Tiểu đường có ăn được rau ngót không? Tăng hay giảm đường huyết

19/02/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Rau ngót được sử dụng như một món ăn dân dã trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, “Tiểu đường có ăn được rau ngót không?” vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người đang mắc bệnh tiểu đường. Để có câu trả lời và có thêm nhiều thông tin hữu ích về rau ngót, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết này nhé.

1. Những thông tin thú vị về rau ngót mà bạn nên biết

1.1. Rau ngót là gì?

Rau ngót có tên tiếng Anh là Katuk và tên khoa học là Sauropus. Loài rau này còn có nhiều tên gọi khác như rau bồ ngót, rau bù ngót hay rau tuốt. 

Ảnh: Hình ảnh cây rau ngót
Ảnh: Hình ảnh cây rau ngót
  • Đây là một loại rau ăn được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Tại nước ta, nó được người dân trồng trọt và canh tác để sử dụng làm một loại rau ăn hàng ngày và được trồng phổ biến hơn tại khu vực miền Bắc.
  • Cây rau ngót thuộc loại cây bụi, chiều cao có thể đạt tới 2m. Phần thân khi còn non có màu xanh và chuyển dần thành màu nâu khi già. Lá ngót hình bầu dục, màu xanh thẫm và mọc kiểu so le.
  • Hoa rau ngót màu đỏ xen chút màu tím, gồm nhiều cánh nhỏ. Quả rau ngót trông tương tự quả cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn, màu trắng hơi xanh và có cuống dài. Trong mỗi quả có nhiều hạt nhỏ.

1.2. Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là nguồn cung cấp α - carotene và β - carotene, những hợp chất tiền vitamin A cùng nhiều dưỡng chất khác. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng có trong 100g rau ngót bao gồm:

(%DV: Tỷ lệ phần trăm so với hàm lượng cần nạp vào cơ thể một người trưởng thành trong một ngày)

2. Rau ngót có tác dụng gì?

Qua phần trên, có thể thấy bồ ngót là một loại rau mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ là một thực phẩm quen thuộc hàng ngày mà còn mang đến nhiều công dụng mà bạn không ngờ đến. Hãy cùng đọc phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu xem bồ ngót có tác dụng gì nhé!

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không? Nếu có thì người tiểu đường nên ăn rau ngót như thế nào cho phù hợp?... Đây chỉ là một trong số rất nhiều câu hỏi của người bệnh tiểu đường về rau ngót. Hôm nay, Dược Kiên Minh sẽ giúp bạn trả lời.

Ảnh: Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?
Ảnh: Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Đáp án là có nhé. Rau ngót đã được các chuyên gia khẳng định là một trong những loại rau cho người tiểu đường nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. 

Tác dụng của rau bồ ngót trong điều trị tiểu đường có được là bởi trong thành phần của nó có chứa Insulin - một hormon có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Chính vì vậy, ăn rau ngót thường xuyên sẽ giúp đường huyết của bạn được giữ ở mức ổn định.

Đến đây, bạn đã trả lời được câu hỏi “Tiểu đường có ăn được rau ngót không?” rồi đúng không?

2.2. Kiểm soát huyết áp

Một trong những công dụng của rau ngót chính là làm giảm huyết áp. Có được công dụng này là nhờ sự có mặt của hoạt chất papaverin trong thành phần của loại rau này. Papaverin giúp chống co thắt cơ trơn, từ đó làm giãn mạch máu, giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp.

Chính vì vậy, nếu sử dụng rau ngót thường xuyên và đúng cách thì đây sẽ là một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người mắc bênh huyết áp cao.

Ảnh: Ăn rau ngót giúp làm giảm huyết áp
Ảnh: Ăn rau ngót giúp làm giảm huyết áp

2.3. Làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu

Uống nước rau ngót có tác dụng gì? Theo các chuyên gia, đây là thức uống giúp mát gan và thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Sở dĩ như vậy là bởi nó có chứa một lượng lớn vitamin A và vitamin C. Loại rau này có thể giúp trung hòa acid và tiêu trừ các chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày.

2.4. Tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhiễm

Tác dụng của rau ngót trong việc tăng cường sức đề kháng có được là nhờ sự có mặt của vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Không chỉ có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, loại rau này còn giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm một cách hiệu quả.

2.5. Tác dụng khác của rau ngót

Ngoài những công dụng của rau bồ ngót như đã kể trên, loại rau này còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

3. Tác hại của rau ngót

Một số tác dụng không mong muốn trong quá trình ăn loại rau này mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

Ảnh: Ăn quá nhiều rau ngót có thể gây mất ngủ
Ảnh: Ăn quá nhiều rau ngót có thể gây mất ngủ

4. Đối tượng nào không nên ăn rau ngót?

Từ những tác hại kể trên của rau ngót, các chuyên gia đã khuyến cáo một số đối tượng không nên ăn rau ngót để đảm bảo an toàn về sức khỏe. Các đối tượng này bao gồm:

5. Những lưu ý khi ăn rau ngót

Để sử dụng rau ngót một cách an toàn, hiệu quả, bạn nên chú ý một vài điểm sau đây:

Ảnh: Ăn rau ngót với lượng vừa đủ
Ảnh: Ăn rau ngót với lượng vừa đủ

6. Một số món ngon từ rau ngót

Là một loại rau ăn phổ biến, rau ngót có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Dưới đây là một số món ăn từ rau ngót có cách chế biến đơn giản nhưng không kém phần thơm ngon, hấp dẫn để bạn tham khảo.

6.1. Canh rau ngót thịt bằm

Nguyên liệu: Rau ngót 300g, thịt nạc băm 150g, dầu ăn, muối, bọt ngọt, nước mắm, hành khô

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ hành khô, đem rửa sạch sau đó băm nhỏ. Rau ngót tuốt lấy lá, loại bỏ phần cọng và những lá già, đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng từ 10 - 15 phút rồi rửa sạch lại, để cho ráo sau đó vò sơ qua.
  • Thịt nạc sau khi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thì đem đi ướp cùng một ít hành tím, hạt tiêu, hạt nêm sau đó trộn đều và đợi 10 phút cho ngấm gia vị.
  • Cho một chút dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng, cho hành tím vào rồi phi thơm. Cho thịt đã ướp vào xào cùng cho đến khi thịt săn lại thì cho tiếp rau ngót vào đảo nhanh tay. Cho thêm vào nồi một lượng nước vừa đủ ăn sau đó đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa miệng là có thể tắt bếp nhé.
Ảnh: Canh rau ngót thịt bằm
Ảnh: Canh rau ngót thịt bằm

6.2. Bột trứng rau ngót

Đây là món ăn rất phù hợp cho trẻ ăn dặm. Các mẹ có thể làm theo cách chế biến sau đây:

Nguyên liệu: 1 nhánh lớn rau ngót, 1 quả trứng gà, 2 bát con nước, dầu mè và cháo trắng nấu sẵn.

Thực hiện:

  • Đập trứng ra bát, khuấy đều sau đó rây qua cho mịn. Tuốt rau ngót lấy phần lá, xay nhuyễn và lọc qua rây để loại bỏ phần cặn,
  • Cho cháo trắng lên bếp, khi cháo sôi cho nước rau ngót vào rồi khuấy đều. Cuối cùng cho thêm trứng gà vào và khuấy đều tay.
  • Nấu thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp sau đó cho thêm chút dầu mè vào nồi để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ.
Ảnh: Bột trứng rau ngót
Ảnh: Bột trứng rau ngót

6.3. Nước rau ngót sống

Nguyên liệu: Rau ngót, nên chọn những lá không bị sâu, không bị dập nát

Cách thực hiện:

  • Rau ngót tuốt lấy phần lá, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 3 - 5 phút sau đó rửa sạch lại rồi để ráo.
  • Cho phần rau đã rửa sạch và máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc qua rây để loại bỏ cặn, giữ lại phần nước cốt, uống ngay hoặc cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Ảnh: Nước rau ngót sống
Ảnh: Nước rau ngót sống

7. Những câu hỏi thường gặp khi ăn rau ngót

7.1. Rau ngót có tác dụng gì cho da?

Rau ngót được đánh giá là một loại rau rất tốt cho da. Nó giúp cải thiện đáng kể tình trạng nám da do có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với khả năng làm giảm sắc tố melanin - loại hắc tố là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạm da và nám da.

7.2. Uống nước rau ngót sống có tác dụng gì?

Nước rau ngót sống là một loại nước uống thơm ngon, mới lạ, Hơn nữa, do còn giữ được nguyên vẹn những thành phần dinh dưỡng trong rau ngót nên đây còn là thức uống mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Nó không chỉ giúp làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc mà còn làm hạ đường huyết từ đó giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn giúp trị nám da, táo bón,...

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung những loại rau tiểu đường, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, người tiểu đường có thể kết hợp sử dụng những thảo dược có khả năng kiểm soát đường huyết như giảo cổ lam, dây thìa canh, cây lược vàng,... Nếu bạn muốn sử dụng những thảo dược này mà không cần đun nấu vất vả thì có thể tham khảo ngay viên uống Dây thìa canh, vừa tiện lợi lại rất tốt cho sức khỏe.

Dây thìa canh Kiên Minh
Dây thìa canh Kiên Minh

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đều đã giải đáp được thắc mắc “Tiểu đường có ăn được rau ngót không?” rồi đúng không. Rau ngót không chỉ là loại rau tiểu đường được nhiều chuyên gia khuyên dùng mà còn đem đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Hãy sử dụng loại rau này thường xuyên và đúng cách để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

Xếp hạng: 5 (8 bình chọn)