Uống lá cây gì để hạ huyết áp an toàn và hiệu quả?

25/07/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Huyết áp tăng cao là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Chính vì vậy, “Uống lá cây gì để hạ huyết áp?” luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay top 10 lá cây giúp hạ huyết áp tốt nhất hiện nay nhé.

Ảnh: Uống lá cây gì để hạ huyết áp?
Ảnh: Uống lá cây gì để hạ huyết áp?

1. Những hệ lụy của cao huyết áp

Một người được chẩn đoán là huyết áp cao khi có huyết áp tâm thu trên 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên 90mmHg. Theo thống kê, hiện nay số người mắc bệnh tăng huyết áp đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng về cả số lượng và mức độ bệnh.

Huyết áp cao được xếp vào top 10 kẻ thù nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở mọi quốc gia trên thế giới. Hệ lụy đầu tiên và nguy hiểm nhất của bệnh huyết áp cao chính là các biến chứng liên quan đến tim mạch. Huyết áp tăng cao liên tục gây áp lực cho tim và các động mạch, nếu không được kiểm soát sớm và kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến suy tim thậm chí đột tử do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao còn ảnh hưởng xấu tới nhiều cơ quan khác như mắt, thận,...

Ảnh: Huyết áp cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Ảnh: Huyết áp cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Lợi ích bất ngờ từ các loại nước uống trong điều trị cao huyết áp

Qua phần trên, có thể thấy cao huyết áp là bệnh lý hết sức nguy hiểm. Do đó mà những phương pháp hạ huyết áp hiệu quả luôn là mục tiêu mà nhiều người tìm kiếm. 

Hiện nay, một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng là sử dụng các loại nước từ lá cây thiên nhiên. Bên cạnh công dụng giải khát, các loại nước này còn cung cấp cho người sử dụng một lượng lớn dưỡng chất cần thiết như chất xơ, các chất điện giải, từ đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

3. Top 10 loại lá hạ huyết áp hiệu quả

Uống lá cây gì để hạ huyết áp?” luôn là câu hỏi làm nhiều người băn khoăn. Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại lá làm hạ huyết áp nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay nhé.

3.1. Lá húng quế

Húng quế được đánh giá là một trong những thảo mộc giảm huyết áp rất hiệu quả. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành y học thay thế nhờ có một lượng lớn các hợp chất thực vật mạnh mẽ.

Theo nghiên cứu, húng quế, đặc biệt là húng quế ngọt rất giàu Eugenol. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên, đóng vai trò tương tự như một chất chẹn kênh Canxi. Do đó, uống nước lá húng quế là phương pháp mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ thư giãn mạch máu và làm giảm huyết áp.

Ảnh: Lá húng quế
Ảnh: Lá húng quế

3.2. Lá cây vuốt mèo

Từ lâu, cây vuốt mèo đã được ứng dụng trong nền Y học Cổ truyền Trung Quốc để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có huyết áp cao. Đây là loài cây có tên khoa học là Uncaria rhynchophylla. Nó còn được biết đến với các tên gọi khác như Gou-Teng và Chotoko.

Trong thành phần của cây vuốt mèo có chứa hirsutene và rhynchophylline. Hai hoạt chất này có cơ chế hoạt động tương tự như thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh Canxi. Do đó, uống nước lá cây vuốt mèo sẽ giúp kích thích các mạch máu trong cơ thể tổng hợp ra oxit Nitric giúp thư giãn mạch máu và duy trì huyết áp ở mức ổn định.

3.3. Mùi tây

Để kiểm soát huyết áp, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên bổ sung rau mùi tây vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Đây là loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực Trung Quốc, châu Âu và cả nước Mỹ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mùi tây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và caroten. Các hợp chất này vừa giúp hạ huyết áp tâm thu, vừa giúp hạ huyết áp tâm trương. Ngoài ra, sử dụng mùi tây thường xuyên còn làm giảm cholesterol xấu (LDL - cholesterol), một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch. 

Ảnh: Mùi tây
Ảnh: Mùi tây

3.4. Lá sen

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết uống lá cây gì để hạ huyết áp thì lá sen chính là một lựa chọn hợp lý mà bạn không nên bỏ qua.

Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của lá sen có chứa Nuciferin - một hoạt chất có tác dụng kiểm soát huyết áp rất tốt đồng thời làm giảm lượng cholesterol máu, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu. Ngoài ra, lá sen còn được sử dụng như một vị thuốc trong điều trị tiêu chảy hoặc phù nề..

3.5. Cần tây

Cần tây không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình mà còn là một vị thuốc điều trị cao huyết áp hiệu quả. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong thành phần của cần tây một số hoạt chất có công dụng giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm lượng mỡ máu và giúp làm giảm nguy cơ tim mạch. 

Một trong những hoạt chất được các chuyên gia đánh giá cao chính là Butylphthalide. Hoạt chất này có tác dụng làm dịu thần kinh đồng thời ức chế tình trạng căng cơ trơn thành mạch, làm giảm tiết adrenalin từ đó giúp đưa huyết áp về mức ổn định.

Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng cần tây là không làm huyết áp tụt xuống quá thấp, từ đó đảm bảo an toàn cho người bệnh. Ngoài ra, cần tây còn bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu như Kali, Magie, Canxi, Caroten và các vitamin. 

Ảnh: Cần tây
Ảnh: Cần tây

3.6. Lá chè xanh

Trong lá trà xanh có chứa tới hơn 4000 chất hóa học, trong đó phải kể đến Flavonoid, hoạt chất có tác dụng làm giảm huyết áp. Theo các nghiên cứu, uống nước chè xanh không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do huyết áp cao gây ra như các bệnh lý tim mạch, đột quỵ.

Bên cạnh đó, trà xanh còn được biết đến như một thức uống có công dụng giảm cân, ngăn ngừa lão hóa, lợi tiểu, làm giảm mỡ máu rất hiệu quả. Chính vì vậy, uống chè xanh thường xuyên là thói quen có lợi cho sức khỏe mà bạn nên áp dụng ngay từ bây giờ.

3.7. Lá cây tảo bẹ (cây rong biển)

Tảo bẹ không chỉ có hàm lượng chất hữu cơ dồi dào bao gồm carbohydrate, acid béo, protein, các vitamin mà còn rất giàu các khoáng chất như Kali, Sắt, Canxi,... Chính vì vậy, đây là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hay tăng lipid máu.

Ảnh: Lá cây tảo bẹ
Ảnh: Lá cây tảo bẹ

3.8. Lá cây chó đẻ

Cả lá và hoa cây chó đẻ đều được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Tuy vậy, phần hoa được cho là có công dụng mạnh hơn. Người cao huyết áp cần chuẩn bị 15g lá và hoa cây chó đẻ cùng 12g hoa sen đen, đem sắc lấy nước uống, chia nhỏ thành 3 lần uống trong ngày.

Mỗi đợt điều trị khoảng 15 ngày. Sau mỗi đợt điều trị, nếu thấy huyết áp chưa giảm thì có thể tiếp tục sử dụng thêm đợt điều trị khác; nếu huyết áp giảm nhiều thì cần giảm liều lượng cho phù hợp, số lần uống giảm đi (ngày 2 lần), số lượng mỗi lần uống cũng giảm đi.

3.9. Lá cây dâu tằm

Các báo cáo nghiên cứu của nhiều tổ chức nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lá cây dâu tằm có chứa các alcaloid, polysaccharide và acid amin có tác dụng điều chỉnh nồng độ adrenaline trong máu, từ đó giúp hạ huyết áp nhanh một cách tự nhiên, an toàn. Chính vì vậy, đây chính là một trong những lựa chọn hợp lý cho những ai còn chưa biết uống lá cây gì để hạ huyết áp.

Ngoài ra, uống nước từ lá cây dâu tằm còn có nhiều tác dụng khác như: chống căng thẳng, tăng cường sức bền thể chất, chống mệt mỏi, giảm cholesterol máu, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện tình trạng táo bón,...

Ảnh: Lá cây dâu tằm
Ảnh: Lá cây dâu tằm

3.10. Nước ép từ rau cải bó xôi, chuối và táo

Cải bó xôi là thực phẩm rất phù hợp với người huyết áp cao kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, táo bón. Cách làm nước uống từ rau cải bó xôi cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch, thái thành từng đoạn ngắn sau đó cho vào máy xay sinh tố là có thể thưởng thức ngay.

Tuy nhiên, nước ép cải bó xôi nguyên chất có hương vị tương đối khó uống. Do đó, người huyết áp cao có thể xay loại rau này cùng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe khác như táo, chuối và một chút sữa tươi. Cách làm này không chỉ giúp thức uống thêm thơm ngon, hấp dẫn mà còn làm tăng tác dụng điều trị huyết áp cao vì chuối và táo đều là những thực phẩm hạ huyết áp tốt.

4. Làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng các loại lá hạ huyết áp

Theo các chuyên gia, để hạ huyết áp một cách an toàn và hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng các loại lá cây hạ huyết áp như trên, người bệnh nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể như sau:

Ảnh: Người cao huyết áp cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Ảnh: Người cao huyết áp cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Bên cạnh các loại lá cây ở trên, giảo cổ lam và vương tôn cũng là những thảo dược mà người huyết áp cao không nên bỏ qua. Các thảo dược này không chỉ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả mà còn làm giảm cholesterol máu, hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch. 

Với thành phần được chiết xuất từ cao khô giảo cổ lam và vương tôn, Viên uống Ích áp cao là giải pháp giúp người bệnh có thể dễ dàng sử dụng và tận dụng những lợi ích mà các thảo dược này mang đến cho sức khỏe mà không cần tốn quá nhiều thời gian để sắc thuốc.

Ích áp cao - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ hạ huyết áp
Ích áp cao - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ hạ huyết áp

Kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 2 - 3 viên Ích Áp Cao chỉ số huyết áp của bạn sẽ dần được cải thiện từng ngày mà không cần mất quá nhiều thời gian để sắc thuốc hay tìm kiếm các loại thảo dược khác.

Đến đây, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi “Uống lá cây gì để hạ huyết áp?” rồi đúng không? Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình để góp phần đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất nhé.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)