Thịt vịt có tác dụng gì? Người bệnh gout có nên ăn?

28/02/2023

Thịt vịt là món ăn không còn xa lạ trong nền ẩm thực Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thịt vịt có tác dụng gì? Ăn thịt vịt có tốt không? Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gout có ăn thịt vịt được không? Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây để có đáp án chính xác và biết thêm nhiều thông tin khác có liên quan đến món ăn này nhé.

1. Những thông tin thú vị về thịt vịt có thể bạn chưa biết

1.1. Thịt vịt là gì?

Ảnh: Thịt vịt là gì?
Ảnh: Thịt vịt là gì?

Thịt vịt là thịt được lấy từ những loại vịt khác nhau, trong đó phổ biến nhất là vịt nhà. Đây không chỉ là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong nền ẩm thực trên toàn thế giới, nhất là khu vực châu Á. Cho tới nay, Trung Quốc được xem là nơi cung cấp sản lượng thịt vịt nhiều nhất thế giới và ngay sau đó là Pháp.

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt và hơi mặn, có tác dụng dưỡng vị, tư âm. Do đó, sử dụng loại thực phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị chứng hư lao, nhiệt miệng, tiểu tiện bất lợi, bổ thủy đạo và ngũ đạo. Cũng trong những ghi chép từ các tài liệu cổ, thịt vịt được xem là một trong những vị thuốc bổ thường hạng, có công dụng bổ hư, trừ nhiệt, lợi thủy và điều hòa ngũ tạng.

Có nhiều loại vịt khác nhau, mỗi loại lại mang đến một công dụng nổi bật riêng, chẳng hạn như: Vịt trắng xương đen chủ trị hư lao, nhiệt độc, vịt trống đầu xanh có tác dụng lợi tiểu,... Tuy nhiên, xét về phương diện sử dụng làm thuốc thì theo Đông y, thịt vịt mái già vẫn là tốt nhất.

1.2. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Ảnh: Thành phần dinh dưỡng trong thịt vịt
Ảnh: Thành phần dinh dưỡng trong thịt vịt

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt vịt bao gồm:

Không chỉ vậy, thực phẩm này còn chứa một lượng lớn các chất béo thiết yếu lành mạnh, có thể kể đến như các acid béo Omega-3 và Omega-6.

(%DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng trong thực phẩm so với hàm lượng cần nạp vào cơ thể trong một ngày ở người trường thành)

2. Thịt vịt có tác dụng gì?

Ảnh: Thịt vịt có tác dụng gì?
Ảnh: Thịt vịt có tác dụng gì?

Với thành phần giàu dưỡng chất như đã trình bày ở phần trên của bài viết, thịt vịt có tác dụng gì? Hãy cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn về tác dụng của thịt vịt nhé.

2.1. Kiểm soát huyết áp, cải thiện hệ tim mạch

Nhờ hàm lượng Omega-3 và Omega-6 dồi dào mà thịt vịt được xem là một trong những thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao đồng thời mang đến những ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, thịt vịt còn cung cấp cho cơ thể một lượng sắt tương đương với thịt đỏ, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe tim mạch của bạn.

Ảnh: Thịt vịt giúp kiểm soát huyết áp
Ảnh: Thịt vịt giúp kiểm soát huyết áp

2.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Thịt vịt là một nguồn cung cấp Selen tuyệt vời trong tự nhiên. Selen chính là một hoạt chất chống oxy hóa quan trọng. Nó được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm và bảo vệ các tế bào khỏi các tổn thương. Cả 2 điều này sẽ giúp cơ thể tăng cường được hàng rào miễn dịch.

Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C và Kẽm dồi dào trong thành phần của thịt vịt cũng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe hệ miễn dịch. Chùng còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương.

2.3. Giảm cholesterol

Thịt vịt chứa chủ yếu chất béo không bão hòa - dạng chất béo lành mạnh giúp làm tăng lượng cholesterol-HDL (cholesterol tốt) trong máu. Cùng với đó, nó cũng làm giảm hàm lượng LDL-cholesterol (cholesterol xấu), từ đó hạn chế đáng kể tình trạng rối loạn mỡ máu. Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết thịt vịt có tác dụng gì thì đây chính là một trong những tác dụng nổi bật từ thực phẩm này.

Ảnh: Ăn thịt vịt giúp làm giảm cholesterol
Ảnh: Ăn thịt vịt giúp làm giảm cholesterol

2.4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Niacin hay vitamin B3 có trong thành phần của thịt vịt được chứng minh là có khả năng tăng cường hệ tiêu hóa, giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt hơn. Sở dĩ như vậy là bởi vitamin B3 giúp tăng cường khả năng hấp thu carbohydrate và protein.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B6 dồi dào trong thịt vịt cũng góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra có hiệu quả hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng hơn.

2.5. Các tác dụng khác của thịt vịt

Bên cạnh những tác dụng kể trên, thịt vịt còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe khác như:

Ảnh: Tác dụng của thịt vịt
Ảnh: Tác dụng của thịt vịt

Đến đây, bạn đã biết thịt vịt có tác dụng gì rồi đúng không?

3. Những lưu ý khi dùng thịt vịt

Để tránh các tác hại từ thịt vịt, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số mục sau đây:

3.1. Thịt vịt kỵ gì?

Mặc dù là nguyên liệu nấu ăn phổ biến và được thêm vào nhiều món khác nhau nhưng trong quá trình chế biến, nếu kết hợp thịt vịt với một số nguyên liệu khác có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Cụ thể như sau:

3.2. Đối tượng nào không nên ăn thịt vịt?

Ảnh: Người bị ho dai dẳng không nên ăn thịt vịt
Ảnh: Người bị ho dai dẳng không nên ăn thịt vịt

3.3. Sử dụng thịt vịt đúng cách

Ngoài việc sử dụng thịt vịt cho đúng đối tượng và kết hợp cùng các nguyên liệu khác đúng cách, người dùng cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để đảm bảo an toàn khi sử dụng thịt vịt:

Ảnh: Sử dụng thịt vịt đúng cách
Ảnh: Sử dụng thịt vịt đúng cách

4. Gợi ý món ngon từ thịt vịt

Cùng chúng tôi tham khảo ngay một số món ăn hấp dẫn với nguyên liệu từ thịt vịt sau đây:

4.1. Vịt om sấu

Nguyên liệu: 1-1,5kg thịt vịt; 5 - 10 quả sấu; dầu ăn, nước mắm, rau mùi, riềng, tỏi, sả, hành lá, hành khô, gừng, đường, muối, chanh,...

Cách thực hiện:

  • Thịt vịt xát muối sau đó rửa sạch, dùng 1/2 trái chanh xát đều lên da cho thật sạch rồi tiếp tục rửa lại, để cho ráo và chặt thành từng miếng vừa ăn. Các nguyên liệu còn lại rửa sạch sau đó băm nhỏ.
  • Ướp phần thịt vịt trên cùng 1/2 lượng sả, tỏi, gừng, hành khô,... cho thêm 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối, ít nước mắm, dầu ăn sau đó trộn đều và đợi trong khoảng 15 - 20 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
  • Cho nồi lên bếp, thêm ít dầu ăn, chờ khi dầu sôi thì cho thêm phần hành khô, sả, tỏi, gừng còn lại vào phi thơm, tiếp đó, cho phần thịt vịt đã ướp vào, đảo đều tay cho đến khi thịt săn lại và chuyển màu.
  • Thêm sấu vào nồi, tiếp tục đun tới khi nước xâm xấp mặt thịt thì đậy vung lại, vặn nhỏ lửa rồi đun tiếp trong vòng 30 phút. Tiếp đó, lấy muôi dầm nát sấu và đun thêm từ 3 - 5 phút nữa. Có thể thêm hành lá rau mùi, rau ngổ,... vào nồi tùy theo sở thích rồi tắt bếp.
Ảnh: Vịt om sấu
Ảnh: Vịt om sấu

4.2. Vịt kho sả ớt

Nguyên liệu: 1/2 con vịt, chanh, muối trắng, hạt tiêu, đường, nước mắm, hành khô, ớt quả, nước dừa, 2 - 4 tép sả,...

Cách thực hiện:

Thịt vịt làm sạch theo cách trên. Các nguyên liệu khác rửa sạch rồi băm nhỏ. Ướp thịt với gia vị rồi đợi 15 - 20 phút để gia vị ngấm đều.

Phi thơm hành khô, sả rồi cho thịt vào, đảo đều đến khi thịt săn lại thì cho thêm nước dừa rồi đun lửa nhỏ tới khi nước hơi cạn thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun tiếp đến khi nước dừa sệt lại thì tắt bếp.

Ảnh: Vịt kho sả ớt
Ảnh: Vịt kho sả ớt

5. Những câu hỏi thường gặp về thịt vịt

Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về thịt vịt.

5.1. Người tiểu đường có ăn thịt vịt được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có thể ăn thịt vịt. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thịt ở phần ức, hạn chế ăn da hoặc những phần có nhiều mỡ khác và chỉ nên ăn từng chút một.

5.2. Người bệnh gout có ăn thịt vịt được không?

Câu trả lời là không nhé. Thịt vịt được xếp vào nhóm các thực phẩm có hàm lượng purin cao nên rất dễ khiến acid uric máu tăng cao và làm nặng hơn tình trạng bệnh.

5.3. Thịt vịt là thịt trắng hay thịt đỏ?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thịt vịt được xếp vào nhóm thịt trắng cùng thịt gà và thịt gà tây. Sở dĩ thịt vịt có màu sẫm hơn các loại thịt trắng khác là bởi trong thành phần của nó có chứa hàm lượng myoglobin cao hơn.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết thịt vịt có tác dụng gì và người mắc bệnh gout hay bệnh tiểu đường có ăn thịt vịt được hay không rồi đúng không? Hãy sử dụng thịt vịt đúng cách để tận dụng được những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo an toàn nhé.

Bình chọn