10/03/2021
Tiểu đường Type 1 dù chỉ chiếm khoảng 5 – 10% số người mắc bệnh tiểu đường nhưng lại khiến người bệnh cực kỳ lo lắng vì đến nay, căn bệnh này vẫn còn rất nhiều “ẩn số” mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra. Vậy đái tháo đường Type 1 có chữa được không? Cùng giải đáp thắc mắc này tại bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường type 1 (tiểu đường tuýp 1)
Bệnh tiểu đường type 1 là gì? Tiểu đường type 1 hay còn được gọi là đái tháo đường type 1 và bệnh tiểu đường bị thành niên.
Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa khi cơ thể thiếu hụt hoặc không sản xuất được hormon insulin bởi các tiểu đảo tuyến Langerhans (chứa các tế bào beta) trong tuyến tụy.
Bệnh tiểu đường type 1 ước tính chiếm khoảng 10 - 15% tổng số ca bệnh tiểu đường hoặc 11 - 22 triệu người bệnh trên thế giới.
Năm 2006, bệnh này ảnh hưởng đến 440.000 trẻ em dưới 14 tuổi và là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường đường ở người dưới 15 tuổi. Bệnh thường xảy ra phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới.
>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163541383 <<
2. Nguyên nhân gây tiểu đường type 1
Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường loại 1 vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh tiểu đường type 1 là do phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Phản ứng này khiến do tế bào beta của tiểu đảo Langerhans bị tổn thương gây nên tình trạng thiếu insulin hoặc không sản xuất insulin.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 còn liên quan đến các yếu tố sau:
Tiền sử gia đình mắc tiểu đường: Nếu một trong các thành viên mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên. Một số gen có liên quan đến tình trạng này. Tuy nhiên không phải ai cũng những gen này đều phát triển thành bệnh tiểu đường type 1.
Chủng tộc: Đây là một trong những nguy cơ của bệnh tiểu đường type 1. Nó phổ biến ở người da trắng hơn là những người thuộc chủng tộc khác.
Khu vực sinh sống: Những người sống ở vùng khí hậu lạnh có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 1 hơn và nhiều trường hợp mắc tiểu đường type 1 vào màu đông so với mùa hè.
Tiếp xúc với virus: Người bệnh khi tiếp xúc với một số loại virus có thể gây phá hủy hoặc trực tiếp lây nhiễm các tế bào tiểu đảo như virus Epstein-Barr, coxsackie virus, virus quai bị hoặc cytomegalovirus.
Phụ nữ mang thai bị béo phì hoặc trên 35 tuổi và những trẻ được sinh bằng phương pháp mổ.
3. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1
Các triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 bắt đầu một cách đột ngột và thường xảy ra ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Các dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường type 1 là đường rất cao trong máu với những biểu hiện bao gồm:
Đói quá mức
Tăng khát
Tăng đi tiểu
Giảm cân đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng

Đôi khi, một số người bệnh có thể cảm thấy ăn ngon miệng, mờ mắt, đái dầm (ở trẻ), nhiễm trùng da tái phát, khó chịu.
Các dấu hiệu tiểu đường type 1 ở trẻ em thường xảy ra trong vài ngày đến vài tuần, còn người lớn mắc bệnh thường có xu hướng xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau trong nhiều tháng.
Ngoài ra, do thiếu insulin kéo dài cũng có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do tiểu đường, đặc trưng với các biểu hiện như mệt mỏi dai dẳng, da khô hoặc đỏ bừng, đau bụng, buồn nôn và nôn, lú lẫn, khó thở và hơi thở có mùi trái cây.
Nhiễm toan ceton không được điều trị có thể nhanh chóng dẫn đến mất ý thức, hôn mê và tử vong.
Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 bắt đầu với một đợt nhiễm toan ceton do tiểu đường khác nhau tùy theo vùng địa lý, thấp nhất là 15% ở các khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, và cao nhất là 80% ở các nước đang phát triển.
>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163541383 <<
4. Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Khi xảy ra biến chứng tiểu đường type 1 cực kỳ nguy hiểm cần phải sơ cứu ngay lập tức đặc biệt là biến chứng cấp tính.
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường type 1 là những nguy cơ luôn hiện hữu khi kiểm soát đường huyết kém: hạ đường huyết nghiêm trọng và nhiễm toan ceton do tiểu đường.
Hạ đường huyết cấp tính gây ra 4 - 10% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường type 1 và 13 - 19% trường hợp tử vong liên quan đến đái tháo đường type 1 là do nhiễm toan ceton.

Biến chứng mạn tính
Ngoài các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường type 1, tình trạng tăng đường huyết trong thời gian dài dẫn đến tổn thương mạch máu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm:
Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh thần kinh tiểu đường ảnh hưởng đến chức năng thần kinh
Bệnh thận do tiểu đường có thể dẫn đến suy thận
Bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại vi
Các vấn đề về răng miệng
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm
Loãng xương do người bệnh tiểu đường có mật độ loãng xương thấp
Vấn đề về tai như khiếm thính
5. Chẩn đoán tiểu đường type 1
Chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm tiểu đường type 1 dựa vào các chỉ số để đọc kết quả
Chẩn đoán theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ:
Chỉ số đường huyết bất kỳ > 11,1 mmol/l, kèm dấu hiệu của tăng đường huyết.
Chỉ số đường huyết lúc đói > 7 mmol trong 2 buổi sáng khác nhau
Nghiệm pháp tăng đường huyết: Chỉ số đường huyết 2h sau khi uống 75g glucose > 11,1 mmol/l.
Xét nghiệm chỉ số HbA1C > 6,5%.

Các tiêu chí này cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Trên thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 đôi khi bị chẩn đoán nhầm thành mắc bệnh tiểu đường type 2.
Do đó, sau khi thực hiện xét nghiệm chỉ số đường huyết, bệnh tiểu đường type 1 được phân biệt với các loại khác bằng xét nghiệm máu để tìm sự hiện diện của các kháng thể phổ biến trong bệnh tiểu đường type 1.
Sự hiện diện của ceton, sản phẩm phụ từ sự phân hủy của chất béo trong nước tiểu cũng giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1, hơn là type 2.
Hoặc kiểm tra mẫu máu và nước tiểu định kỳ mức cholesterol, chức năng tuyến giáp, chức năng gan và chức năng thận và để thử nghiệm đối với bệnh celiac.
>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163541383 <<
6. Điều trị tiểu đường type 1 và cách phòng ngừa
Vậy bệnh tiểu đường type 1 có chữa được không?
Bệnh tiểu đường nói chung cũng như tiểu đường type 1 nói riêng cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị tiểu đường type 1 cũng như lối sống chế độ ăn phù hợp và kết hợp thêm các thực phẩm bổ sung hỗ trợ cải thiện phòng ngừa biến chứng thì bệnh sẽ được kiểm soát tốt và bệnh nhân vẫn sống bình thường và lâu dài.
6.1. Thuốc điều trị tiểu đường type 1

Người bệnh tiểu đường type 1 là do cơ thể không thể sản sinh insulin, do đó người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
Insulin: Thuốc này được sử dụng mỗi ngày giúp cần bằng mức đường huyết trong máu. Các loại thuốc insulin thường được bào chế dưới dạng thuốc tiêm và người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng hàng ngày.
Metformin: Đây là thuốc tiểu đường sử dụng theo đường uống. Nó thường được sử dụng cho người bệnh tiểu đường type 2 nhưng có thể sử dụng cho những người mắc tiểu đường type 1 xuất hiện tình trạng kháng insulin.
Pramlintide: Thuốc có tác dụng thay thế hormon amylin của tế bào beta.
Tin liên quan
6.2. Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều trị tiểu đường type 1 bằng thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp phẫu thuật như sau:
Ghép tuyến tụy
Trong một số trường hợp, cấy ghép tuyến tụy có thể khôi phục lại sự điều tiết glucose thích hợp. Tuy nhiên, phẫu thuật và ức chế miễn dịch có thể nguy hiểm hơn so với việc tiếp tục điều trị thay thế insulin, vì vậy thường chỉ được sử dụng trong hoặc một thời gian sau khi ghép thận.
Cấy ghép tế bào đảo
Cấy ghép tế bào đảo có thể là một lựa chọn cho một số người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không được kiểm soát tốt bằng insulin.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm những người hiến tặng tương thích giúp các đảo nhỏ mới tồn tại và các tác dụng phụ từ các loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn sự đào thải.
6.3. Chế độ ăn cho người tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì? Tiểu đường type 1 kiêng ăn gì? Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 nên ăn các bữa ăn chính và ăn nhẹ thường xuyên để giữ cho lượng đường trong máu ổn định với các thực phẩm như trái cây, rau, thực phẩm ít chất béo và calo.
Bên cạnh đó, người bệnh nên giảm bớt tinh bột, giảm thịt mỡ, các loại gia cầm nên bỏ da (thịt gà, vịt, ngan ngỗng) và các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
6.3. Phòng ngừa tiểu đường type 1
Để phòng ngừa tiểu đường hiệu quả hơn nữa ngoài việc sử dụng thuốc điều trị và lối sống ăn uống sinh hoạt tốt thì người bệnh nên sử dụng thêm các cây thuốc, thảo dược hay sản phẩm được chiết xuất sẵn từ dược liệu để ổn định đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng của bệnh bởi các dược liệu hầu hết là an toàn lành tính và không có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến người bệnh.
Trong đó, dây thìa canh và giảo cổ lam được xem là hai loại thảo dược mang đến công dụng hỗ trợ giảm đường huyết hiệu quả nhất. Ngoài việc sử dụng để hãm trà để sử dụng, mọi người cũng có thể tham khảo dùng Viên Thìa Canh Giảo Cổ Lam của Công ty TNHH Thảo Dược Kiên Minh.

Sản phẩm này đã được chiết xuất thành dạng viên nén, định liều lượng mỗi ngày 4 – 6 viên chia thành hai lần, thuận tiện giúp người bệnh hỗ trợ cải thiện được bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường gây ra.
7. Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường type 1
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường type 1:
Tiểu đường type 1 sống được bao lâu?
Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thời gian sống khá lâu nếu điều trị tốt theo phác đồ điều trị trung bình khoảng 63 – 65 năm, tuy nhiên vẫn ít hơn 20 năm so với người bình thường.
So sánh tiểu đường type 1 và type 2?

Cách phân biệt tiểu đường type 1 và 2 như sau:
Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng bệnh phụ thuộc vào insulin, độ tuổi mắc thường ở tuổi vị thành niên, là bệnh tự miễn dịch do cơ thể xác định nhầm tế bào sản xuất insulin là 1 tác nhân bên ngoài xâm nhập vào do đó tấn công các tế bào tụy dẫn đến thiếu hụt insulin.
Tiểu đường tuýp 2 là đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin thường gặp ở người trưởng thành, nguyên nhân đến nay thường chưa xác định được rõ tuy nhiên những người béo phì và lối sống không đúng cách dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn.
Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?
Mặc dù 1 phần nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường có liên quan tới yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ khá cao nhưng không phải bố mẹ nào mắc tiểu đường type 1 thì con cái sẽ chắc chắn bị bệnh.
Để phòng ngừa bệnh, bạn nên kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện người thân mắc bệnh nhé đồng thời duy trì lối sống sinh hoạt tốt và duy trì mức cân nặng hợp lý nhé!
Tiểu đường Type 1 tuy không nằm trong danh mục quá phổ biến của bệnh tiểu đường nói chung, tuy nhiên khi nó phát tác trên người bệnh nhân sẽ gây nên nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan quan trọng trong cơ thể nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả.
Vì vậy, tìm hiểu thông tin phòng ngừa và nghiên cứu về bệnh sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức khi gặp phải những tình huống không mong muốn xảy ra.
Để tìm hiểu thêm và đặt mua sản phẩm VIÊN THÌA CANH GIẢO CỔ LAM quý khách vui lòng gọi tới hotline dưới đây để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chính xác nhé!
Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!