Tê đầu ngón chân - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe cần chú ý

05/07/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Tê đầu ngón chân là tình trạng mà không ít người đang gặp phải. Vậy cụ thể tình trạng này là gì, có những triệu chứng nào, tê đầu ngón chân do nguyên nhân nào gây ra, có nguy hiểm hay không và có những phương pháp nào để điều trị? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Tê đầu ngón chân là gì?

Ảnh: Tê đầu ngón chân là gì?
Ảnh: Tê đầu ngón chân là gì?

Tê đầu ngón chân là hiện tượng ngón chân mất đi cảm giác khiến người bệnh không còn cảm nhận được nóng, lạnh hay đau đớn. Có trường hợp người bệnh chỉ tê ngón chân cái nhưng cũng có trường hợp tê lan cả bàn chân. Vậy cụ thể tê đầu ngón chân gồm những triệu chứng gì? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

2. Triệu chứng

2.1. Đau

Đau là triệu chứng dễ nhận thấy nhất. Bạn có thể thấy đau lan cả bàn chân hoặc chỉ đau ngón chân cái. 

Cảm giác đau gặp ở nhiều mức độ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của từng người. Có thể là đau nhức sâu hay cảm giác đau sắc nhọn. Khi di chuyển, tình trạng này tăng lên rõ rệt.

2.2. Sưng

Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bạn ngồi một lúc hoặc khi rời khỏi giường. Lúc này, kèm theo tình trạng sưng phù, các ngón chân cũng có thể chuyển thành màu đỏ và khi sờ tay vào thường có cảm giác ấm hơn vùng da xung quanh.

Xem kỹ triệu chứng bệnh gút:

Tình trạng sưng phù này cũng dễ khiến bạn cảm thấy khó khăn khi đi giày dép vào mỗi buổi sáng. Sau một thời gian đi bộ thì tình trạng này mới giảm đi.

Ảnh: Khớp sưng nề trong tê ngón chân
Ảnh: Khớp sưng nề trong tê ngón chân

2.3. Nóng

Phản ứng viêm làm tăng lượng máu đến các đầu ngón chân. Chính vì thế mà bạn thường cảm thấy khá ấm hay nóng ở vùng này. Điều này có thể gây ra những khó chịu nhẹ nhưng hầu như không ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày của bạn.

2.4. Cứng khớp

Sau một thời gian, bệnh tiến triển từ từ làm sụn khớp bị bào mòn dần, các mô bị quá trình viêm phá hủy và tổn thương chất lỏng hoạt dịch.

Toàn bộ những thay đổi trên có thể khiến cho khớp cứng, khó cử động. Sau một thời gian xoa bóp, tầm vận động của khớp mới có thể trở về bình thường.

2.5. Khóa khớp

Khi tình trạng sưng và cứng khớp đã tiến triển đến mức không thể uốn cong được khớp nữa, người ta gọi đó là khóa khớp. Khớp cũng có thể bị khóa do cựa xương và các cạnh gồ ghề trên bề mặt xương. Lúc này, ngón chân bạn như bị kẹt lại kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu.

2.6. Khớp ngón chân có tiếng khục khục

Để dễ hình dung, hãy nhớ lại âm thanh mỗi khi bạn bẻ khớp ngón tay. Âm thanh xuất hiện ở ngón chân đang có khớp bị viêm cũng tương tự như vậy. Tiếng khục khục này là một triệu chứng tương đối phổ biến.

2.7. Ngón chân biến dạng

Nếu ngón chân bạn to hơn trước một cách bất thường hay ngón chân cái lại bị quặt về hướng ngón trỏ, đây chính là những dấu hiệu cho thấy chúng đang có vấn đề.

Ảnh: Ngón chân bị biến dạng
Ảnh: Ngón chân bị biến dạng

2.8. Đi lại khó khăn

Toàn bộ những triệu chứng ở trên có thể khiến việc đi lại của bạn trở nên khó khăn và vô cùng đau đớn. Hệ quả là dáng đi của bạn có thể thay đổi vì để điều chỉnh sao cho trọng lượng dồn lên các ngón chân được giảm đi.

2.9. Một số triệu chứng khác

Ngoài 8 dấu hiệu thường gặp khi tê đầu ngón chân đã trình bày ở trên, tùy theo tình trạng của mỗi người mà có thể xuất hiện những triệu chứng kèm theo khác. Cụ thể như sau:

3. Nguyên nhân

Ngón chân bị tê là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây ra có thể chỉ là những yếu tố khách quan nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.

Cần tìm được nguyên nhân chính gây tê ngón chân ở từng người để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

Ảnh: Nguyên nhân nào gây tê đầu ngón chân?
Ảnh: Nguyên nhân nào gây tê đầu ngón chân?

3.1 Tê đầu ngón chân do tư thế sai

Hiện tượng tê đầu ngón chân cái, tê bàn chân hay thậm chí là tê bì cả mặt, tay, chân có thể là do bạn nằm hay ngồi sai tư thế làm cản trở máu đến những vùng này. Cảm giác tê bì sẽ biến mất nhanh chóng khi máu được lưu thông trở lại.

Nếu nguyên nhân gây tê đầu ngón chân là do nằm hay ngồi sai tư thế, bạn chỉ cần chú ý thay đổi những thói quen không tốt này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn trong một thời gian dài hoặc có những dấu hiệu trở nặng dù bạn đã chú ý đến tư thế nằm và ngồi thì cần nghĩ đến nguyên nhân do một bệnh lý nào đó.

3.2. Tê đầu ngón chân do nguyên nhân bệnh lý

3.2.1. Viêm khớp

Ảnh: Bệnh gout gây tê đầu ngón chân
Ảnh: Bệnh gout gây tê đầu ngón chân

Tình trạng tê và đau ngón chân, trong đó thường gặp là tê đầu ngón chân cái có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm khớp như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp.

Các bệnh viêm khớp đều có khả năng gây ra các tổn thương ở đầu ngón chân kèm theo tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này sẽ khiến ngón chân người bệnh ban đầu xuất hiện cảm giác tê, rồi dần dần thấy đau và có thể hoàn toàn mất cảm giác nếu bệnh trở nặng.

Trong viêm khớp còn có những dấu hiệu đi kèm khác như tê bì chân tay, cảm giác nóng rát ở các đầu ngón tay, ngón chân. Khi triệu chứng tê đầu ngón chân không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn hướng điều trị thích hợp.

3.2.2. Thiếu máu

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng tê bì các đầu ngón tay, chân. Tình trạng thiếu máu có thể là lành tính nhưng cũng có thể là ác tính. Để biết được chính xác nguyên nhân, bạn cần được thăm khám bác sĩ kịp thời.

Khi bị thiếu máu, việc đưa máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể trở nên khó khăn, nhất là những nơi ở xa như đầu ngón tay, ngón chân. Trong trường hợp này, ngoài cảm giác tê bì ở tay chân, bạn còn có thể thấy mệt mỏi, choáng váng và chóng mặt.

Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc thiếu máu là do thiếu vitamin B12 - một vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Đồng thời, vitamin B12 cũng đóng vai trò hỗ trợ và đảm bảo chức năng của các dây thần kinh, trong đó có các dây chịu trách nhiệm chi phối cảm giác cho vùng bàn chân.

3.2.3. Các bệnh lý liên quan đến động mạch ngoại biên

 

Ảnh : Tê bàn chân do bệnh lý liên quan đến động mạch ngoại biên
Ảnh : Tê bàn chân do bệnh lý liên quan đến động mạch ngoại biên

Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay. Động mạch ngoại biên bị co hẹp gây cản trở sự lưu thông máu đến các chi. 

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể cảm thấy tê ngón chân cái hoặc tê cả bàn chân kèm theo các biểu hiện khác như đau ngón chân, màu sắc chân thay đổi, xuất hiện các vết lở loét, chân yếu dần.

3.2.4. Các nguyên nhân khác

4. Biến chứng

Tình trạng tê đầu ngón chân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này bao gồm:

4.1. Bị tê và đau ngón chân cái

Đây có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn chức năng dây thần kinh chi phối các chi hay tắc nghẽn lưu thông máu đến các vùng này. Người bị tê đau sau một thời gian dài dần dần sẽ dẫn đến tê liệt vùng thắt lưng, hệ xương khớp nhanh lão hóa khiến đi lại khó khăn.

Ảnh: Tê đầu ngón chân cái có thể gây những biến chứng nguy hiểm
Ảnh: Tê đầu ngón chân cái có thể gây những biến chứng nguy hiểm
 

Cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm như teo cơ không hồi phục, mất hoàn toàn khả năng đi lại.

4.2. Bị tê ngón chân giữa, ngón chân út

Tê ngón chân giữa, ngón chân út thường là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến xương khớp hoặc thần kinh. Cần thăm khám bác sĩ kịp thời tránh để bệnh trầm trọng hơn.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

5. Khi bị tê đầu ngón chân nên điều trị như thế nào?

Khi đầu ngón chân bị tê cần làm gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay bở nếu không được can thiệp kịp thời, dấu hiệu tưởng chừng như đơn giản, dễ bị bỏ quên này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. 

Vậy để có được câu trả lời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp điều trị phù hợp cho từng mức độ tê chân ngay trong phần tiếp theo đây nhé!

5.1. Phương pháp điều trị tê đầu ngón chân ở mức độ nhẹ

Ảnh: Vận động thường xuyên để tăng cường lưu thông máu
Ảnh: Vận động thường xuyên để tăng cường lưu thông máu

5.2. Phương pháp điều trị tê đầu ngón chân do nguyên nhân bệnh lý

5.3. Các phương pháp điều trị tê đầu ngón chân khác

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về tê đầu ngón chân. Hãy biết lắng nghe cơ thể mình để phát hiện kịp thời những vấn đề về sức khỏe nhé.

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về triệu chứng này hay liên quan đến bệnh gout, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline

02163 541 383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 4 (4 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
 Tìm hiểu ngay: Tác dụng của hạt đười ươi đối với bệnh gout
23/04/2024
Hạt đười ươi không chỉ giúp thanh nhiệt giải khát vào mùa hè mà còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà ít ai biết đến. Hãy cùng chúng…
Hé lộ 10+ món ăn cho người bệnh gout không nên bỏ qua
23/04/2024
Tìm hiểu về chế độ ăn kiêng cho người bị gout sẽ giúp giảm các nguy cơ tấn công từ những cơn đau gout. Vậy để cải thiện sức khỏe, bổ sung đầy đủ chất…