Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Cách hạ đường huyết nhanh an toàn

14/04/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Chỉ số đường huyết là tiêu chí quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, “Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?” là thắc mắc của nhiều người sau khi biết chỉ số đường huyết của mình. Để giải đáp chi tiết thắc mắc này và tìm ra các giải pháp khắc phục, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết này nhé.

1. Một số khái niệm bạn nên biết

1.1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính biểu hiện bằng tình trạng nồng độ đường máu vượt quá mức quy định của người bình thường. 

Ảnh: Khái niệm bệnh tiểu đường
Ảnh: Khái niệm bệnh tiểu đường

Trong khi nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1 chủ yếu là do cơ thể thiếu hụt Insulin - hormon có tác dụng hạ đường huyết thì nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 2 lại là do hiện tượng đề kháng Insulin, nghĩa là mặc dù cơ thể có đủ lượng Insulin như bình thường nhưng không thể sử dụng được. Dù do nguyên nhân nào thì hậu quả cuối cùng cũng là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu, khiến đường máu tăng lên không kiểm soát.

1.2. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết thể hiện nồng độ glucose trong máu ngay tại thời điểm đo, tính theo đơn vị mg/dl hoặc mmol/l. Do chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt của mỗi người luôn có sự thay đổi mà chỉ số đường huyết cũng liên tục thay đổi.

Ảnh: Chỉ số đường huyết
Ảnh: Chỉ số đường huyết

2. Chỉ số đường huyết bình thường.

Để trả lời được câu hỏi “Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?”, trước hết bạn cần biết được chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tùy theo thời điểm đo và phương pháp đo khác nhau mà chỉ số đường huyết sẽ có các mức bình thường khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1. Đường huyết lúc đói

Đường huyết lúc đói là chỉ số được đo vào buổi sáng, sau khi người bệnh trải qua giấc ngủ khoảng 8 tiếng đồng thời nhịn ăn vào ban đêm. Lúc này, cơ thể chưa hề ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết vào thời điểm này nằm trong khoảng 3.9 - 5.0 mmol/L (70 - 92 mg/dL).

Theo các nghiên cứu, những người có lượng đường huyết khi đói ổn định trong mức giới hạn như trên thì sẽ không có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong vòng từ 10 - 15 năm tới.

2.2. Đường huyết sau ăn

Đây là chỉ số được tiến hành đo trong vòng 1 đến 2 giờ sau khi ăn. Chỉ số đường huyết sau khi ăn no của một người bình thường là dưới 7,8 mmol/L (140mg/dL)

Ảnh:  Đường huyết sau ăn
Ảnh:  Đường huyết sau ăn

2.3. Đường huyết sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose

Nghiệm pháp dung nạp glucose thường được thực hiện vào buổi sáng, sau khi cho người bệnh nhịn đói từ 10 - 14 giờ trở lên. Lúc này, bệnh nhân sẽ được lấy máu để làm xét nghiệm đường huyết khi đói trước. Sau đó, cho người bệnh uống 75g glucose trong vòng 5 phút và xét nghiệm lại chỉ số đường huyết sau uống 2 giờ để đánh giá khả năng sử dụng đường của cơ thể. Trong quá trình làm nghiệm pháp, người bệnh có thể ngồi nghỉ ngơi nhưng tuyệt đối không được hút thuốc lá hay uống cà phê.

Chỉ số đường huyết sau khi làm nghiệm pháp này nếu dưới 7,8 mmol/L (140mg/dL) là bình thường.

2.4. Xét nghiệm định lượng nồng độ Hemoglobin A1c (HbA1c)

Đây là xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán tiền đái tháo đường cũng như bệnh đái tháo đường dựa vào nồng độ Hemoglobin A1c có trong máu. HbA1c ở dưới mức 5,7% (42mmol/mol) là bình thường.

Nói tóm lại, chỉ số đường huyết được coi là bình thường khi:

3. Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Ảnh: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
Ảnh: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường đã trình bày ở phần trên bài viết, có thể thấy nếu chỉ số đường huyết của bạn là 7.2 thì điều đó có nghĩa bạn vẫn chưa bị mắc tiểu đường. Với chỉ số này, sức khỏe của bạn không gặp vấn đề nguy hiểm gì tại thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng chỉ số đường huyết 7.2 đang cao hơn mức giới hạn cho phép ở người bình thường (dưới 7 mmol/l). Do đó, nếu bạn để tình trạng này tiếp tục kéo dài, đường huyết khi đói luôn trên 7mmol/l thì sẽ trở nên hết sức nguy hiểm. 

Sở dĩ như vậy là bởi đường huyết tăng cao trong một thời gian dài sẽ kéo theo hàng loạt những tổn thương tại nhiều cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như tổn thương tim mạch, tổn thương hệ thần kinh, tổn thương thận,... Hậu quả cuối cùng là sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng (suy thận, đột quỵ, biến chứng tim mạch,...)

Ảnh: Đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Ảnh: Đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Hơn nữa, chỉ số đường huyết 7.2 chỉ là kết quả đo được vào thời điểm cơ thể đang đói - thời điểm mà đường huyết ở mức thấp nhất. Như vậy, đường huyết trong ngày của bạn sẽ còn dao động liên tục và chắc chắn sẽ cao hơn chỉ số này. Nhất là sau khi ăn, đường huyết của bạn sẽ tăng lên rất cao.

Chính vì vậy, sau khi phát hiện có chỉ số đường huyết là 7.2, bạn cần tiếp tục theo dõi đường huyết thường xuyên, theo dõi cả đường huyết sau khi ăn (bình thường, vào thời điểm sau bữa ăn chính 2 giờ, đường huyết phải giảm về dưới 10mmol/l) và nồng độ HbA1c - chỉ số thể hiện mức đường huyết trung bình của một người trong vòng 3 tháng (bình thường, chỉ số này phải ổn định trong khoảng dưới 7%).

Việc theo dõi sát chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn phát hiện bệnh tiểu đường một cách sớm nhất. Làm được như vậy, bạn sẽ không bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị bệnh. Nếu biết nắm bắt và kiểm soát được bệnh tiểu đường ngay trong thời gian này, mức đường huyết của bạn sẽ có cơ hội trở về ngưỡng thấp hơn, nghĩa là giảm xuống dưới 7mmol/l. Nhờ đó mà sức khỏe của bạn cùng sẽ được phục hồi và giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng về sau.

Ảnh: Cần theo dõi sát chỉ số đường huyết
Ảnh: Cần theo dõi sát chỉ số đường huyết

Đến đây, bạn đã trả lời được câu hỏi “Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?” rồi chứ?

4. Nên làm gì khi có chỉ số tiểu đường 7.2?

Bên cạnh việc theo dõi sát chỉ số đường huyết để phát hiện bệnh sớm nhất có thể, người có mức đường huyết 7.2 nên tham khảo thêm những phương pháp khác để kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay một số phương pháp sau đây:

4.1. Chế độ ăn uống

- Lựa chọn thực phẩm:

Bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Có thể kể đến như: yến mạch, gạo lứt, đậu nguyên vỏ, khoai lang, các loại rau xanh, trái cây ít đường,... Ngoài ra, những thực phẩm có màu đỏ tươi và màu xanh sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn do có chứa hàm lượng anthocyanins cao.

Ngược lại, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như gạo trắng, cơm, bún, miến, bánh làm từ bột mì, bánh ngọt và các loại trái cây ngọt như sầu riêng, nhãn, vải,...

Ảnh: Người có đường huyết cao cần lựa chọn thực phẩm hợp lý
Ảnh: Người có đường huyết cao cần lựa chọn thực phẩm hợp lý

- Kiểm soát cân nặng:

Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, hãy xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho mục tiêu giảm cân theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuy nhiên, phải đảm bảo vẫn cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu và không để cơ thể quá đói vì có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

- Có cách ăn hợp lý:

Đây là một phương pháp quan trọng góp phần cải thiện đường huyết 7.2. Theo đó, bạn nên bắt đầu bữa ăn bằng cách uống nước canh và ăn món rau trước để giảm cảm giác thèm ăn. Không chỉ vậy, chất xơ trong rau và nước canh cũng sẽ giúp quá trình hấp thu đường từ những thực phẩm khác trong bữa ăn xảy ra chậm hơn.

- Sử dụng các dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ngoài ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp kiểm soát tình trạng bệnh người bệnh tiểu đường nên tham khảo các dược liệu hỗ trợ chữa tiểu đường rất tốt như dây thìa canh, giảo cổ lam - Đây là top đầu thảo dược chữa tiểu đường an toàn hiện nay. Ngoài ra nếu bạn đang sử dụng trà dây thìa canh từ trước, thì thay vì phải vất vả đun nấu thì bạn hãy tham khảo viên uống Dây thìa canh, vừa tốt vừa tiện lợi khi sử dụng.

Xem thêm: Dây thìa canh trị tiểu đường

Xem ngay: Cao dây thìa canh

4.2. Chế độ sinh hoạt

Thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt cho hợp lý và lành mạnh hơn cũng là một phương pháp quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện mức đường huyết 7.2. Cụ thể như sau:

Ảnh: Người có đường huyết cao cần ngủ đủ giấc
Ảnh: Người có đường huyết cao cần ngủ đủ giấc

4.3. Chế độ luyện tập

Một chế độ luyện tập khoa học không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn làm tăng khả năng tiêu thụ đường tại mô cơ. Không chỉ vậy, tập luyện thường xuyên còn mang đến lợi ích lâu dài cho người có đường huyết cao thông qua tác dụng đẩy lùi tình trạng đề kháng Insulin của cơ thể, từ đó làm giảm đường huyết nhanh chóng.

Một số bài luyện tập tốt cho người có đường huyết 7.2 mà bạn nên tham khảo bao gồm:

Ảnh: Người có đường huyết 7.2 cần kiên trì luyện tập mỗi ngày
Ảnh: Người có đường huyết 7.2 cần kiên trì luyện tập mỗi ngày

4.4. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Người có đường huyết 7.2 nên làm như sau:

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?” và biết cần phải làm gì khi có chỉ số đường huyết cao rồi đúng không. Đừng lo lắng và hãy kiên trì thực hiện theo những phương pháp mà chúng tôi gợi ý ở trên để có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)