3 loại thuốc trị Gout cấp hiệu quả được sử dụng nhiều nhất

14/04/2021

Mục lục [ Ẩn ]

NSAIDs, Colchicin và Corticoid hiện đang là 3 loại thuốc trị Gout cấp chính được sử dụng có hiệu quả nhất hiện nay. Bạn đã biết gì về chúng? Cùng tìm hiểu kĩ hơn về cơ chế, tác dụng và chỉ định của từng nhóm để áp dụng cho đúng trong bài viết dưới đây nhé. 

Ảnh 1: Thuốc trị Gout cấp 
Ảnh 1: Thuốc trị Gout cấp 

1. Bệnh Gout cấp là gì?

Cơn Gout cấp tính được chia thành 2 thể chính với những đặc điểm khác nhau.

1.1. Thể điển hình

Đây là thể hay gặp nhất ở những người bị bệnh Gout, với những đặc điểm như:

1.2. Thể không điển hình

Đây là thể bệnh không phổ biến. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng khác như mệt mỏi, sưng đau các khớp không điển hình. Khi chẩn đoán sẽ gặp khó khăn, dễ gây nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh khác.

Cơn gout cấp cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu không bệnh sẽ ngày một nặng thêm, khó kiểm soát được các triệu chứng cũng như các biến chứng có thể xảy ra.

Ảnh 2: Bệnh Gout cấp là gì?
Ảnh 2: Bệnh Gout cấp là gì?

2. Thuốc trị gout cấp

2.1. Nguyên tắc điều trị Gout cấp 

Có một số nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị gout cấp như:

Xem thêm: 

Bệnh gout cấp tính

Phụ nữ có bị bệnh gút không

2.2. NSAIDs - Lựa chọn hàng đầu của thuốc trị gout cấp

NSAIDs hay thuốc chống viêm không steroid được lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân Gout cấp tính.

NSAIDs có tác dụng giảm đau, chống viêm rất hiệu quả trong điều trị Gout cấp. Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ nên việc dùng lâu dài, liều cao khá hạn chế. Ưu tiên hơn cho những bệnh nhân không có bệnh lý đi kèm khác, nên chọn loại có tác dụng nhanh và bắt đầu với liều cao trong 2-3 ngày đầu rồi giảm liều trong những ngày sau đó.

Cần lưu ý nhóm thuốc này có chống chỉ định tuyệt đối trên các đối tượng:

Một số thuốc của nhóm NSAIDs như:

Ảnh 3: NSAIDs - Thuốc trị gout cấp hàng đầu
Ảnh 3: NSAIDs - Thuốc trị gout cấp hàng đầu

Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất của NSAIDs đó là trên đường tiêu hóa. Buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, ỉa chảy, táo bón, loét dạ dày tá tràng, chảy máu thậm chí là thủng đường tiêu hóa là những tác dụng không mong muốn mà nó có thể gây ra. Tuy nhiên không phải tất cả các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng phụ như vậy. 

Để làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa có thể cần dùng thêm một số thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như nhóm thuốc PPI: Omeprazole 40mg..., nhóm bismuth…

Hiện nay ưu tiên dùng trên thị trường các thuốc NSAIDs có cơ chế ức chế chọn lọc enzyme COX 2 đem lại hiệu quả giảm đau chống viêm tốt nhưng tác dụng phụ giảm. Đại diện là Celecoxib 200-400mg/ngày.

Cơ chế tác dụng của celecoxib là ức chế sự tổng hợp prostaglandin, chủ yếu thông qua tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase-2 (COX-2), dẫn đến làm giảm sự tạo thành các prostaglandin. Khác với phần lớn các NSAIDs đã có trước đây, celecoxib không ức chế enzym cyclooxygenase-1 (COX-1) với các nồng độ điều trị ở người vì vậy ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

2.3. Colchicine - Thuốc trị Gout cấp hàng thứ hai

Colchicine có tác dụng tốt, nhanh và nhạy đối với Gout cấp, thuốc giảm đau ngay trong 48h. Tuy nhiên hiện nay đây chỉ là lựa chọn thứ 2 trong điều trị gout cấp do khoảng liều điều trị hẹp và độc tính tương đối cao của nó. 

Ảnh 4:Thuốc trị Gout Colchicine
Ảnh 4:Thuốc trị Gout Colchicine

Theo khuyến cáo EULAR 2016, trong đợt cấp thuốc dùng với liều 1mg trong 1 giờ đầu sau đó dùng tiếp liều 0.5mg. Duy trì liều thấp 0.5mg/ngày vào các ngày tiếp theo để làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Thường dùng duy trì trong thời gian 15 ngày.

Tác dụng của colchicin rất nhanh: Giảm đau nhanh chóng trong vòng 48h.

Colchicin làm giảm sự tập trung bạch cầu đến khớp bị viêm, ức chế quá trình thực bào các vi tinh thể urat và do đó kìm hãm sự sản xuất acid lactic duy trì PH tại chỗ bình thường. Tình trạng toan hay pH thấp tạo thuận lợi cho tinh thể urate kết tủa - là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout. Từ đó giảm tình trạng viêm và đau.

Ngoài tác dụng chống viêm thì colchicin còn có tác dụng như là một phương pháp test chẩn đoán gout.

Tác dụng phụ hay gặp nhất của thuốc là ỉa chảy, nôn và đau bụng. Đôi khi cần dùng kết hợp thêm thuốc giảm nhu động ruột hoặc thay thế colchicin bằng Colchimax(R), (colchicin có kèm theo opium để phòng tiêu chảy). Ít xảy ra hơn có thể gây hạ bạch cầu.

Lưu ý là thuốc không có tác dụng làm giảm acid uric (AU) máu nên không ảnh hưởng tới AU máu, không điều trị nguyên nhân.

2.4. Corticoid - Thuốc giảm đau chống viêm steroid

Ảnh 5: Corticoid điều trị Gout cấp
Ảnh 5: Corticoid điều trị Gout cấp

Đây là nhóm thuốc tác dụng chống viêm mạnh nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ. Thường dùng với thời gian ngắn sau khi khống chế được bệnh thì giảm liều và ngừng thuốc.

Corticoid được dùng trong các trường hợp sau: 

Chống chỉ định: Bệnh nhân lao đang tiến triển, người suy giảm miễn dịch.

Thận trọng với người đái tháo đường và tăng huyết áp.

Thuốc có thể sử dụng toàn thân như đường uống, tiêm tĩnh mạch hay tại chỗ (tiêm trực tiếp vào khớp) với liều dùng như sau:

Một số tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng nhóm thuốc này có thể kể đến như: tăng huyết áp, tăng đường huyết, suy thượng thận, loãng xương, hội chứng cushing, giảm bạch cầu tăng khả năng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.... Do đó cần hết sức lưu ý, sử dụng đúng liều, liệu trình điều trị, tuyệt đối không lạm dụng.

Ba loại thuốc trên là những thuốc được dùng hàng đầu trong điều trị gout cấp. Tùy vào triệu chứng và mức độ nặng của bệnh mà có thể dùng riêng rẽ từng thuốc hay dùng phối hợp các thuốc với nhau. Hiện nay, thường phối hợp 2 nhóm thuốc colchicin và NSAID hơn là phối hợp với Corticoid do thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. 

Ảnh 6: Corticoid có thể dùng tại chỗ
Ảnh 6: Corticoid có thể dùng tại chỗ

Tuy nhiên các nhóm thuốc trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không giải quyết triệt để được nguyên nhân vì vậy việc tìm và điều trị nguyên nhân vẫn là vấn đề quan trọng nhất trong việc điều trị cũng như dự phòng bệnh gout.

Việc sử dụng các thuốc tây điều trị gout sẽ không tránh khỏi nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn đặc biệt trong trường hợp phải dùng dài ngày, liều cao, lặp đi lặp lại nhiều lần. Hơn nữa chúng chỉ có tác dụng cắt cơn, điều trị triệu chứng của bệnh.

Trên thực tế, có cách làm giảm cơn đau gout cấp bằng thảo dược. Rất nhiều loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng tốt đối với bệnh Gout, hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, hỗ trợ làm giảm acid uric máu - nguyên nhân gây Gout. 

Nhiều bác sĩ, chuyên gia đã tin tưởng và khuyến khích bệnh nhân có thể dùng phối hợp các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn và thân thiện trong quá trình điều trị gout cấp. Bạn hãy tìm kiếm những sản phẩm đã được chứng nhận là an toàn và có tác dụng cải thiện bệnh. 

Khắc phục nhược điểm đó rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ra đời giúp hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện gout một cách hiệu quả. Với nguồn gốc từ tự nhiên chúng an toàn, lành tính vì vậy người bệnh có thể sử dụng trong một thời gian dài.

Sản phẩm Viên uống cao gắm của công ty TNHH Thảo dược Kiên Minh với thành phần là chiết xuất dây gắm cô đặc - dược liệu hàng đầu trong hỗ trợ điều trị Gout là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, sản phẩm đảm bảo an toàn lành tính cho mọi đối tượng sử dụng. 

Cao gắm dạng viên chất lượng và tiện lợi cho người sử dụng
Cao gắm dạng viên chất lượng và tiện lợi cho người sử dụng

Với tác dụng hỗ trợ giảm đau xương khớp do Gout, hỗ trợ làm giảm axit uric máu, bồi bổ gan thận, sản phẩm viên uống Cao gắm giúp cải thiện bệnh Gout của bạn hiệu quả, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Được sản xuất dưới dạng viên nén nên vô cùng tiện lợi, không cần mất thời gian cắt, pha uống và có thể mang theo bên người ở bất cứ đâu.  

Nếu có bất kì câu hỏi nào cần được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn về thuốc trị Gout cấp, hãy liên hệ ngay tới hotline 02163.541.383 để được tư vấn miễn phí.

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xem thêm: Thuốc trị gout

Xếp hạng: 4.5 (6 bình chọn)