Thiên hoa phấn - tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

09/01/2023

Thiên hoa phấn là vị thuốc quý được ứng dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Dược liệu này được biết đến với nhiều công dụng như phòng và điều trị tiểu đường, các bệnh đường hô hấp,... Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về tác dụng, cách dùng cùng những lưu ý khi sử dụng thiên hoa phấn nhé.

Ảnh: Tìm hiểu vị thuốc thiên hoa phấn
Ảnh: Tìm hiểu vị thuốc thiên hoa phấn

1. Thông tin chung về thiên hoa phấn

Thiên hoa phấn là dược liệu còn khá xa lạ với nhiều người. Chính vì vậy, trong phần đầu của bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin thú vị về dược liệu này nhé.

1.1. Thiên hoa phấn là gì? Tên gọi, phân nhóm

Thiên hoa phấn là tên loại thuốc có nguồn gốc từ phần phình ra thành củ hay chính là rễ của cây qua lâu. Nó có tên khoa học là Radix Trichosanthis, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Tại Việt Nam, dược liệu này còn có nhiều tên gọi khác tùy theo từng vùng miền khác nhau như: Qua lâu căn (rễ của cây qua lâu), Bát bát trâu, Dây bạc bát, Hoa bát, Vương qua, Dưa núi, Dưa trời, Vương qua, Thau ca,...

1.2. Đặc điểm hình dáng

Ảnh: Hình ảnh thiên hoa phấn
Ảnh: Hình ảnh thiên hoa phấn

Như vậy, thiên hoa phấn chính là rễ cây qua lâu. Cây qua lâu hay còn được gọi là dây bạc bát, hoa bát,... là loài thực vật thân leo có phần rễ thuôn dài tương tự như củ sắn. Lá cây qua lâu gần giống lá gấc. 

Hoa cây qua lâu thuộc loại hoa đơn tính và có màu trắng. Quả qua lâu hình cầu, khi còn xanh có màu lục sóc trắng và chuyển dần thành màu đỏ khi chín. Trong loại quả này chứa nhiều hạt có hình trứng dẹt.

1.3. Phân bố

Thiên hoa phấn được tìm thấy chủ yếu ở các quốc gia như Trung Quốc và Triều Tiên. Tại Việt Nam, hiện nay chỉ tìm thấy dược liệu này ở vùng Cao Bằng. Do đó, phần lớn dược liệu đều được nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc.

1.4. Bộ phận sử dụng, cách thu hái, chế biến, bảo quản

Ảnh: Dược liệu thiên hoa phấn sau chế biến
Ảnh: Dược liệu thiên hoa phấn sau chế biến

1.5. Tính vị, quy kinh

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc thiên hoa phấn có tính hàn, vị ngọt, chua, hơi đắng nhẹ. Vị thuốc này quy vào 3 kinh vị, phế và đại tràng.

1.6. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của thiên hoa phấn rất đa dạng. Trong đó, có thể kể đến một số dược chất chính với tác dụng dược lý nổi bật như:

Ảnh: Thành phần hóa học của thiên hoa phấn
Ảnh: Thành phần hóa học của thiên hoa phấn

2. Thiên hoa phấn có công dụng gì?

Sau khi đã nắm được những thông tin cơ bản về hoa thiên phấn cũng như thành phần hóa học của dược liệu này, chắc hẳn vấn đề tiếp theo mà nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu chính là tác dụng của thiên hoa phấn.

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc thiên hoa phấn có công dụng sinh tân dịch, bài trừ tiêu thũng, giáng hỏa nhuận táo, chỉ khát. Cụ thể như sau:

Từ đó, dược liệu này được ứng dụng để điều trị các bệnh lý sau đây:

Ảnh: Tác dụng của thiên hoa phấn
Ảnh: Tác dụng của thiên hoa phấn

3. Đối tượng nào nên sử dụng thiên hoa phấn?

Với các công dụng như trên, thiên hoa phấn được khuyên dùng cho các đối tượng sau:

4. Một số bài thuốc từ thiên hoa phấn

Thiên hoa phấn trị bệnh gì? Liều lượng và cách dùng ra sao để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất? Hãy cùng đọc phần tiếp theo của bài viết để giải đáp ngay những thắc mắc này nhé.

4.1. Bài thuốc trị tiểu đường bằng thiên hoa phấn

Ảnh: Bài thuốc trị tiểu đường bằng hoa thiên phấn
Ảnh: Bài thuốc trị tiểu đường bằng hoa thiên phấn

Bài thuốc 1

Chuẩn bị thiên hoa phấn, sa sâm, sơn thù mỗi vị 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; thạch hộc, câu kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống một thang mỗi ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị thiên hoa phấn, mạch môn, huyền sâm, sinh địa mỗi vị 32g; 10g hoàng liên. Sắc uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc này còn có công dụng điều trị chứng chóng mặt, cồn ruột hoặc gầy sút cân nhanh (trị chứng trường vị hỏa uất táo thực).

Bài thuốc 3

Chuẩn bị thiên hoa phấn, sinh địa mỗi vị 30g; cát căn, ngũ vị tử, mạch môn mỗi vị 13g. Tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy 10g. Sắc uống cùng 20g gạo tẻ.

Bài thuốc 4

Chuẩn bị thiên hoa phấn, phục linh, đương quy mỗi vị 16g; 30g hoàng liên. Tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy từ 12 - 16g. Sắc uống cùng với bạch mao mãn. Bài thuốc này còn có công dụng tiêu khát vô cùng hiệu quả.

4.2. Bài thuốc trị thấp khớp mạn tính

Ảnh: Bài thuốc trị thấp khớp mạn tính
Ảnh: Bài thuốc trị thấp khớp mạn tính

Chuẩn bị thiên hoa phấn, khương hoạt, độc hoạt, hy thiêm, rau má, uy linh tiên, sinh địa, kê huyết đằng, đan sâm, thạch cao, thổ phục linh, cốt toái bổ mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4.3. Bài thuốc trị viêm amidan mạn tính

Bài thuốc 1

Chuẩn bị thiên hoa phấn, sơn thù, tri mẫu, phục linh, đan bì, trạch tả mỗi vị 8g; sinh địa, hoài sơn mỗi vị 16g; huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g; xạ can 6g. Sắc uống một thang mỗi ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị thiên hoa phấn, mạch môn, địa cốt bì, bối mẫu mỗi vị 8g; sinh địa 20g; bạch thược, đan bì, huyền sâm mỗi vị 12g; cam thảo, bạc hà mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

4.4. Bài thuốc trị viêm họng mạn tính

Chuẩn bị thiên hoa phấn, hoàng cầm, mạch môn, tang bạch bì mỗi vị 12g; sa sâm 16g; cát cánh, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Trong trường hợp hạt, người bệnh có thể gia thêm 8g xạ can. Nếu cảm thấy họng khô rát, gia thêm 16g thạch hộc và 12g huyền sâm. Nếu có khạc đờm, gia thêm 8g qua lâu căn và 6g bối mẫu.

Ảnh: Bài thuốc trị viêm họng mạn tính
Ảnh: Bài thuốc trị viêm họng mạn tính

4.5. Bài thuốc trị sốt rét

Chuẩn bị thiên hoa phấn, hoàng cầm, quế chi, sài hồ mỗi vị 8g; can khương, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4.6. Bài thuốc trị ban đậu biến chứng

Chuẩn bị thiên hoa phấn, kha tử, thạch xương bồ, phục linh, cát cánh, cam thảo mỗi vị 20g. Đem toàn bộ các nguyên liệu trên đi tán thành bột mịn sau đó cho thêm 7 độ tiểu trúc, 7 đọt kinh giới (chỉ lấy phần ngọn). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4.7. Trị chứng không xuống sữa ở sản phụ

Bài thuốc 1

Chuẩn bị thiên hoa phấn, xuyên sơn giáp, sài hồ, đương quy mỗi vị 8g; bạch thược 12g; thông thảo, cát cánh, thanh bì mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị từ 16 - 20g thiên hoa phấn. Đem dược liệu đi tán thành bột mịn sau đó hòa tan với nước và sử dụng đều đặn hàng ngày.

4.8. Bài thuốc trị chứng vàng da, người sạm đen

Ảnh: Bài thuốc trị chứng vàng da
Ảnh: Bài thuốc trị chứng vàng da

Bài thuốc 1

Chuẩn bị 20g thiên hoa phấn khô. Sắc lấy nước uống, sử dụng liên tục trong 7 - 10 ngày giúp chữa chứng da đen sạm.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị 10g thiên hoa phấn. Giã nhỏ dược liệu sau đó cho nước vào đun sôi, gạn lấy phần nước để sử dụng. Khi dùng cho trẻ em có thể cho thêm 1 thìa mật ong. Sử dụng đều đặn một thời gian để chữa vàng da.

5. Đối tượng nào không nên sử dụng thiên hoa phấn?

Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng thiên hoa phấn cho những đối tượng sau:

6. Lưu ý khi sử dụng thiên hoa phấn

Mặc dù là dược liệu nguồn gốc thiên nhiên tương đối an toàn cho người sử dụng nhưng để hạn chế tối đa tác hại của thiên hoa phấn, bạn nên chú ý một số điều sau đây:

Trên đây là một số thông tin quan trọng về thiên hoa phấn - một vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Hãy sử dụng vị thuốc này đúng cách để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)