02/03/2021
Bệnh tiểu đường là bệnh lý mạn tính gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Càng ngày, số ca mắc tiểu đường càng nhiều, độ tuổi trung bình của những bệnh nhân tiểu đường cũng ngày càng trẻ hóa. Vậy các loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay là gì? Cùng xem ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Người tiểu đường khi nào cần dùng thuốc?
Đối với việc điều trị bệnh tiểu đường, dùng thuốc đúng loại, đúng liều là vô cùng quan trọng của việc dùng thuốc liên quan chặt chẽ tới các biến chứng nguy hiểm. Để xác định khi nào cần dùng thuốc, người bệnh tiểu đường trước hết cần xác định mình mắc loại nào.
Hiện nay, bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường tuýp 1: là khi tuyến tụy mất hoàn toàn khả năng tiết insulin - một hormon có vai trò chuyển hóa đường trong cơ thể. Chính vì thế, bệnh nhân bắt buộc phải bổ sung insulin từ các nguồn ngoại sinh ngay khi phát hiện bệnh.
Tiểu đường tuýp 2: đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2, có 2 cơ chế chính gây bệnh là sự rối loạn tiết insulin của tuyến tụy và sự đề kháng insulin của các tế bào trong cơ thể, người bệnh thiếu insulin một cách tương đối.
Tiểu đường thai kỳ: là tiểu đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 trước đó.

Với bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ, tùy vào chỉ số đường huyết mà bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc hay là không.
Bình thường, khi xét nghiệm máu mà có HbA1 (chỉ số gắn kết của tế bào đường trên tế bào hồng cầu trong máu) từ 6,5% là bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chẩn đoán tiền tiểu đường khi có tình trạng rối loạn glucose huyết nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của tiểu đường. Khi đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn và luyện tập hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
>> Tư vấn Bệnh Tiểu đường GỌI NGAY 02163 541 383 <<
2. Các loại thuốc tây trị tiểu đường
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây trị tiểu đường, chủ yếu được phân thành hai dạng là thuốc dùng đường uống và thuốc tiêm insulin.
Mỗi nhóm thuốc đều được nghiên cứu lâm sàng và được chứng minh phù hợp với từng thể bệnh khác nhau. Sau đây liệt kê những nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế .
2.1. Thuốc dùng đường uống

Những loại thuốc tây chữa tiểu đường dùng đường uống thông thường có tác dụng làm tăng tiết insulin hoặc tăng ái lực của insulin với các mô cơ quan, do đó thường được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Các loại thuốc dùng đường uống được chia thành các nhóm sau:
Nhóm sulfonylurea: là một trong những nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường tuýp 2.
Hoạt chất: Gliclazide, Glimepiride, Glipizide, Glibenclamide…
Tên thuốc: Diamicron MR, Glimepiride STADA, Amaryl, Glucotrol XL, Glipizid, Maninil, Glihexal.
Cơ chế tác dụng: kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin sau đó kéo dài thời gian tác dụng của insulin.
Ưu điểm: được sử dụng lâu năm, giá thành rẻ và hiệu lực cao, có tác dụng giảm biến chứng.
Nhược điểm: gây hạ đường huyết và tăng cân.
Nhóm Glinides: có tác dụng tương tự và cơ chế khá giống với nhóm sulfonylurea
Hoạt chất: Repaglinide
Tên thuốc: Relinide
Cơ chế tác dụng: kích thích tăng cường tiết insulin nhanh.
Ưu điểm: hấp thu nhanh nên giảm nhanh lượng đường trong máu sau ăn.
Nhược điểm: gây hạ đường huyết quá mức, tăng cân và cần dừng nhiều lần trong ngày do thời gian bán thải ngắn.
>> Tư vấn Bệnh Tiểu đường GỌI NGAY 02163 541 383 <<
Nhóm Biguanid: metformin là loại thuốc duy nhất trong nhóm biguanid còn được sử dụng cho đến ngày nay và là một trong những loại thuốc trị tiểu đường thông dụng nhất trên thế giới.
Hoạt chất: Metformin
Tên thuốc: Glucophage
Cơ chế tác dụng: giảm sản xuất glucose (đường) tại gan, kích thích các tế bào đặc hiệu tại ruột tiết GLP-1 giúp tăng tiết insulin.
Ưu điểm: được sử dụng lâu năm, dùng đơn độc không gây hạ đường huyết, không thay đổi cân nặng hoặc có thể giảm cân.
Nhược điểm: không dùng được trên bệnh nhân suy thận, tác dụng không mong muốn gây rối loạn tiêu hoá, nhiễm toan lactic ít gặp.

Nhóm ức chế α-glucosidase
Hoạt chất: Acarbose
Tên thuốc: Glucobay
Cơ chế tác dụng: ức chế cạnh tranh với các enzyme thuỷ phân đường nằm trên diềm bàn chải các tế bào ruột, làm chậm sự hấp thu đường tại ruột.
Ưu điểm: giảm đường huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ đường huyết.
Nhược điểm: tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là tiêu chảy, ngoài ra thuốc làm giảm hấp thu sắt.
Nhóm Thiazolidinedione: thường có tên gọi là các “glitazone”
Hoạt chất: Pioglitazone
Tên thuốc: Nilgar, Piotaz, Cortadia
Cơ chế tác dụng: tăng hoạt động của insulin, tăng cường hấp thu và sử dụng glucose trong tế bào, đồng thời làm các tế bào mô mỡ nhạy cảm hơn với insulin.
Ưu điểm: dụng đơn độc không gây hạ đường huyết quá mức và không gây tăng cân.
Nhược điểm: có tác dụng hạ đường huyết chậm, thường mất từ 2-3 tháng để có tác dụng tối đa, ngoài ra tác dụng không mong muốn là thiếu máu, tổn thương gan, ung thư bàng quang.
Nhóm ức chế enzym DPP-4
Hoạt chất: Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin
Tên thuốc: Sitavia, Januvia, Onglyza, Usabetic VG50, Meyerviliptin, Trajenta, Tranagliptin 5.
Cơ chế tác dụng: ức chế enzym thoái giáng GLP-1, tăng tiết insulin (không tăng tiết insulin nền) khi nồng độ glucose huyết tương tăng lên, giúp hạ đường huyết sau ăn
Ưu điểm: hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, tác dụng kéo dài, dung đơn độc không gây hạ đường huyết.
Nhược điểm: chi phí cao nhưng chưa chứng minh hiệu quả tốt
>> Tư vấn Bệnh Tiểu đường GỌI NGAY 02163 541 383 <<
Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri - Glucose SGLT2: có thể nói đây là loại thuốc mới nhất điều trị tiểu đường tuýp 2 được phê duyệt.
Hoạt chất: Dapagliflozin
Tên thuốc: Forxiga
Cơ chế tác dụng: ức chế chính vào SGLT2, là một kênh đồng vận chuyển natri và glucose ở ống lượn gần có vai trò tái hấp thu tới 90% lượng glucose trong nước tiểu đầu. Khi bị ức chế, glucose không được tái hấp thu và cứ thế đi ra ngoài theo nước tiểu
Ưu điểm: có tác dụng giảm cân nhẹ, giảm huyết áp tâm thu đáng kể, dùng đơn độc không gây hạ đường huyết
Nhược điểm: dễ nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục
2.2. Thuốc tiêm Insulin
Insulin sử dụng trong điều trị tiểu đường không phải là insulin nội sinh trong cơ thể, mà đã được điều chỉnh cấu trúc phân tử cho phù hợp với mục đích điều trị. Dựa vào thời gian tác dụng của Insulin, người ta chia các Insulin ra thành các loại:

Insulin tác dụng nhanh: Insulin lispro, Insulin aspart, Insulin glulisine.
Loại này có thời gian bắt đầu tác dụng rất nhanh (< 15 phút), nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được chỉ sau 1-2 giờ và thời gian tác dụng thì không kéo dài (3-5 giờ), với Insulin glulisine thậm chí còn ngắn hơn, chỉ 1-2.5 giờ.
Insulin tác dụng nhanh được dùng trước bữa ăn để giảm đường huyết sau ăn. Ngoài ra, nhóm này còn thường được sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân hôn mê do nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu hoặc phẫu thuật.
Insulin tác dụng ngắn (còn gọi là Insulin thường - regular insulin): Actrapid, Novolin, Velosulin.
Thời gian bắt đầu tác dụng chậm hơn loại trên (30-60 phút), nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2-5 giờ và thời gian tác dụng cũng dài hơn vài giờ (trừ Velosulin có thời gian tác dụng chỉ 2-3 giờ).
Có cấu trúc và tác dụng tương tự insulin người. Cung cấp lượng insulin cần thiết bù lại cho bữa ăn từ 30 - 60 phút.
Insulin tác dụng trung gian: Insulin NPH.
Thời gian khởi phát tác dụng muộn hơn loại trên (1-2 giờ), nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 4-12 giờ và thời gian tác dụng lên đến 18 giờ.
Có tác dụng trong vòng nửa ngày hoặc qua đêm, thường được kết hợp với insulin có tác dụng kéo dài hoặc ngắn để duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương.
Insulin tác dụng kéo dài: Insulin detemir, Insulin glargine.
Đây là loại insulin có tác dụng kéo dài lên đến 24 giờ và chỉ cần một lần tiêm/ngày. Nghiên cứu về dược động học của các thuốc này thường không tìm thấy nồng độ đỉnh trong huyết tương của chúng.
Không sử dụng trong cấp cứu tăng đường huyết quá mức.
>> Tư vấn Bệnh Tiểu đường GỌI NGAY 02163 541 383 <<
Ngoài ra còn một loại insulin hỗn hợp là loại được phối hợp bởi loại có tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài.
Tác dụng của insulin hỗn hợp phụ thuộc vào các loại insulin thành phần, thông thường có tác dụng hạ đường huyết nhanh (khởi phát nhanh) và tác dụng kéo dài.
Xem thêm:
Thuốc Galvus - thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Thuốc Metformin và những điều cần biết
Thuốc Diamicron - thuốc trị tiểu đường bạn nên biết
Thuốc Glimepiride: điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2
Thuốc Forxiga - Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 tốt nhất của Mỹ
3. Thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay
Có nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường với các cơ chế tác dụng, hoạt chất, dạng sản xuất, mục đích khám chữa khác nhau. Dược Kiên Minh sẽ giúp bạn tìm hiểu danh mục thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay như sau:
3.1. Thuốc tiểu đường Diamicron MR 60

Hoạt chất: thuốc điều trị bệnh tiểu đường do Pháp bào chế có hoạt chất chính là gliclazide.
Chỉ định: thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea có công dụng trong khám chữa tiểu đường type 2.
Cơ chế: kích thích các tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin giúp hạ đường huyết, ngoài ra thuốc còn có tác dụng ức chế quá trình đông máu nên có thể sử dụng để đề phòng biến chứng tim mạch của tiểu đường.
Tác dụng không mong muốn
Hạ đường huyết quá mức
Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ hơi, chán ăn, tiêu chảy
Rối loạn đông máu: răng bị chảy máu, chảy máu mũi, ho ra máu…
Triệu chứng thiếu máu (da nhợt nhạt, chóng mặt, hoa mắt…)
Phản ứng dị ứng
Gan tổn thương ( vàng da, men gan tăng,…)
Giá thuốc: với hộp 30 viên nén Diamicron MR 60mg có giá khoảng 190.000 VNĐ.
3.2. Thuốc tiểu đường Glucophage 500mg

Hoạt chất: Metformin
Cơ chế:
Thuốc có hoạt chất Metformin thuộc nhóm dẫn xuất Biguanid
Glucophage 500mg làm giảm hấp thu Glucose tại ruột, tăng hoạt hóa glucose vào tế bào, tăng chuyển hóa glucose thành glycogen tại gan, ức chế gan tân tạo glucose.
Chỉ định: thuốc dùng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh khác.
Tác dụng không mong muốn
Cảm nhận thấy biếng ăn, sụt cân
Không ổn định hệ tiêu hóa, buồn ói, nôn
Nặng hơn là gây nhiễm toan, ceton niệu…
Một số loại thuốc Metformin nổi tiếng trên thị trường như sau: Glucophage 850mg, Glucophage XR, Glumetza, Fortamet, Riomet
Giá cả: Thuốc Glucophage 500mg thuốc tiểu đường của Pháp dạng viên nén bao phim với giá khoảng 100.000 vnđ/hộp 5 vỉ x10 viên.
3.3. Thuốc tiểu đường Forxiga

Hoạt chất: Dapagliflozin
Chỉ định: thuốc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2.
Tác dụng không mong muốn
Hạ đường huyết
Không ổn định lipid máu
Giảm thanh thải Creatinin, tiểu rắt, nhiễm vi khuẩn tiết niệu
Giá thuốc: Thuốc chữa bệnh bệnh tiểu đường của Mỹ Forxiga 10 mg dạng viên nén hộp 2 vỉ x 14 viên có giá khoảng 540.000 vnđ/ hộp.
3.4. Thuốc trị tiểu đường Glimepiride

Hoạt chất chính: Glimepiride
Chỉ định: Thuốc Glimepiride được chỉ định điều trị tiểu đường type 2
Cơ chế: Glimepiride giúp kích thích tăng tiết insulin từ các tế bào đảo tụy nên thuốc chỉ phát huy công dụng khi các cấu trúc tế bào đảo tụy còn sản xuất được insulin.
Tác dụng không mong muốn
Hạ đường huyết
Tăng men gan
Buồn nôn, chán ăn
Giảm tiểu cầu, bạch cầu,…
Giá thuốc: Thuốc trị bệnh tiểu đường Glimepiride do Việt Nam chế tạo có giá khoảng 50.000-60.000 vnđ/hộp với hàm lượng 2mg hoặc 4mg hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
3.5. Thuốc trị tiểu đường Glucofast

Hoạt chất: Metformin hydrochloride 850mg
Chỉ định: những trường hợp tiểu đường không phụ thuộc insulin hoặc kết hợp với thuốc tiểu đường như sulfonylurea.
Tác dụng không mong muốn
Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,…
Tuy nhiên, thuốc này là 1 trong những thuốc ít tác dụng phụ và an toàn nhất.
Giá thuốc: Thuốc Glucofast 850mg dạng viên nén bao phim, mỗi hộp 3 vỉ mỗi vỉ 20 viên có giá khoảng 360.000vnđ.
3.6. Thuốc trị tiểu đường Gliclazide Stada

Hoạt chất: Gliclazide
Chỉ định: dùng cho tiểu đường tuýp 2, hoặc khi bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị không dùng thuốc bằng cách ăn uống theo thực đơn người tiểu đường kết hợp luyện tập mà không có kết quả.
Cơ chế: Gliclazide với tác dụng kích thích các tế bào beta đảo tụy tăng tiết chất insulin giúp hạ nồng độ glucose máu.
Tác dụng không mong muốn
Hạ đường huyết
Rối loạn hệ tiêu hóa, nôn, buồn ói, tiêu chảy
Thiếu máu tan máu
Rối loạn thị giác
Giá thuốc: Gliclazide stada hộp 6 vỉ mỗi vỉ 10 viên nén có giá khoảng 110.000 vnđ/ hộp.
3.7. Thuốc trị tiểu đường Glucovance

Hoạt chất: Metformin hydrochloride 500mg và Glibenclamide 5mg.
Chỉ định: người bị bệnh tiểu đường type 2.
Tác dụng không mong muốn
Rối loạn hệ tiêu hóa, nôn, buồn nôn mửa, tiêu chảy
Giảm thị lực
Giảm bạch cầu, tiểu đường
Rối loạn các chức năng gan, thận
Dị ứng
Giá thuốc: Glucovance là viên nén bao phim, mỗi hộp thuốc có 2 vỉ mỗi vỉ 15 viên có giá khoảng 150.000 vnđ/ hộp.
3.8. Thuốc chữa tiểu đường Mixtard 30

Hoạt chất: Hoạt chất đó là Insulin
Dạng bào chế: Thuốc tiểu đường dạng tiêm Mixtard 30 là hỗn dịch tiêm với hoạt chất là insulin human nồng độ 100 IU/ml.
Cơ chế:
Insulin là chất duy nhất trong cơ thể có khả năng chuyển hóa glucose thành glycogen làm giảm glucose máu.
Người bệnh bị tiểu đường tức là hàm lượng insulin trong máu bị thiếu hoặc không thể nhạy cảm, bởi vì thế cần bổ sung cho bệnh nhân.
Thuốc Mixtard 30 được dùng dùng chủ yếu trong tiểu đường type 1 và bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không đáp ứng điều trị thuốc viên hoặc hết hiệu quả.
Tác dụng không mong muốn
Hạ đường huyết đột ngột: tay chân lạnh, run, hoa thị giác, chóng mặt, đói,…
Loạn dưỡng mỡ ở tại vị trí tiêm nếu tiêm nhiều lần cùng một vị trí, phù, không ổn định thị lực, không ổn định hệ tiêu hóa, dị ứng…
Giá cả Mixtard 30: hộp 5 cây bút tiêm bơm sẵn thuốc, mỗi cây 3ml dạng hỗn dịch với giá khoảng là 180.000 vnđ/hộp.
3.9. Thuốc tiểu đường tốt nhất - thuốc Acarbose (Glucobay)

Tên quốc tế: Acarbose
Thuốc biệt dược nổi tiếng của Acarbose sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Glucobay.
Nhóm thuốc: thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế enzym Alpha- glucosidase trong chữa bệnh tiểu đường (ĐTĐ) type 2.
Chỉ định
Glucobay sử dụng đơn độc điều trị hoặc phối với thuốc thuộc nhóm sulfonylurea trong điều trị tiểu đường type 2.
Thuốc được sử dụng lúc liệu pháp điều trị ĐTĐ bằng độ ăn và tập luyện không khống chế được.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc hay gây phản ứng phụ đi kèm bên trên đường tiêu hóa như: bụng chướng lên, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…
Thuốc có thể gây tăng men gan làm chức năng gan không bình thường.
Dị ứng: ngứa ngáy da, ngoại ban.
Gây một vài bệnh về gan như: vàng da, viêm gan.
Xem thêm:
Top 5 thuốc tiểu đường của Pháp tin dùng nhất hiện nay
Điểm danh 8 loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất hiện nay
Top 5 thuốc tiểu đường của Nhật tốt nhất
4. Uống thuốc tiểu đường có hại không?
Như mọi người cũng đã biết, tiểu đường là một bệnh mạn tính mà khi đã phát hiện, người bệnh có thể sẽ phải duy trì thuốc trong thời gian dài và thường sẽ tăng dần liều theo thời gian.
Theo nguyên lý, dùng thuốc tiểu đường giúp người bệnh duy trì đường huyết ở mức ổn định, nhằm giảm các biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc nào cũng thế, đi kèm với công dụng thì luôn có những tác dụng không mong muốn.

Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người mà tác dụng phụ có thể nhẹ hay nguy hiểm. Do đó việc dùng thuốc tây trị tiểu đường có thể gây hại cho người bệnh là đúng.
Ảnh hưởng tới gan và thận: ngoại trừ metformin, hầu hết các loại thuốc tiểu đường là thuốc tổng hợp có nguồn gốc hoá dược, khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới gan và thận. Ngoài ra, khi sử dụng metformin lâu dài có thể làm giảm lượng vitamin B12, tăng nguy cơ thiếu máu và các biến chứng thần kinh ở người tiểu đường.
Thuốc trị tiểu đường có tác dụng phụ gây tăng cân, hạ đường huyết, rối loạn tiêu hoá: một trong những biến chứng cấp tính hay gặp ở bệnh tiểu đường là hạ đường huyết. Nếu hạ đường huyết cấp tính không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tác dụng phụ nghiêm trọng như phản ứng dị ứng, nhiễm toan lactic, nhiễm toan ceton,... nếu không sử dụng thuốc đúng cách.
Uống thuốc tiểu đường dẫn đến “nhờn thuốc”: khi sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài luôn gây tác dụng phụ là nhờn thuốc hay quen thuốc, khi đó người bệnh cần tăng liều hoặc bổ sung thuốc mới để duy trì mục tiêu đường huyết.
Để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, khi dùng thuốc tiểu đường người bệnh cần tuyệt đối tuân theo phác đồ của bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn.
Không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc cần chú ý điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống theo chế độ người tiểu đường để thuốc phát huy được tối đa công dụng cũng như tránh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
>> Tư vấn Bệnh Tiểu đường GỌI NGAY 02163 541 383 <<
5. Lưu ý giúp bạn chọn được thuốc tiểu đường tốt nhất
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc tiểu đường và thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu giúp hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường. Để lựa chọn được thuốc tiểu đường tốt nhất, người bệnh cần cân nhắc một số lưu ý sau:
Phù hợp với từng giai đoạn bệnh

Đối với người tiểu đường, tiêu chí đầu tiên để chọn được sản phẩm tốt là phải phù hợp với mỗi giai đoạn bệnh. Điều này không chỉ giúp giảm bớt liều thuốc điều trị trong tương lai, mà còn giảm thiểu biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Thông thường khi mới phát hiện bệnh tiểu đường, người bệnh thường được bác sĩ khuyến khích thay đổi lối sống, cách sinh hoạt, ăn uống, vận động,... rồi mới tái khám. Người bệnh bắt đầu điều trị bằng thuốc khi mức đường huyết không đạt được ngưỡng mục tiêu.
Với từng giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ đưa các phác đồ điều trị khác nhau, ví dụ khi chưa có biến chứng, vấn đề cần giải quyết chủ yếu là tình trạng kháng insulin ở người tiểu đường tuýp 2 và tuyến tụy mất khả năng tiết insulin ở người tiểu đường tuýp 1.
Ngoài điều trị thuốc tây, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết như dây thìa canh, vỏ quế, mướp đắng, lá xoài,...
Khi bước vào giai đoạn biến chứng, ngoài mục tiêu đường huyết, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng để ngăn chặn và cải thiện biến chứng.
Chọn sản phẩm của thương hiệu lớn

Khi lựa chọn thuốc tiểu đường, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu lớn, có danh tiếng trên thị trường bởi những thương hiệu này có lịch sử lâu đời và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
Bên cạnh đó, các sản phẩm của họ luôn được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia trình độ chuyên môn cao, công nghệ sản xuất hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của ngành công nghiệp dược phẩm.
Do đó, sản phẩm của những thương hiệu lớn sẽ có chất lượng tốt, mang lại hiệu quả và độ an toàn cho người bệnh.
Chọn đơn vị cung cấp uy tín
Một trong những tiêu chí quan trọng để chọn được thuốc tiểu đường tốt nhất là chọn đơn vị cung cấp sản phẩm ưu tín, có đầy đủ hotline cũng như các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Sản phẩm phải là hàng chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ, hoá đơn rõ ràng.
Được Bộ Y tế cấp phép lưu hành
Và một tiêu chí quan trọng mang tính pháp lý là sản phẩm phải được Bộ Y Tế cho phép lưu hành và được bán tại nhà thuốc.
Bất kỳ sản phẩm sức khỏe nào cũng phải được kiểm duyệt và chứng thực về tác dụng bởi Bộ Y Tế mới có thể đưa đến tay người tiêu dùng.
Chính vì vậy, chúng tôi khuyên dùng sản phẩm từ dây thìa canh - dược liệu chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay - VIÊN THÌA CANH - thảo dược các bác sĩ khuyên dùng khi chúng ta chưa phải dùng thuốc tiểu đường mà chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn. Viên thìa canh - Sản phẩm vàng cho người bị bệnh tiểu đường.
Trên đây, Dược Kiên Minh đã giúp bạn tìm hiểu về thuốc tiểu đường tốt nhất dành cho người bệnh. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy gọi ngay tới chúng tôi để được tư vấn bệnh kỹ và cụ thể nhất nhé!
Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!