08/03/2021
Bạn có biết, cứ 100 người mắc bệnh tiểu đường thì có đến 90 người bị tiểu đường Type 2. Đây là bệnh nguy hiểm mà trên thế giới vẫn chưa tìm ra được thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng nề. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Tìm hiểu chung về tiểu đường Type 2
Khái niệm tiểu đường type 2 là gì? Tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ
Tiểu đường Type 2 hay còn có tên gọi khác như tiểu đường tuýp 2, đái tháo đường tuýp 2, tiểu đường loại 2, tiểu đường tip 2, đái tháo đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khởi phát khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng khiến lượng đường trong máu tăng vượt mức cho phép.
Bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ em, thông thường tiểu đường tuýp 2 hay xuất hiện ở độ tuổi trung niên và người già.
Xem thêm: Các giai đoạn bệnh tiểu đường
- Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Cơ chế bệnh tiểu đường type 2
Cơ chế mắc bệnh tiểu đường type 2 là do sự đề kháng insulin, tế bào cơ thể không sử dụng được insulin hay có insulin nhưng không hấp thu glucose vào tế bào từ đó khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở nhóm đối tượng sau:
Tiền sử gia đình đã có người bị tiểu đường.
Tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ.

Người từ độ tuổi trung niên >45 tuổi.
Thừa cân hoặc béo phì.
Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh.
Mắc cao huyết áp hoặc mỡ máu.
Rối loạn dung nạp glucose.
Hút thuốc.
Xét nghiệm tiểu đường type 2
Nhiều người thắc mắc rằng tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu, nên làm xét nghiệm nào, sau đây Dược Kiên Minh sẽ giúp bạn một số xét nghiệm cần thiết khi nghi mắc bệnh như sau:
Xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch khi đói: Nếu kết quả xét nghiệm ≥ 126 mg/dl (7 mmol/l) thì bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết khoảng 100 – 125 mg/dl (5,6 – 6,9 mmol/l) thì bạn được chẩn đoán tiền đái tháo đường
Nghiệm pháp dung nạp glucose: Nếu đường huyết 2 giờ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) là mắc bệnh đái tháo đường. Nếu kết quả đường huyết 2 giờ khoảng 140 – < 200 mg/dl (7,8 – 11 mmol/l) thì bạn được chẩn đoán tiền đái tháo đường.
Xét nghiệm chỉ số HbA1C: Chẩn đoán đái tháo đường khi giá trị HbA1C ≥ 6,5%, tiền đái tháo đường khi giá trị HbA1C từ 5,7 – 6,4%.
Nguyên nhân tiểu đường type 2 (tuýp 2)

Nguyên nhân trực tiếp là tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin mà cơ thể cần cho quá trình chuyển hóa Glucose. Một số yếu tố nguy cơ hình thành đã được thống kê như sau:
Yếu tố di truyền;
Tuổi tác;
Chế độ ăn dư thừa chất béo và carbohydrate;
Ít vận động;
Thừa cân, béo phì;
Huyết áp cao;
Từng bị tiểu đường thai kỳ;
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá;
Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ;
Mất ngủ kéo dài;
Bỏ bữa sáng liên tục.
Dấu hiệu và Triệu chứng tiểu đường type 2 là gì?

Một số dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 điển hình như sau:
Thường xuyên khát nước;
Đi tiểu nhiều lần trong ngay > 10 lần/ngày, nhất là tiểu đêm;
Hay có cảm giác đói và đói nhanh;
Giảm cân không kiểm soát;
Vết thương chậm lành đặc biệt ở lòng bàn chân;
Mệt mỏi, tầm nhìn giảm sút;
Viêm nướu;
Xuất hiện nhiều vết thâm nám trên da.
Hầu hết các dạng bệnh tiểu đường Type 1, tiểu đường Type 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có những triệu chứng tương tự nhau. Khi gặp phải các dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Tin liên quan
Biến chứng tiểu đường type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lâu ngày mà không điều trị đúng phác đồ và kiêng cữ thì bạn sẽ gặp một số biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe như sau:
Biến chứng cấp tính
Hôn mê do tăng glucose máu.
Hạ glucose máu đột ngột.
Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Biến chứng mạn tính
Các vấn đề về mắt (bệnh võng mạc): mờ mắt, giảm thị lực thậm chí là mù mắt.
Vấn đề về chân: bàn chân đái tháo đường là một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường nếu không kịp phát hiện có thể gây hoại tử thậm chí cắt cụt chi.

Đau tim và đột quỵ
Các vấn đề về thận (bệnh thận).
Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh).
Bệnh nướu răng và các vấn đề về miệng khác.
Điều trị bệnh tiểu đường type 2
Vậy tiểu đường type 2 có chữa được không? Sau đây là cách điều trị tiểu đường type 2 chuẩn nhất!
Nguyên tắc điều trị tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 đầu tiên phải điều trị bằng cách tập thể dục và kiểm soát chế độ ăn uống nhằm giảm cân. Khi dùng cách này mà không khống chế được đường huyết mới sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị tiểu đường type 2.
Khoảng thời gian này cực kỳ quan trọng quyết định bệnh nhân có phải dùng thuốc tiểu đường cả đời hay không. Đây còn được gọi là cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc. Chính vì vậy, người bệnh phải chú trọng sức khỏe bản thân tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn cho người tiểu đường và luyện tập thể dục thể thao. Trong thời gian này, người bệnh nên ưu tiên dùng các loại dược liệu, thảo dược hay cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt như: dây thìa canh, giảo cổ lam,... để việc điều trị hiệu quả.

Tiểu đường type 2 nên ăn gì
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 cần chế độ dinh dưỡng phù hợp có chỉ số đường huyết an toàn không quá cao. Một số thực phẩm cho người tiểu đường type 2 như: các loại rau xanh bông cải xanh, cải bó xôi, bí đao, cải bắp, củ dền, cà rốt,...; các loại trái cây: dâu tây, bưởi, ổi, đào, việt quất, cam, lê, nho, dưa chuột, táo,...; các loại thịt như: thịt cá (cá hồi,cá mòi, cá thu và một số loại cá nước ngọt); các loại thịt gia cầm đã bỏ da (thịt gà, vịt, ngan, ngỗng) và sữa dành cho người tiểu đường type 2.
Tiểu đường type 2 nên kiêng gì
Bệnh tiểu đường cần kiêng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao điển hình như: tinh bột, Hạn chế ăn mỡ động vật, Hạn chế các thực phẩm có lượng đường, đồ ăn nhanh,...
Để tìm hiểu kỹ hơn các bệnh nhân hãy đọc thêm tại bài viết này: -> Chế độ ăn cho người tiểu đường
Thuốc tiểu đường type 2

Vậy bị tiểu đường type 2 uống thuốc gì? Có nhiều loại thuốc dùng điều trị bệnh tùy thuộc vào cơ chế tác dụng, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Để hiểu rõ hơn về các thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay độc giả hãy xem thêm tại bài viết này -> Thuốc tiểu đường tốt nhất
Tiểu đường Type 2 có nguy hiểm không?
Không có nhận định nào về việc nặng hay nhẹ của tiểu đường Type 2, vì phụ thuộc vào từng người bệnh mà sẽ có mức độ khác nhau. Tuy nhiên khi đã mắc phải bệnh thì dù có ở mức độ nào, việc kiểm soát lại sức khỏe mới chính là điều quan trọng nhất.
Đối với tiểu đường Type 2, việc xác định mức độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên tại nhà là cách phổ biến nhất để dễ dàng biết được tình trạng tiểu đường.
Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào thành công điều chế ra loại thuốc có thể chữa hoàn toàn bệnh tiểu đường Type 2. Khi mắc phải bệnh đồng nghĩa với việc phải sống cùng nó suốt cả đời. Các phương án điều trị chỉ có thể hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết đồng thời giúp người bệnh thỏa mái hơn.

Một số điều cần lưu ý về tiểu đường Type 2
Chưa có nghiên cứu nào về việc tiểu đường Type 2 nhẹ hơn tiểu đường Type 1. Đây chỉ là phân loại cho từng tên gọi cụ thể theo nguyên lý bệnh, không phải biểu thị mức độ bệnh.
Cũng vì hiểu như trên, có nhiều quan niệm sai lầm rằng, không cần phải ăn kiêng khi mắc tiểu đường Type 2. Trên thực tế, không cần phải tuyệt đối kiêng các món ăn gây nên quá trình tăng cao của đường huyết như cơm trắng, đường hoặc hoa quả chữa nhiều đường, trứng, thịt đỏ… Tuy nhiên, cần có một chế độ khoa học và kiểm soát bữa ăn thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đường huyết về mức bình thường (từ 4 – 5mmol/L) không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trong y học, đây được gọi là tình trạng “thuyên giảm” sau quá trình điều trị bằng thuốc hoặc điều chỉnh từ lối sống tích cực của người bệnh mà thôi. Vì vậy, cần phải thường xuyên theo dõi đường huyết tại nhà, thăm khám bác sĩ định kì để đề phòng tình huống xấu xảy ra.
Sử dụng thảo dược để ổn định đường huyết tại nhà. Trong đó, dây thìa canh và giảo cổ lam được xem là hai loại thảo dược mang đến công dụng giảm đường huyết hiệu quả nhất. Ngoài việc sử dụng để hãm trà để sử dụng, mọi người cũng có thể tham khảo dùng Viên Thìa Canh Giảo Cổ Lam của Công ty TNHH Thảo Dược Kiên Minh. Sản phẩm này đã được chiết xuất thành dạng viên nén, định liều lượng mỗi ngày 4 – 6 viên chia thành hai lần, thuận tiện giúp người bệnh hỗ trợ cải thiện được bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường gây ra.

Cần nhắc lại rằng, tiểu đường Type 2 chưa có thuốc điều trị triệt để, vì vậy, để tăng hiệu quả của việc kiểm soát mức độ bệnh tật, cần chú ý trong hoạt động thể chất và sinh hoạt hàng ngày. Thêm vào đó, tinh thần người bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Nếu có sự lạc quan và thoải mái thì quá trình phục hồi của cơ thể mới nhanh chóng và dễ dàng kiểm soát hơn. Đừng vì quá lo lắng lại bỏ qua những lưu ý cần thiết, y học đang dần phát triển, mọi tình huống phát sinh xảy đến sẽ được khoa học và y tế hỗ trợ. Vì vậy hãy luôn tin rằng, bạn rồi sẽ khỏe lên mỗi ngày.
Để tìm hiểu thêm và đặt mua sản phẩm VIÊN THÌA CANH GIẢO CỔ LAM quý khách vui lòng gọi tới hotline dưới đây để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chính xác nhé!
Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!