Tìm hiểu ngay thực đơn ngày tết cho người tiểu đường

15/11/2022

Chế độ ăn uống lành mạnh trong những ngày Tết có ý nghĩa quyết định đến kết quả điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, Không phải ai cũng biết cách xây dựng một thực đơn phù hợp. Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây để có thể tự xây dựng một thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường tốt nhất nhé.

Ảnh: Xây dựng thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường
Ảnh: Xây dựng thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường

1. Xây dựng thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường

Để đảm bảo đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể trong một ngày nhưng vẫn kiểm soát được lượng đường trong máu cũng như tăng cường sức đề kháng, thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường vẫn cần phải có sự cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm quan trọng: Tinh bột - Đường, Chất xơ, Đạm và Chất béo.

1.1. Thực phẩm nhóm tinh bột (giàu đường glucose)

Ảnh: Thực phẩm nhóm tinh bột ngày Tết
Ảnh: Thực phẩm nhóm tinh bột ngày Tết

1.2. Thực phẩm nhóm chất xơ

Chất xơ là một nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích người bệnh tiểu đường nên bổ sung hàng ngày. Trong thực đơn ngày Tết, người bệnh nên:

Ảnh: Thực phẩm nhóm chất xơ ngày Tết
Ảnh: Thực phẩm nhóm chất xơ ngày Tết

1.3. Thực phẩm nhóm chất béo

Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid) chẳng hạn như dầu thực vật, sữa, bơ, phô mai vẫn cần phải có trong cả bữa ăn chính và phụ của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng với một lượng nhỏ để tránh làm tăng lượng mỡ trong máu, dẫn đến gan nhiễm mỡ và làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, trong đó có huyết áp cao.

Theo khuyến cáo, một người bệnh tiểu đường có thể sử dụng tối đa 2 thìa cà phê chất béo trong 1 bữa chính.

Ảnh: Thực phẩm nhóm chất béo ngày Tết
Ảnh: Thực phẩm nhóm chất béo ngày Tết

1.4. Thực phẩm nhóm đạm

Để tận dụng được nguồn đạm tự nhiên phục vụ cho nhu cầu phát triển của cơ thể đồng thời không ảnh hưởng tới quá trình điều trị, thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường cần lưu ý những điểm sau:

Ảnh: Thực phẩm nhóm chất đạm ngày Tết
Ảnh: Thực phẩm nhóm chất đạm ngày Tết

2. Người tiểu đường cần kiêng thực phẩm gì trong ngày Tết?

Để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết trong những ngày Tết, việc bổ sung các thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng là chưa đủ. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống không lành mạnh trước đây cùng những thực phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thì quá trình điều trị cũng sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Vậy đâu là những loại đồ ăn người tiểu đường cần kiêng khem trong ngày Tết? Cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời nhé.

Ảnh: Người tiểu đường kiêng gì ngày Tết?
Ảnh: Người tiểu đường kiêng gì ngày Tết?

3. Ăn uống đúng cách trong ngày Tết

Cách ăn uống khoa học cũng là một lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường.

3.1. Thời điểm của các bữa ăn

Trong các kỳ nghỉ lễ, thời điểm ăn bữa chính của nhiều gia đình thường bị đảo lộn. Chẳng hạn như có gia đình lại ăn sáng vào lúc 2 - 3 giờ sáng đêm giao thừa trong ngày Tết. Bạn cần lên sẵn kế hoạch để có thể sẵn sàng đối phó với sự thay đổi này nếu những bữa ăn của gia đình bạn không thể diễn ra đúng vào thời gian cố định như ngày bình thường.

Cụ thể hơn, nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm Insulin thì vào những ngày Tết, bạn cần phải có một bữa ăn nhẹ vào những thời điểm bạn thường ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết. Bạn cũng có thể xin sự tư vấn từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn về vấn đề này.

3.2. Có cách chế biến món ăn ngày lễ tốt cho người tiểu đường

Thay vì những món ăn chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ phổ biến trong ngày lễ, bạn hãy thử làm những món từ thịt hầm nấu cùng kem chua không béo hoặc ít béo nhé. Bên cạnh đó, hãy nấu những món ăn cần sử dụng ít đường như làm bánh nướng trái cây. Món ăn này không cần thêm đường nữa bởi trong các loại trái cây đã có sẵn vị ngọt tự nhiên rồi.

Ảnh: Người tiểu đường không nên ăn các món chiên xào
Ảnh: Người tiểu đường không nên ăn các món chiên xào

3.3. Ăn chậm, từng chút một

Hãy nhấm nháp một ít đồ ăn khi đang nấu hoặc chờ cho đến bữa ăn nhưng phải đảm bảo rằng món ăn này không làm thay đổi quá nhiều lượng đường huyết của bạn. Bạn cũng có thể bổ sung thêm một đĩa rau sống hoặc trụng qua nước sôi, một vài lát phô mai ít béo vào trong thực đơn dinh dưỡng ít calo hàng ngày của mình. Lưu ý, đừng để mất kiểm soát và thỏa mãn bản thân bằng những món chiên nhiều dầu mỡ hoặc có lượng calo cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng tiểu đường của bạn.

3.4.  Bổ sung nhiều rau xanh

Rau xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe của bất kỳ ai. Nhưng thật không may những món ăn từ rau xanh lại không xuất hiện nhiều trong các dịp lễ. Lời khuyên dành cho bạn lúc này là hãy biến bàn tiệc của mình trở nên hấp dẫn và đầy đủ màu sắc bằng cách cho thêm nhiều món ăn từ rau củ quả.

Rau xanh không chỉ có nhiều màu sắc khác nhau mà còn chứa nhiều dưỡng chất quý rất tốt cho sức khỏe. Hãy thêm ngay một đĩa rau trần hoặc một món salad rau xanh đã trộn gia vị xem sao. Rau xanh có lượng calo thấp lại rất ít tinh bột. Chúng sẽ giúp bạn đẩy lùi được cơn đói mà không cần phải ăn quá nhiều món ăn có hàm lượng calo cao và nhiều chất béo trên bàn ăn.

Ảnh: Người tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh
Ảnh: Người tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh

3.5. Người tiểu đường cần ăn có chọn lọc

Đa số những món ăn truyền thống ngày Tết như bánh tét, bánh chưng đều có hàm lượng tinh bột tương đối cao hoặc những món ăn nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao như chả giò hay bánh phồng tôm. Bên cạnh đó, bia rượu, nước ngọt cũng là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết.

Đừng ép bản thân ăn hết tất cả các món trên bàn ăn. Chỉ nên thử một phần nhỏ những món ăn bạn thích và có thể bỏ qua số còn lại. Giữa các món ăn tương tự nhau, hãy chọn một loại thôi. Ví dụ, nếu bạn thích ăn món khổ qua nhồi thịt thì có thể thử món này nhưng không nên ăn nhiều thịt kho tàu nữa.

3.6. Ăn những phần nhỏ hơn

Thức ăn giàu tinh bột xuất hiện rất thường xuyên trong các bàn tiệc ngày Tết. Do đó, người bệnh cần để ý phần ăn của mình. Nếu không biết nên lựa chọn một hay 2 món có nhiều tinh bột thì nên lấy mỗi thứ một phần nhỏ thôi. Nói chung, bạn cần phải giữ cho tổng lượng tinh bột nạp vào cơ thể ngày Tết chỉ tương đương với những ngày bình thường.

4. Duy trì chế độ vận động lành mạnh để kiểm soát đường huyết

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng với một tỷ lệ cân đối và ăn uống đúng cách, trong những ngày Tết, người bệnh tiểu đường cũng cần tiếp tục duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, vận động hợp lý. Chỉ có như vậy thì chế độ ăn lành mạnh mới phát huy được tối đa hiệu quả.

Cần duy trì luyện tập đều đặn, tối thiểu 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu người đái tháo đường tuýp 2 duy trì được những điều này thì việc kiểm soát đường huyết là hết sức dễ dàng.

Ảnh: Duy trì chế độ vận động lành mạnh
Ảnh: Duy trì chế độ vận động lành mạnh

5. Sử dụng thuốc tiểu đường đúng chỉ định

Uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ cũng là việc rất quan trọng để bạn có thể giữ đường huyết ổn định. Thế nhưng sinh hoạt hàng ngày trong dịp Tết thường bị xáo trộn khiến người bệnh dễ dàng quên uống thuốc hoặc tiêm Insulin. Điều này đối với người tiểu đường là vô cùng nguy hiểm. Đường huyết không được kiểm soát tốt và tăng cao đột ngột sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm vào bất kỳ lúc nào.

Ngoài ra, người tiểu đường nên phối hợp sử dụng các loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường để ổn định đường huyết và không gây hại cho sức khỏe như dây thìa canh, giảo cổ lam,... Quý khách xem ngay 2 dược liệu hàng đầu cải thiện bệnh tiểu đường tại bài viết dưới đây:


Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã tự xây dựng được thực đơn ngày Tết phù hợp nhất với bản thân rồi đúng không. Hãy ăn uống một cách khoa học để vừa tận hưởng được niềm vui trong ngày Tết vừa bảo vệ được sức khỏe của mình nhé.

Bình chọn