Tiểu đường ăn bánh mì được không? Top 5 bánh mì người tiểu đường nên ăn

12/10/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Bánh mì là một món ăn ngon, tiện lợi và phổ biến ở cả Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, đây có phải một món ăn lành mạnh? Tiểu đường ăn bánh mì được không? Đâu là loại bánh mì dành cho người tiểu đường? Hãy cùng Dược Kiên Minh giải đáp những thắc mắc này trong bài viết ngay sau đây nhé.

Ảnh: Tiểu đường ăn bánh mì được không?
Ảnh: Tiểu đường ăn bánh mì được không?

1. Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh tiểu đường

Insulin là hormon duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm đường máu, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định. Khi bị tiểu đường, cơ thể người bệnh không sản xuất đủ lượng Insulin cần thiết hoặc giảm đáp ứng của các tế bào với loại hormon này, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng lên đột biến.

Với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống lành mạnh chiếm một phần vô cùng quan trọng, quyết định kết quả của quá trình điều trị. Trong đó, việc kiểm soát lượng đường trong thức ăn đưa vào cơ thể hàng ngày là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.

Carbohydrate là một trong 3 nhóm chất dinh dưỡng chính vô cùng cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, đây lại là tác nhân chủ yếu khiến lượng đường trong máu tăng lên, từ đó khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường khó khăn hơn. Sở dĩ như vậy là bởi khi đi vào cơ thể, carbohydrate sẽ được chuyển hóa thành đường và tồn tại trong máu người bệnh.

Do đó, chìa khóa quan trọng để có thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả chính là bổ sung thực phẩm có nguồn carbohydrate lành mạnh, tức là những loại có chỉ số đường huyết GI ở mức thấp hoặc trung bình.

Ảnh: Người tiểu đường cần kiểm soát lượng carbohydrate trong thực phẩm
Ảnh: Người tiểu đường cần kiểm soát lượng carbohydrate trong thực phẩm

2. Tiểu đường ăn được bánh mì không?

Bánh mì là thực phẩm giàu carb tinh bột giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng cũng chính vì vậy mà nó được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết cao (GI=79). Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết tiểu đường ăn bánh mì được không bởi chỉ số GI cao đồng nghĩa với việc sau khi ăn bánh mì sẽ khiến đường huyết tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bánh mì nhưng cần tìm hiểu kỹ thành phần dinh dưỡng để lựa chọn được loại phù hợp. Bởi bên cạnh tinh bột, bánh mì cũng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ và chất béo tốt cho cơ thể.

Ảnh: Người tiểu đường cần lựa chọn đúng loại bánh mì
Ảnh: Người tiểu đường cần lựa chọn đúng loại bánh mì

3. Cách lựa chọn bánh mì tốt cho người tiểu đường

Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Người tiểu đường ăn bánh mì được không?” phụ thuộc rất nhiều vào loại bánh mì được nhắc đến. Và để biết được đâu là loại bánh mì người tiểu đường nên ăn, trước hết chúng ta cần hiểu về cấu tạo của các hạt ngũ cốc. Thông thường, mỗi hạt ngũ cốc gồm 3 phần:

Bánh mì trắng được làm từ bột mì đã bị loại bỏ lớp cám và lớp mầm giàu vitamin, chất xơ và chất béo tốt cho sức khỏe, chỉ còn lại lớp nội nhũ có hàm lượng tinh bột cao. Như vậy, ăn bánh mì trắng đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua việc được hưởng những lợi ích từ những thành phần bên ngoài này của ngũ cốc. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng đã chứng minh được loại bánh mì này khiến đường huyết sau ăn tăng lên đột ngột. Điều này rất nguy hiểm với người bệnh tiểu đường.

Ảnh: Bánh mì trắng làm tăng đường huyết
Ảnh: Bánh mì trắng làm tăng đường huyết

Trái lại, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt lại được xem là lựa chọn tốt nhất cho những người bị tiểu đường. Sử dĩ như vậy là bởi loại bánh mì này được nguyên vẹn 2 lớp cám và lớp mầm giàu dinh dưỡng của hạt ngũ cốc nên không những tốt cho sức khỏe mà còn tác động nhẹ nhàng đến lượng đường trong máu của người bệnh hơn là bánh mì trắng.

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã tự trả lời được câu hỏi “Tiểu đường ăn bánh mì được không?” và biết đâu là loại bánh mì nên ăn, đâu là loại bánh mì nên tránh rồi đúng không?

Ảnh: Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tiểu đường
Ảnh: Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tiểu đường

4. Top bánh mì tốt cho người đường nhất hiện nay

Căn cứ vào những nguyên tắc trên, dưới đây là một số loại bánh mì ít tinh bột, giàu chất xơ, không làm tăng đường huyết sau ăn đồng thời tốt cho sức khỏe người tiểu đường mà chúng tôi đưa ra để giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại bánh mì phù hợp với mình nhất.

4.1. Bánh mì đen

Bánh mì đen là cái tên đầu tiên trong danh sách các loại bánh mì tốt cho người tiểu đường. Thành phần dinh dưỡng trong một lát bánh mì đen trọng lượng 32g như sau:

Khác với bánh mì trắng, loại bánh mì đen này được làm hoàn toàn bằng lúa mạch đen nên vừa giàu chất xơ lại vừa ít tinh bột và có hàm lượng calo thấp hơn tới 20%.

Bên cạnh đó, trong thành phần của bánh mì đen còn chứa acid ferulic và acid caffeic, những hoạt chất có khả năng làm chậm quá trình phân giải đường, từ đó hạn chế tình trạng đường máu sau ăn tăng lên đột biến. Ngoài ra, một lượng lớn chất xơ hòa tan trong loại bánh mì này cũng giúp người ăn có cảm giác no lâu nên hạn chế được cảm giác thèm ăn đồng thời góp phần hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa ở bệnh nhân tiểu đường.

Các nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung bánh mì đen vào thực đơn hàng ngày mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và giúp làm giảm lượng cholesterol máu. Đặc biệt, trong thành phần của bánh mì đen không chứa hợp chất Gluten nên rất phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường không dung nạp với Gluten.

Thời gian sử dụng: Nên ăn vào bữa sáng hoặc ăn vào các bữa phụ trong ngày.

Liều lượng sử dụng: Theo khuyến cáo, mỗi ngày, bạn nên ăn từ 80 - 100g, tương đương 3 - 4 lát bánh mì đen.

Ảnh: Bánh mì đen
Ảnh: Bánh mì đen

4.2. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Xếp thứ hai trong danh sách những loại bánh mì người tiểu đường nên ăn chính là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Đây là loại bánh mì được làm từ các hạt ngũ cốc được giữ nguyên trạng thái ban đầu mà không phải trải qua quá trình tinh chế nên vẫn có thể giữ được lượng lớn các chất dinh dưỡng và chứa ít tinh bột. Chỉ số đường huyết của loại bánh mì này chỉ khoảng 50, thấp hơn rất nhiều so với bánh mì trắng. Do đó, sau khi ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, lượng đường trong máu không bị tăng đột biến và luôn giữ ở mức cho phép.

Thành phần dinh dưỡng trong một lát bánh mì ngũ cốc có trọng lượng 32g như sau:

Từ bảng thành phần trên có thể thấy ăn bánh mì nguyên hạt giúp bổ sung một lượng lớn chất xơ (chiếm 8% tổng lượng chất xơ cần bổ sung cho cơ thể hàng ngày theo khuyến nghị) đồng thời lại ít chất béo, đặc biệt là hoàn toàn không chứa cholesterol nên rất có lợi cho sức khỏe người tiểu đường. Không chỉ vậy, ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như các loại vitamin nhóm A, B, E, Kali, Magie,... Một số loại ngũ cốc thường được sử dụng trong nguyên liệu làm bánh mì là yến mạch, lúa mạch đen, kê, kiều mạch, quinoa,...

Thời gian sử dụng: Nên ăn vào bữa sáng, bữa ăn phụ hoặc vào bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy đói

Liều lượng sử dụng: Theo khuyến cáo, mỗi ngày nên sử dụng khoảng 80g bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.

Ảnh: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Ảnh: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

4.3. Bánh mì yến mạch

Để biết tại sao người tiểu đường nên ăn bánh mì yến mạch, trước hết hãy cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong 48g bánh mì này nhé.

Sở dĩ bánh mì yến mạch được xếp vào nhóm bánh mì tốt cho người tiểu đường là bởi nó có hàm lượng chất xơ hòa tan beta-glucan tương đối cao. Nhờ vậy, loại bánh mì này giúp làm giảm khả năng hấp thu carbohydrat đồng thời tăng cường chức năng giảm đường máu của Insulin. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Bánh mì yến mạch cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch đồng thời hạn chế xảy ra biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Thời gian sử dụng: Nên ăn vào bữa sáng, bữa ăn phụ hoặc vào bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy đói

Liều lượng sử dụng: Theo khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn từ 80 - 100g, tương đương 3 - 4 lát bánh mì yến mạch.

Ảnh: Bánh mì yến mạch
Ảnh: Bánh mì yến mạch

4.4. Bánh mì hạt chia và hạt lanh

Hạt chia và hạt lanh có hàm lượng chất xơ dồi dào nên tạo cảm giác no lâu và giảm thèm ăn, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, bổ sung những loại hạt này vào chế độ ăn sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết và hạn chế nguy cơ béo phì. Bên cạnh đó, cả 2 loại hạt này đều giàu Omega-3 giúp tăng độ nhạy của các tế bào trong cơ thể với Insulin đồng thời ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Do đó, người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên sử dụng bánh mì làm từ hạt chia và hạt lanh.

Thời gian sử dụng: Nên ăn vào bữa sáng, bữa ăn phụ hoặc vào bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy đói

Liều lượng sử dụng: Theo khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn từ 80 - 100g bánh mì hạt chia và hạt lanh

Ảnh: Bánh mì hạt chia và hạt lanh
Ảnh: Bánh mì hạt chia và hạt lanh

4.5. Bánh mì Ezekiel

Bánh mì Ezekiel hay bánh mì nảy mầm cũng là một loại bánh giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Thành phần dinh dưỡng trong loại bánh này như sau:

Bánh mì nảy mầm có chỉ số đường huyết GI khá thấp, chỉ khoảng 36 đồng thời lại cung cấp cho cơ thể 9 loại acid amin thiết yếu nên rất tốt cho người tiểu đường.

Thời gian sử dụng: Nên ăn vào bữa sáng, bữa ăn phụ hoặc vào bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy đói

Liều lượng sử dụng: Theo khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn khoảng 80g bánh mì nảy mầm.

Ảnh: Bánh mì Ezekiel
Ảnh: Bánh mì Ezekiel

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi “Tiểu đường ăn bánh mì được không?” rồi đúng không? Mặc dù người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh mì nhưng hãy lựa chọn đúng loại tốt cho sức khỏe theo những gợi ý mà chúng tôi đưa ra ở trên để đảm bảo có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu nhé.

Bình chọn