Tiểu đường ăn nho được không? Liệu có tăng đường huyết

20/03/2023

Nho là loại trái cây vừa có vị thơm ngon hấp dẫn lại vừa bổ dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Bởi vậy mà tiểu đường ăn nho được không, nên ăn nho tươi hay nho khô trở thành câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến trái nho nhé.

1. Thành phần dinh dưỡng trong trái nho

Nho là một loại trái cây xuất hiện trong đời sống con người cách đây rất lâu, từ khoảng 8000 năm trước ở vùng Trung Đông. Phần lớn các loại nho được trồng để ăn hoặc sản xuất rượu vang.

Ảnh: Hình ảnh trái nho
Ảnh: Hình ảnh trái nho

Trái nho được người dân khắp thế giới ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon đồng thời cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất đa dạng Cụ thể, trong mỗi chén nho (khoảng 12 quả) có chứa những chất dinh dưỡng như sau:

Trong đó:  RDI là hàm lượng được khuyến nghị bổ sung hàng ngày của một chất dinh dưỡng cho cơ thể một người trường thành.

Bên cạnh đó, nho còn là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa mạnh như resveratrol phytochemical, quercetin,  flavonoids myricetin, zeaxanthin và lutein. Các chất này giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch đồng thời chống lại sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Ảnh: Nho rất giàu chất dinh dưỡng
Ảnh: Nho rất giàu chất dinh dưỡng

Trong trái nho có 3 loại đường chính, đó là đường fructose, đường glucose và đường saccharose. Hàm lượng đường có trong 100g nho thường dao động trong khoảng từ 3,67 - 7,2g. Đây chính là những thành phần tạo nên vị ngọt tự nhiên cho trái nho và khiến nó trở thành loại trái cây được nhiều người ưa thích.

2. Quả nho có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Với thành phần giàu dưỡng chất, quả nho được đánh giá là một trong những loại trái cây mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Sau đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số công dụng nổi bật của nó nhé.

2.1. Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Một trong những tác dụng của quả nho chính là góp phần làm giảm đường máu, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đường. Sở dĩ trái nho có được tác dụng này là nhờ sự có mặt của hoạt chất Resveratrol trong phần vỏ. Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng làm tăng độ nhạy của các tế bào trong cơ thể với Insulin, từ đó giúp hấp thu đường máu tốt hơn và làm giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu tiến hành trên 38 nam giới cho thấy, khi cho những đối tượng này sử dụng 20g chiết xuất từ quả nhỏ kéo dài trong vòng 16 tuần thì lượng đường huyết giảm đi đáng kể so với nhóm người không dùng.

Ảnh: Ăn nho giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ảnh: Ăn nho giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường

2.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Mỗi 151g nho sẽ cung cấp cho cơ thể 288mg Kali. Đây chính là chất điện giải quan trọng, giúp duy trì huyết áp trong mức ổn định đồng thời làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, trong trái nho còn chứa nhiều hoạt chất giúp làm giảm cholesterol máu, từ đó góp phần kiểm soát các vấn đề về tim mạch một cách hiệu quả.

2.3. Ngăn ngừa ung thư

Resveratrol - hoạt chất chống oxy hóa mạnh trong trái nho đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm cũng như ức chế sự phát triển của khối u. Nghiên cứu trên 30 người từ 50 tuổi trở lên cho thấy, sau một thời gian áp dụng khẩu phần ăn với 450g nho mỗi ngày, nguy cơ ung thư đại tràng ở những đối tượng này giảm đi đáng kể.

2.4. Bảo vệ mắt

Chất resveratrol trong trái nho có khả năng bảo vệ các tế bào võng mạc trước tác động tiêu cực của tia cực tím. Không chỉ vậy, trong loại quả này còn chứa hoạt chất Zeaxanthin giúp hạn chế ảnh hưởng từ ánh sáng xanh tới đôi mắt của bạn. Bởi vậy mà một trong những tác dụng của quả nho được các chuyên gia đánh giá cao chính là bảo vệ mắt và tăng cường thị lực.

Ảnh: Ăn nho thường xuyên giúp bảo vệ mắt
Ảnh: Ăn nho thường xuyên giúp bảo vệ mắt

2.5. Tăng cường sức đề kháng

Trong thành phần của trái nho có chứa một lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hàng rào miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, ăn nho thường xuyên sẽ giúp bạn chống lại sự tấn công của một số loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có hại như cảm cúm, thủy đậu, Herpes, E.coli,...

2.6. Tốt cho não

Một trong những công dụng của trái nho chính là cải thiện chức năng não bộ. Nghiên cứu tiến hành trên chuột đã chứng minh việc sử dụng chiết xuất từ loại quả này có khả năng thúc đẩy sự phát triển của não bộ đồng thời tăng cường máu lưu thông đến não.

2.7. Giúp xương chắc khỏe

Trong thành phần của quả nho có sự xuất hiện của rất nhiều dưỡng chất tốt cho xương như Canxi, Phốt pho, vitamin K, Ma gan, Kali, Magie,... Bên cạnh đó, một nghiên cứu được tiến hành trên chuột cũng cho biết, Resveratrol trong loại quả này giúp cải thiện đáng kể mật độ xương, từ đó làm giảm nguy cơ loãng xương và nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Như vậy, có thể thấy quả nho mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Một trong số đó chính là cải thiện nồng độ đường máu. Thế nhưng tại sao nhiều người vẫn còn băn khoăn về vấn đề tiểu đường ăn nho được không? Lý do là bởi nho có vị ngọt tự nhiên đồng thời lại có tỷ lệ đường dễ hấp thu khá cao. Trung bình trong mỗi 100g nho có thể chứa từ 10 - 12g đường và điều này khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng. Hãy cùng chúng tôi đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để giải đáp chính xác về thắc mắc này nhé.

3. Tiểu đường ăn nho được không?

Ảnh: Tiểu đường ăn nho được không?
Ảnh: Tiểu đường ăn nho được không?

Chế độ ăn kiêng của người tiểu đường tập trung chủ yếu vào chất xơ, hạn chế chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Việc hạn chế tinh bột và các loại thức ăn ngọt cũng rất cần thiết trong kiểm soát nồng độ đường máu. 

Bên cạnh đó, các quan điểm trước đây cho rằng người bệnh tiểu đường nên cắt giảm tối đa các loại trái cây khỏi khẩu phần ăn thì những nghiên cứu gần đây lại khuyến khích người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại trái cây phù hợp vào chế độ ăn của mình.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn với khoảng 45 - 60g carbohydrate trong mỗi bữa và cũng có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 8,8g carbohydrate trong 10 trái nho. Do đó, nếu bạn còn thắc mắc tiểu đường ăn nho được không thì câu trả lời là có nhé. Tuy nhiên, khi muốn ăn nho, bạn sẽ cần cắt giảm lượng carbohydrate từ các thực phẩm khác trong bữa ăn đó.

Một lý do tiếp theo giúp bạn giải đáp thắc mắc quả nho tốt cho người bệnh tiểu đường không đó là loại trái cây này được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Cụ thể, chỉ số đường huyết của nho Mỹ chỉ có 43, trong khi chỉ số này ở nho châu Âu (Ý) và nho đen từ Úc cao hơn một chút, lần lượt là 49 và 59. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn nho nhưng chỉ với một lượng vừa phải.

4. Tiểu đường ăn nho khô được không? Có nên uống nước ép nho không?

Ảnh: Tiểu đường ăn nho khô được không?
Ảnh: Tiểu đường ăn nho khô được không?

Như vậy, qua phần giải đáp phía trên bài viết, bạn đọc hẳn đã biết được người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn nho. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần hết sức chú ý khi lựa chọn giữa nho tươi và nho khô. Sự khác biệt lớn về tỷ lệ nước trong 2 loại quả này cũng kéo theo sự thay đổi về những thành phần khác mà người tiểu đường cần quan tâm như:

Do đó, nếu bạn thích ăn nho, hãy lựa chọn nho tươi thay vì nho khô và nên ăn cách nhau vài ngày. Mỗi lần cũng chỉ nên ăn khoảng 10 quả để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm những loại trái cây bổ dưỡng và ít ảnh hưởng tới đường huyết như lê, cam, bưởi,... vào thực đơn hàng ngày.

Không chỉ nho khô mà nước ép nho cũng là thức uống được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn về ảnh hưởng của việc uống nước ép nho cũng như các loại nước ép khác đối với việc duy trì lượng đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu lựa chọn nước ép, đặc biệt là nước ép đóng hộp, người bệnh cần đọc kỹ thông tin sản phẩm được in trên bao bì để chắc chắn chúng là loại không thêm đường. Ngoài ra, bạn cũng nên chia nhỏ mỗi lần uống để không khiến đường huyết tăng lên quá nhanh.

Ảnh: Người tiểu đường nên hạn chế uống nước ép nho
Ảnh: Người tiểu đường nên hạn chế uống nước ép nho

6. Lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi ăn nho

Mặc dù trái nho mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường nhưng việc sử dụng nó như thế nào để không ảnh hưởng đến đường huyết thì không phải ai cũng biết. Cũng như khi sử dụng bất cứ loại trái cây nào khác, bạn cần chú ý những điểm sau đây khi ăn nho:

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được câu hỏi “Tiểu đường ăn nho được không?” rồi đúng không? Hãy sử dụng trái cây này đúng cách để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe nhé.

Bình chọn