17/08/2024
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thực đơn cho người bệnh gout khoa học sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Tham khảo ngay những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh gout dưới đây.
Tại sao người bị gout nên có thực đơn riêng?
Như bạn đã biết, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout chính là xuất phát từ những món ăn hàng ngày. Nạp vào cơ thể quá nhiều chất đạm từ các loại thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản,… khiến cơ thể dư thừa axit uric. Các tinh thể urat không được đào thải mà lắng đọng tại các khớp xương gây ra hiện tượng đau nhức.
Thực đơn cho người bệnh gout
Để điều trị bệnh gout cũng như hạn chế nguy cơ tái phát bệnh, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần được kiểm soát chặt chẽ. Mục đích của việc điều trị bệnh gout là giảm axit uric trong máu. Chính vì vậy, một thực đơn cho người bệnh gout vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, vừa hạn chế purin là điều vô cùng cần thiết.
Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Nguyên tắc để xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh cho người bị bệnh gout là hạn chế các loại thực phẩm giàu purin. Dưới đây là nhóm các loại thực phẩm mà người bệnh gout nên hiểu rõ trước khi lên thực đơn hàng ngày.
Các thực phẩm giàu đạm
Đây là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao. Hãy tránh xa các nhóm chứa trên 150mg % purin như nội tạng động vật, động vật thịt đỏ, các loại hải sản, nấm, măng tây…
Thay vào đó, hãy ăn thịt lợn nạc, trứng, sữa ít béo… nhưng với một lượng nhỏ.
Thực phẩm giàu chất béo
Đối với cơ thể, chất béo rất quan trọng vì nó cung cấp năng lượng và hoạt động. Người bị bệnh gout không thể kiêng hoàn toàn nhưng cũng cần hạn chế vì nhóm chất này góp phần khiến các cơn đau nghiêm trọng hơn. Lượng chất béo mà một người bị bệnh gout sử dụng chỉ nên trong khoảng 15 – 20% trong tổng dinh dưỡng của bữa ăn. Không ăn mỡ động vật và các loại dầu hướng dương, dầu đậu nành, thay vào đó là dùng dầu oliu, dầu lạc…
Thực phẩm giàu tinh bột
Rất mừng là người bị bệnh gout không cần kiêng tinh bột. Bạn có thể thoải mái ăn cơm, mì, bún… vì hầu hết các loại tinh bột chứa rất ít purin.
Tin liên quan
Rau củ quả và trái cây
Trừ nấm, giá đỗ, măng tây… thì bạn có thể ăn các loại rau củ có lượng purin thấp, ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua…
Đồ uống
Người bị bệnh gout tuyệt đối không ăn uống rượu bia và các loại nước ngọt có chứa đường fructose. Hãy uống thật nhiều nước nhất là nước khoáng bicarbonate.
Hãy tham khảo thực đơn trong 1 tuần dành cho người bị bệnh gout dưới đây và xây dựng cho mình một thực đơn hoàn hảo:
Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Kết hợp với việc thực hiện ăn uống theo đúng thực đơn thì người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ:
- Tập thể dục hàng ngày, nhất là những bài tập cho xương khớp như yoga, đạp xe, chạy bộ, đi bộ… để các khớp xương linh hoạt hơn, tăng tiết dịch khớp.
- Ăn ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng một lần, làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu của bạn.
Đây là những thông tin hữu ích dành cho người bị bệnh gout. Với khẩu phần ăn khác nhau, người bệnh có thể lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với bản thân để vừa giảm được axit uric vừa đầy đủ chất dinh dưỡng.