và rối loạn trí nhớ: Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng tới khả năng tư duy cũng như ghi nhớ của người bệnh. Nguyên nhân là do động mạch não bị thu hẹp lại, thậm chí là tắc nghẽn khiến lượng máu đến não bị hạn chế, dẫn đến rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ.
- Hội chứng chuyển hóa: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bao gồm nồng độ Insulin tăng cao, rối loạn mỡ máu (giảm nồng độ cholesterol tốt – HDL, tăng nồng độ cholesterol xấu – LDL). Những điều này khiến bạn dễ có nguy cơ mắc tiểu đường và các bệnh lý tim mạch, đột quỵ.
- Tổn thương thận: Các mạch máu của thận bị hẹp và suy yếu khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

3. Cách phòng tránh tăng huyết áp cho người bệnh gout
Như đã trình bày ở trên, mắc đồng thời cả tăng huyết áp và bệnh gout sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn cho việc điều trị hơn so với những người chỉ mắc riêng một trong 2 bệnh.
Chính vì vậy, người mắc bệnh gout cần kiểm soát tốt huyết áp ngay từ đầu. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, đột quỵ do bệnh gout gây ra. Người bệnh gout đã có tiền sử tăng huyết áp lại càng cần chú trọng kiểm soát huyết áp hơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn đang mắc bệnh gout và muốn kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả nhất, hãy thay đổi ngay chế độ dinh dưỡng và lối sống theo những nguyên tắc sau đây:
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Người bệnh gout cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các vitamin tự nhiên có trong rau, củ, quả. Đồng thời, bạn cần cắt giảm các thực phẩm có hàm lượng chất béo và cholesterol cao cũng như các loại thịt đỏ để phòng tránh huyết áp cao và các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, người bị gout cũng cần kiêng một số thực phẩm không phù hợp khác như nội tạng động vật và các loại hải sản.

Tránh thừa cân
Người bệnh gout bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn những người có cân nặng hợp lý. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn có lượng calo vừa đủ và vẫn đảm cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.
Uống nhiều nước
Điều này không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng đào thải acid uric ra ngoài mà còn giúp chỉ số huyết áp được duy trì ổn định.
Tránh dùng đồ uống có cồn
Cồn ảnh hưởng tới cả huyết áp và bệnh gout, khiến bệnh tiến triển nặng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, để kiểm soát bệnh cho tốt cần phải loại bỏ các thức uống này ra khỏi thực đơn của bạn càng sớm càng tốt.
Tăng cường vận động và tập luyện thể dục thể thao
Mỗi ngày nên vận động từ 30 – 60 phút để ngăn ngừa bệnh huyết áp cao đồng thời tăng cường lưu thông máu, giúp đào thải acid uric máu tốt hơn. Người bệnh gout nên lựa chọn những môn thể thao phù hợp như chạy bộ, đi bộ, cầu lông, bơi lội,…

4. Vừa bị gout vừa tăng huyết áp uống thuốc gì?
Để điều trị cùng lúc cả 2 bệnh tăng huyết áp và gout, bác sĩ thường kết hợp nhiều nhóm thuốc với liều dùng cũng như thời gian sử dụng khác nhau trên từng người bệnh cụ thể. Dưới đây là một vài loại thuốc thường được dùng cho người bệnh mắc cả tăng huyết áp và bệnh gout để bạn tham khảo:
Nhóm các thuốc hạ áp: có thể lựa chọn một trong các thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế chọn lọc thụ cảm thể beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi,… Tuy nhiên, đa số các thuốc hạ áp trên đều bị giảm tác dụng nếu dùng đồng thời với NSAIDs, trong đó, chỉ có nhóm thuốc chẹn kênh canxi là ít chịu ảnh hưởng từ NSAIDs nhất.
Nhóm các thuốc điều trị gout: Colchicine, nhóm thuốc chống viêm không có nhân steroids (NSAIDs), corticoid cũng là thuốc được sử dụng thường xuyên.

Uống Ibuprofen trong thời gian dài sẽ làm giảm tác dụng của Aspirin trong việc bảo vệ tim mạch. Do đó, cần tránh sử dụng Ibuprofen trên những bệnh nhân có huyết áp cao chưa kiểm soát hoặc bị suy tim, thiếu máu cơ tim cục bộ.
Cần tránh sử dụng Naproxen trên những bệnh nhân có nguy cơ về tim mạch cao. Có thể chuyển sang sử dụng Celecoxib liều thấp.
Sử dụng thảo dược, dược liệu thiên nhiên phòng ngừa và cải thiện tình trạng tăng huyết áp và gout. Hiện nay người ta đã phối hợp 2 dược liệu hàng đầu trong hạ áp và cải thiện gout đó là giảo cổ lam và dây gắm (dây vương tôn) vừa có công dụng hạ áp vừa có công dụng cải thiện bệnh gout. Sản phẩm nổi tiếng kết hợp 2 dược liệu vàng được sử dụng phổ biến trên thị trường đó là Ích áp cao - kết hợp bột cao dược liệu giảo cổ lam và dây gắm tốt cho người huyết áp và gout.

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu hơn về mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và bệnh gout đồng thời biết cách để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc hợp lý để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất nhé.