Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

07/01/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường cần được lên ý tưởng cụ thể và chuẩn hóa theo những nguyên tắc thiết yếu để kiểm soát đường huyết. Dùng tháp dinh dưỡng này sẽ giúp người bệnh lựa chọn và đưa ra khẩu phần ăn hàng ngày dễ dàng hơn.

Người tiểu đường có thể sống và làm việc như một người bình thường khỏe mạnh nếu biết cân đối chế độ ăn uống mỗi ngày một cách hợp lý. Để có những khẩu phần ăn đúng nguyên tắc và hàm lượng dưỡng chất, người bệnh nên có kế hoạch lập tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường bao gồm những gì?
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường bao gồm những gì?

Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng là mô hình ăn uống được dựng lên theo hình kim tự tháp mà trong đó cung cấp thông tin về loại thức ăn cũng như số lượng tiêu thụ trung bình trong 01 tháng. Đây chính là mức tiêu thụ dinh dưỡng tiêu chuẩn phân theo các nhóm thực phẩm.

Tháp dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo mọi người áp dụng để lên kế hoạch và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nhằm bảo đảm sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Xem thêm:

Tháp dinh dưỡng bao gồm những gì?

Một tháp dinh dưỡng cơ bản và cân đối cho người trưởng thành gồm 7 tầng: muối, đường, chất béo, đạm, các loại quả, rau xanh và lương thực. Các loại thực phẩm sẽ được biểu diễn theo hình kim tự tháp với đỉnh tháp tượng trưng cho nhóm thực phẩm cần hạn chế ăn và đáy tháp là nhóm thực phẩm cho phép ăn nhiều. Các nhóm thực phẩm cụ thể như sau:

  • Nhóm lương thực:

Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần ăn của người trưởng thành, trong đó có gạo là thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam. Ngoài ra nhóm này còn gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống, ngũ cốc chưa chế biến và đã qua tinh chế. Nhóm thực phẩm này nên ăn đủ vào khoảng 12kg lương thực/tháng.

  • Nhóm rau củ quả:

Chiếm phần lớn trong tháp dinh dưỡng và chứa nhiều chất như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đây còn là nguồn chính cung cấp carbohydrate và chất xơ trong chế độ ăn uống. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn phải ăn ít nhất 2 phần trái cây và 5 phần rau hay đậu mỗi ngày.

  • Nhóm thực phẩm bổ sung đạm:

Là tầng giữa của tháp dinh dưỡng bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, hạt và nhóm họ đậu chủ yếu cung cấp canxi, protein và các vitamin, khoáng chất. Ngoài cung cấp protein là chính thì nhóm thực phẩm này còn cung cấp hỗn hợp các chất dinh dưỡng như iot, sắt, kẽm, vitamin B12 và chất béo tốt.

  • Nhóm dầu, mỡ:

Gồm các chất béo lành mạnh mà cơ thể cần một lượng nhỏ mỗi ngày để hỗ trợ tim và các chức năng não. Chất béo còn cung cấp dung môi hòa tan cho nhiều vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.

  • Nhóm đường, muối:

Đây là nhóm cần hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một tháng chỉ nên tiêu thụ nhiều nhất 500g đường để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường, thừa cân, béo phì...

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường bao gồm những gì?

1. Nhu cầu năng lượng

Người bệnh tiểu đường cũng có nhu cầu về năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu này tăng hay giảm và thay đổi khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào:

  • Tuổi: Tuổi đang lớn cần nhiều năng lượng hơn người lớn tuổi.

  • Mức độ lao động: Loại công việc nặng cần nhiều năng lượng hơn loại lao động nhẹ.
  • Tình trạng dinh dưỡng: Người gầy cần nhiều năng lượng hơn người béo.
  • Nhu cầu năng lượng (Kcal) mỗi ngày cho bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện: Nam 26 Kcal/ kg thể trọng/ ngày; Nữ 24 Kcal/ kg thể trọng/ ngày.

2. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

  • Protein

Trong tháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, protein nên cung cấp
từ 12 – 15% năng lượng của khẩu phần ăn vào hoặc có thể cao hơn nếu người bệnh không có tổn thương thận.

Lượng protein trong chế độ ăn của người tiểu đường sở dĩ có thể cao hơn người bình thường là để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể và cung cấp thêm năng lượng trong điều kiện hạn chế glucid nhưng cũng không nên quá 20% tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên có sự cân đối giữa nguồn protein động vật có giá trị sinh học cao và nguồn protein thực vật.

  • Lipid

Các chất béo, đặc biệt là acid béo bão hòa, dễ gây vữa xơ động mạch nhưng mặt
khác chất béo lại cung cấp nhiều năng lượng, vì vậy nên ăn các loại acid béo chưa bão hòa.

Tỷ lệ lipid không nên quá 25% tổng số năng lượng khẩu phần, trong đó chất béo bão hòa nên dưới 10%, phần còn lại là chất béo không bão hòa, acid béo không no một nối đôi 10 – 15%, acid béo không no nhiều nối đôi <10% tổng năng lượng của khẩu phần.

Ít cholesterol, nên hấp thụ khoảng 200 – 300mg/ ngày.

Khi sử dụng lipid chú ý dùng nhiều acid béo chưa no vì cần hạn chế các axit béo no có nhiều trong chất béo động vật. Việc kiểm soát chất béo cũng giúp cho ngăn ngừa vữa xơ động mạch.

  • Glucid

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng nhiều sau khi ăn, vì thế phải hạn chế lượng glucid, đặc biệt là các thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn cao. Tỷ lệ Glucid chấp nhận được là 55 – 65% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ (trừ khoai lang nướng), hết sức hạn chế đường đơn.

Một điều không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là chất xơ. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 14g/1000Kcal/ngày.

Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết (GI) của loại thức ăn đó.

Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu quan trọng để chọn thực phẩm. Dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp trong chế độ ăn của tiểu đường có ưu điểm làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hoá lipid, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường Type 2.

Người ta cũng chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng glucid khác nhau: ≤ 5% glucid (gồm đa số các loại rau xanh); ≤ 10% glucid; ≤ 20% glucid.

Các hàm lượng thiết yếu cần cân đối
Các hàm lượng thiết yếu cần cân đối

3. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường có thể áp dụng như sau:

    • Không hạn chế (tự do) các loại thức ăn có ≤ 5% glucid.
    • Hạn chế đối với các loại thức ăn có 10- 20% glucid.
    • Kiêng, hay hạn chế tối đa đối với các loại đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt), trái cây khô mà trong thành phần có trên 20% glucid.
    • Với vitamin và khoáng chất: cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ. Các loại này thường có trong rau quả tươi.
    • Chất xơ: nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ (xellulose) có nhiều trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ… có tác dụng chống táo bón, giảm mức tăng đường huyết, cholesterol, triglyceride sau bữa ăn.
    • Đối với người bệnh đang điều trị bằng insulin tác dụng chậm, dễ có xu hướng bị hạ đường huyết trong đêm, vì thế nên ăn thêm bữa ăn phụ trước khi đi ngủ.
    Tháp dinh dưỡng 01 ngày cho người tiểu đường
    Tháp dinh dưỡng 01 ngày cho người tiểu đường

    Sử dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường hàng ngày sẽ giúp thực hiện một thói quen ăn uống lành mạnh, nhắc nhở người bệnh sử dụng về những thứ nên ăn và không nên để có thể dễ dàng lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn tiếp theo.

    >> Xem thêm: Chỉ số đường huyết thực phẩm là gì? và cách lựa chọn thực phẩm an toàn

     

    Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường cần được lên ý tưởng cụ thể và chuẩn hóa theo những nguyên tắc thiết yếu để kiểm soát đường huyết. Dùng tháp dinh dưỡng này sẽ giúp người bệnh lựa chọn và đưa ra khẩu phần ăn hàng ngày dễ dàng hơn.

    Người tiểu đường có thể sống và làm việc như một người bình thường khỏe mạnh nếu biết cân đối chế độ ăn uống mỗi ngày một cách hợp lý. Để có những khẩu phần ăn đúng nguyên tắc và hàm lượng dưỡng chất, người bệnh nên có kế hoạch lập tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường.

    Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường bao gồm những gì?

    Tháp dinh dưỡng là gì?

    Tháp dinh dưỡng là mô hình ăn uống được dựng lên theo hình kim tự tháp mà trong đó cung cấp thông tin về loại thức ăn cũng như số lượng tiêu thụ trung bình trong 01 tháng. Đây chính là mức tiêu thụ dinh dưỡng tiêu chuẩn phân theo các nhóm thực phẩm.

    Tháp dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo mọi người áp dụng để lên kế hoạch và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nhằm bảo đảm sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

    Xem thêm:

    Tháp dinh dưỡng bao gồm những gì?

    Một tháp dinh dưỡng cơ bản và cân đối cho người trưởng thành gồm 7 tầng: muối, đường, chất béo, đạm, các loại quả, rau xanh và lương thực. Các loại thực phẩm sẽ được biểu diễn theo hình kim tự tháp với đỉnh tháp tượng trưng cho nhóm thực phẩm cần hạn chế ăn và đáy tháp là nhóm thực phẩm cho phép ăn nhiều. Các nhóm thực phẩm cụ thể như sau:

    • Nhóm lương thực:

    Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần ăn của người trưởng thành, trong đó có gạo là thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam. Ngoài ra nhóm này còn gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống, ngũ cốc chưa chế biến và đã qua tinh chế. Nhóm thực phẩm này nên ăn đủ vào khoảng 12kg lương thực/tháng.

    • Nhóm rau củ quả:

    Chiếm phần lớn trong tháp dinh dưỡng và chứa nhiều chất như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đây còn là nguồn chính cung cấp carbohydrate và chất xơ trong chế độ ăn uống. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn phải ăn ít nhất 2 phần trái cây và 5 phần rau hay đậu mỗi ngày.

    • Nhóm thực phẩm bổ sung đạm:

    Là tầng giữa của tháp dinh dưỡng bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, hạt và nhóm họ đậu chủ yếu cung cấp canxi, protein và các vitamin, khoáng chất. Ngoài cung cấp protein là chính thì nhóm thực phẩm này còn cung cấp hỗn hợp các chất dinh dưỡng như iot, sắt, kẽm, vitamin B12 và chất béo tốt.

    • Nhóm dầu, mỡ:

    Gồm các chất béo lành mạnh mà cơ thể cần một lượng nhỏ mỗi ngày để hỗ trợ tim và các chức năng não. Chất béo còn cung cấp dung môi hòa tan cho nhiều vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.

    • Nhóm đường, muối:

    Đây là nhóm cần hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một tháng chỉ nên tiêu thụ nhiều nhất 500g đường để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường, thừa cân, béo phì...

    Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

    Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường bao gồm những gì?

    1. Nhu cầu năng lượng

    Người bệnh tiểu đường cũng có nhu cầu về năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu này tăng hay giảm và thay đổi khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào:

    • Tuổi: Tuổi đang lớn cần nhiều năng lượng hơn người lớn tuổi.

    • Mức độ lao động: Loại công việc nặng cần nhiều năng lượng hơn loại lao động nhẹ.
    • Tình trạng dinh dưỡng: Người gầy cần nhiều năng lượng hơn người béo.
    • Nhu cầu năng lượng (Kcal) mỗi ngày cho bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện: Nam 26 Kcal/ kg thể trọng/ ngày; Nữ 24 Kcal/ kg thể trọng/ ngày.

    2. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

    • Protein

    Trong tháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, protein nên cung cấp
    từ 12 – 15% năng lượng của khẩu phần ăn vào hoặc có thể cao hơn nếu người bệnh không có tổn thương thận.

    Lượng protein trong chế độ ăn của người tiểu đường sở dĩ có thể cao hơn người bình thường là để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể và cung cấp thêm năng lượng trong điều kiện hạn chế glucid nhưng cũng không nên quá 20% tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên có sự cân đối giữa nguồn protein động vật có giá trị sinh học cao và nguồn protein thực vật.

    • Lipid

    Các chất béo, đặc biệt là acid béo bão hòa, dễ gây vữa xơ động mạch nhưng mặt
    khác chất béo lại cung cấp nhiều năng lượng, vì vậy nên ăn các loại acid béo chưa bão hòa.

    Tỷ lệ lipid không nên quá 25% tổng số năng lượng khẩu phần, trong đó chất béo bão hòa nên dưới 10%, phần còn lại là chất béo không bão hòa, acid béo không no một nối đôi 10 – 15%, acid béo không no nhiều nối đôi <10% tổng năng lượng của khẩu phần.

    Ít cholesterol, nên hấp thụ khoảng 200 – 300mg/ ngày.

    Khi sử dụng lipid chú ý dùng nhiều acid béo chưa no vì cần hạn chế các axit béo no có nhiều trong chất béo động vật. Việc kiểm soát chất béo cũng giúp cho ngăn ngừa vữa xơ động mạch.

    • Glucid

    Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng nhiều sau khi ăn, vì thế phải hạn chế lượng glucid, đặc biệt là các thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn cao. Tỷ lệ Glucid chấp nhận được là 55 – 65% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ (trừ khoai lang nướng), hết sức hạn chế đường đơn.

    Một điều không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là chất xơ. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 14g/1000Kcal/ngày.

    Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết (GI) của loại thức ăn đó.

    Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu quan trọng để chọn thực phẩm. Dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp trong chế độ ăn của tiểu đường có ưu điểm làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hoá lipid, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường Type 2.

    Người ta cũng chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng glucid khác nhau: ≤ 5% glucid (gồm đa số các loại rau xanh); ≤ 10% glucid; ≤ 20% glucid.

    Các hàm lượng thiết yếu cần cân đối

    3. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường có thể áp dụng như sau:

      • Không hạn chế (tự do) các loại thức ăn có ≤ 5% glucid.
      • Hạn chế đối với các loại thức ăn có 10- 20% glucid.
      • Kiêng, hay hạn chế tối đa đối với các loại đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt), trái cây khô mà trong thành phần có trên 20% glucid.
      • Với vitamin và khoáng chất: cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ. Các loại này thường có trong rau quả tươi.
      • Chất xơ: nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ (xellulose) có nhiều trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ… có tác dụng chống táo bón, giảm mức tăng đường huyết, cholesterol, triglyceride sau bữa ăn.
      • Đối với người bệnh đang điều trị bằng insulin tác dụng chậm, dễ có xu hướng bị hạ đường huyết trong đêm, vì thế nên ăn thêm bữa ăn phụ trước khi đi ngủ.
      Tháp dinh dưỡng 01 ngày cho người tiểu đường

      Sử dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường hàng ngày sẽ giúp thực hiện một thói quen ăn uống lành mạnh, nhắc nhở người bệnh sử dụng về những thứ nên ăn và không nên để có thể dễ dàng lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn tiếp theo.

      >> Xem thêm: Chỉ số đường huyết thực phẩm là gì? và cách lựa chọn thực phẩm an toàn

       

      Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

      Tin liên quan

      Bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm mà bạn nên biết
      25/04/2024
      Nhiều người còn chưa hiểu rõ về bảng chỉ số đường huyết đặc biệt là bảng chỉ số đường huyết thực phẩm dành cho người tiểu đường. Vậy hãy cùng Kiên…
      Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
      23/04/2024
      Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng…
      Tuyệt chiêu nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường cực ngon
      23/04/2024
      Yến mạch là một trong các loại ngũ cốc được các chuyên gia khuyến khích người tiểu đường nên sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Kiên Minh tìm hiểu…