Tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Cách sử dụng sầu riêng an toàn

23/11/2022

Sầu riêng là loại trái cây có hương vị thơm ngon đặc trưng rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người lại băn khoăn không biết tiểu đường có nên ăn sầu riêng không bởi hàm lượng đường trong loại trái cây này lại tương đối cao. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này đồng thời tìm hiểu cách sử dụng sầu riêng sao cho đúng trong bài viết ngay sau đây nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng của trái sầu riêng

Ảnh: Giá trị dinh dưỡng của trái sầu riêng
Ảnh: Giá trị dinh dưỡng của trái sầu riêng

Trước khi giải đáp cho người đọc thắc mắc “Tiểu đường có nên ăn sầu riêng không?”, chúng ta cần nắm được thông tin về giá trị dinh dưỡng của loại quả này.

Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi 100g sầu riêng (tương đương với khoảng 3 múi sầu riêng, bao gồm toàn bộ phần thịt và hạt) như sau:

2. Công dụng của sầu riêng với sức khỏe

Với sự có mặt của một lượng lớn các dưỡng chất như trên, sầu riêng có công dụng gì đối với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe người tiểu đường nói riêng? Cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu một số tác dụng nổi bật của loại trái cây này nhé.

2.1. Kiểm soát và giữ ổn định huyết áp

Ảnh: Sầu riêng giúp kiểm soát huyết áp
Ảnh: Sầu riêng giúp kiểm soát huyết áp

Trong thành phần của trái sầu riêng chứa một lượng Kali dồi dào. Đây chính là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng, điều chỉnh và kiểm soát chỉ số huyết áp, Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người có huyết áp cao nên ăn sầu riêng thường xuyên để giữ huyết áp ổn định, cải thiện sức khỏe đồng thời phòng ngừa hiệu quả các vấn đề liên quan tới tim mạch.

2.2. Giảm cholesterol xấu

Chiếm lượng lớn trong thành phần của sầu riêng là các chất béo tốt hay chính là các chất béo đơn không bão hòa. Các chất này giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là đột quỵ.

2.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Một trong những công dụng của sầu riêng được nhiều người biết đến chính là cung cấp cho cơ thể hàng loạt các loại vitamin và chất chống oxy hóa, từ đó củng cố hàng rào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng.

Ảnh: Sầu riêng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Ảnh: Sầu riêng giúp tăng cường hệ miễn dịch

2.4. Cải thiện tâm trạng và giấc ngủ

Thành phần Tryptophan trong trái sầu riêng sau khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thu và chuyển hóa thành Serotonin - một hoạt chất có khả năng cải thiện tâm trạng, giúp người sử dụng có cảm giác thư giãn. Bên cạnh đó, Melatonin cũng là một hoạt chất được tổng hợp từ Tryptophan. Đây là hormon có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát giấc ngủ, từ đó cải thiện nhanh chóng chứng khó ngủ.

2.5. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả sầu riêng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Không chỉ vậy, loại quả này còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin nhóm B, trong đó phải kể đến vitamin B1 và B3. Các loại vitamin này giúp cơ thể có cảm giác thèm ăn đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng được dễ dàng hơn.

3. Tiểu đường có nên ăn sầu riêng không?

Ảnh: Tiểu đường có nên ăn sầu riêng không?
Ảnh: Tiểu đường có nên ăn sầu riêng không?

Qua phần trên bài viết, có thể thấy sầu riêng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là loại quả có hàm lượng đường cao. Chính điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết tiểu đường có ăn được sầu riêng không. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn sầu riêng. Tuy nhiên, người bệnh cần ăn trái cây này với một lượng vừa phải bởi những lý do sau:

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường mặc dù có thể ăn sầu riêng nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải để đảm bảo giữ ổn định lượng đường trong máu và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

4. Tiểu đường thai kỳ có nên ăn sầu riêng không?

Ảnh: Tiểu đường thai kỳ có nên ăn sầu riêng không?
Ảnh: Tiểu đường thai kỳ có nên ăn sầu riêng không?

Trái sầu riêng mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này giúp phòng ngừa hiệu quả chứng táo bón. Bên cạnh đó, sắt và folate trong loại quả này sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng đau đầu, mệt mỏi.

Vậy với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn sầu riêng không? Câu trả lời là không nhé. Sầu riêng được xem là loại trái cây cấm kỵ đối với người bị tiểu đường thai kỳ. Sở dĩ như vậy là bởi hàm lượng đường trong loại quả này tương đối cao, khi ăn vào sẽ gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con. 

Bên cạnh đó, sầu riêng còn được xếp vào nhóm thực phẩm nóng. Phụ nữ mang thai khi ăn loại quả này có thể bị đầy hơi, khó tiêu, tăng huyết áp hoặc bốc hỏa. Nặng hơn, ăn sầu riêng có thể khiến các mẹ bầu bị mất ngủ, tim đập nhanh, xuất huyết, tiểu vàng,...

Ngoài người bị tiểu đường thai kỳ, các bà bầu đang thừa cân, béo phì cũng không nên ăn sầu riêng vì lượng calo trong đó rất cao.

5. Người tiểu đường ăn sầu riêng như thế nào cho an toàn?

Ảnh: Ăn sầu riêng đúng cách
Ảnh: Ăn sầu riêng đúng cách

Sau khi giải đáp được thắc mắc tiểu đường có nên ăn sầu riêng không thì nên ăn sầu riêng thế nào cho an toàn chắc hẳn sẽ là câu hỏi tiếp theo mà nhiều người bệnh tiểu đường muốn đi tìm câu trả lời. 

Có thể thấy, người bệnh tiểu đường cần sử dụng sầu riêng hết sức thận trọng và phải hạn chế ở mức tối đa. Trong trường hợp muốn ăn sầu riêng, bạn hãy nên chú ý một số điều sau đây:

Ảnh: Nên kết hợp ăn nhiều loại trái cây
Ảnh: Nên kết hợp ăn nhiều loại trái cây

6. Người tiểu đường nên ăn loại trái cây nào?

Mặc dù người tiểu đường có thể ăn sầu riêng nhưng có thể thấy đây không phải loại trái cây tốt cho người bệnh. Thay vào đó, để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn một trong những loại trái cây sau đây:

6.1. Bơ

Bơ là loại quả rất giàu acid amin, chất béo, chất chống oxy hóa cùng nhiều khoáng chất khác tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Bên cạnh đó, ăn bơ thường xuyên cũng giúp làm giảm lượng cholesterol xấu cũng như chất béo trung tính (triglyceride) trong cơ thể. Ngoài ra, bơ cũng là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp nên người bệnh tiểu đường có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nó.

Ảnh: Người tiểu đường nên ăn bơ
Ảnh: Người tiểu đường nên ăn bơ

6.2. Dâu, việt quất, cherry, nho, mâm xôi

Đây là những loại quả mọng có hàm lượng chất xơ và vitamin C dồi dào đồng thời còn chứa nhiều khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Sử dụng các loại quả này thường xuyên còn giúp kiểm soát đường máu một cách hiệu quả đồng thời góp phần làm giảm mỡ máu. Do đó, các chuyên gia khuyến khích người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thường xuyên để tăng cường sức khỏe đồng thời nâng cao hiệu quả quá trình điều trị

6.3. Cam, quýt, bưởi

Cam, quýt và bưởi là những loại trái cây giàu chất xơ đồng thời lại có chỉ số đường huyết thấp. Bên cạnh đó, chúng hoạt động tương tự như Insulin từ đó làm giảm nhanh chóng chỉ số đường huyết, Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên ăn 1 trái cam, 2 trái quýt hoặc 4 múi bưởi trong các bữa phụ.

Ảnh: Cam tốt cho người tiểu đường
Ảnh: Cam tốt cho người tiểu đường

6.4. Đào, mận, ổi, lê, táo

Nhóm trái này không chỉ giàu chất xơ hòa tan mà còn chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe người tiểu đường. Trong khi táo còn chứa hoạt chất pectin giúp đào thải chất độc ta khỏi cơ thể thì lê lại giúp giảm bớt cơn thèm ngọt của người bệnh, mận, đào thì giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thể trả lời được câu hỏi “Tiểu đường có nên ăn sầu riêng không?” rồi đúng không. Hãy sử dụng sầu riêng đúng cách để vừa thưởng thức được hương vị thơm ngon của loại trái cây này nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Bình chọn