Vị thuốc dây tơ hồng - công dụng và các bài thuốc phổ biến 

02/06/2023

Dây tơ hồng là loài thực vật sống ký sinh với phần thân mềm dạng sợi nhỏ. Hạt của dây tơ hồng có tên gọi quen thuộc hơn là thỏ ty tử - một vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc aĐông y. Cùng tìm hiểu ngay tác dụng và các bài thuốc từ dây tơ hồng trong bài viết ngay sau đây nhé.

1. Những thông tin thú vị về dây tơ hồng có thể bạn chưa biết

1.1. Dây tơ hồng là gì?

Ảnh: Dây tơ hồng là gì?
Ảnh: Dây tơ hồng là gì?

Dây tơ hồng là loài thực vật thân leo sống ký sinh trên thân các cây gỗ lớn. Hạt của cây hay thỏ ty tử là vị thuốc có tác dụng bổ thận, kiện cốt, cố tinh, minh mục nên được đưa vào nhiều bài thuốc điều trị chứng bệnh do thận hư suy, có thể kể đến như suy giảm thị lực, đau lưng mỏi gối, di hoạt tinh, liệt dương,...

Tên dược liệu: Semen cuscutae

Danh pháp khoa học: Cuscuta hygrophilae

Thuộc họ: Bìm bìm (Convolvulaceae)

Tên gọi khác: Thỏ ty tử, xích cương, hoàng la tử, la ty tử, kim tuyến thảo, đậu ký sinh.

1.2. Đặc điểm hình dạng dây tơ hồng

Dây tơ hồng sống ký sinh hoàn toàn trên cây khác, thường là những cây gỗ to hoặc các bụi cây. Do không có khả năng quang hợp nên cây phải hút chất dinh dưỡng từ cây khác để có thể tồn tại.

Thân cây mềm, có dạng sợi nhỏ, màu nâu nhạt, vàng xanh hoặc vàng. Khi phát triển, thân cây vươn dài và cuốn vào các cành hay tán lá của cây chủ. Dọc theo thân có các rễ mút mọc đâm sâu vào thân cây mà chúng ký sinh nhằm hút các chất dinh dưỡng.

Dây tơ hồng không có lá mà chỉ thấy các vảy nhỏ do lá cây tiêu biến thành. Rất hiếm khi thấy dây tơ hồng ra hoa, nếu có thì hoa mọc thành từng chùm, mỗi bông có kích thước khá nhỏ, màu trắng nhạt và có hình cầu. Cuống hoa rất ngắn hoặc có thể không có.

Ảnh: Hình ảnh dây tơ hồng
Ảnh: Hình ảnh dây tơ hồng

Quả dây tơ hồng hình cầu, có đường kính cỡ khoảng 3mm. Khi còn non, quả có màu xanh rồi chuyển dần thành màu đen khi già. Cuối cùng, vỏ hạt nứt ra từ dưới lên để lộ ra từ 2 - 4 hạt nhỏ có hình trứng ở bên trong. Mỗi hạt có chiều dài khoảng 2mm với phần đỉnh dẹt.

1.2. Phân bố của dây tơ hồng

Dây tơ hồng mọc hoang tại nhiều địa phương trên khắp cả nước ta, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc. Cũng có thể tìm thấy loại cây này tại nhiều tỉnh của Trung Quốc.

1.3. Phân loại dây tơ hồng

Mặc dù là loài cây quen thuộc nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết có bao nhiêu loại dây tơ hồng. Thực tế, hiện nay chúng ta tìm thấy hai loài dây tơ hồng khác nhau, đó là tơ hồng xanh và tơ hồng vàng. Vậy hai loại dây tơ hồng này có các đặc điểm nổi bật gì và làm sao để phân biệt chúng? Dưới đây là những thông tin chi tiết về các loại tơ hồng này.

Tên tiếng Anh của tơ hồng vàng là Cuscuta chinensis Lamk. Cây mang đầy đủ các đặc điểm chung của loài. Giống như tên gọi, dây tơ hồng bàng có thân mềm dạng sợi, màu vàng hoặc nâu vàng.

Loại tơ hồng vàng này thường phân bố ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Thành phần hóa học của nó gồm có: Carotenoid, Vitamin A, Lecithin, Quercetin, Glycoside,... Bộ phận thường được dùng làm thuốc ở loài tơ hồng vàng là phần hạt và thân cây.

Ảnh: Dây tơ hồng vàng
Ảnh: Dây tơ hồng vàng

Tên tiếng Anh của tơ hồng xanh là Cassytha filiformis L. Thân tơ hồng xanh có màu xanh lục đậm và đường kính thân cũng lớn hơn so với loại tơ hồng vàng. Dây tơ hồng xanh vẫn có ít lá chứ không tiêu biến hoàn toàn như tơ hồng vàng.

Là loài thực vật mọc hoang, dây tơ hồng xanh có mặt tại khu vực đồi núi trên khắp cả nước ta. Thành phần hóa học của nó bao gồm: Cassyfiline, Cassythine, Loratadine, Galactitol và chất dính. Bộ phận thường được dùng làm thuốc ở loài tơ hồng xanh chỉ có phần thân cây.

Ảnh: Dây tơ hồng xanh
Ảnh: Dây tơ hồng xanh

1.4. Thu hái, bào chế và bảo quản

Phần thân sợi được thu hái quanh năm.Phần quả tơ hồng được thu hái vào mùa thu khi đã chín. Sau khi hái về, đem quả đi phơi khô sau đó đập lấy hạt. Dùng phần hạt này để bào chế thành dược liệu theo nhiều phương pháp khác nhau.

Cách đầu tiên là mang hạt đi rửa sạch, phơi khô sau đó tẩm cùng nước muối và sao vàng.

Cách thứ hai là dùng hạt tơ hồng đã rửa sạch đi đun cùng nước tới khi thi được hỗn hợp sệt như cháo và chuyển sang màu xám nâu thì giã ra làm bánh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm bột mì và rượu sau đó mới làm thành bánh, cắt ra từng miếng nhỏ sau đó đem phơi khô để dùng dần.

Nơi khô ráo, tránh bụi, ẩm và ánh nắng trực tiếp.

1.5. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong vị thuốc thỏ ty tử bao gồm: quercetin, glycoside, lecithin, carotenoid, vitamin A,...

Ảnh: Dây tơ hồng chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: Dây tơ hồng chứa nhiều dược chất quý

1.6. Tính vị, quy kinh

Thỏ ty tử là vị thuốc có tính hơi ấm, vị cay, ngọt, không độc, quy vào các kinh Tỳ, Tâm, Can và Thận.

2. Dây tơ hồng có tác dụng gì?

Từ lâu, hạt của dây tơ hồng đã được đưa vào nhiều bài thuốc dân gian với tên gọi quen thuộc là thỏ ty tử. Vậy tại sao dược liệu này lại được đánh giá cao như vậy? Hãy cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của dây tơ hồng nhé.

2.1. Tác dụng của dây tơ hồng theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, tác dụng của thỏ ty tử bao gồm:

Minh mục, bổ can, kiện cốt, dưỡng cơ, cường âm, tăng tuổi thọ, súc niệu, cố tinh, chỉ tả, bổ dương, ích âm, ôn thận.

Chủ trị:

Mắt mờ do can thận hư, tiểu nhiều, thận dương hư, tiêu chảy kéo dài do thận hư, đau lưng mỏi gối, di tinh, tiết tinh, đới hạ, rôm sảy, hoàng đản, thổ huyết, băng huyết, tả lỵ lâu ngày,...

2.2. Tác dụng của dây tơ hồng theo Y học hiện đại

Theo y học hiện đại, công dụng của dây tơ hồng hay thỏ ty tử bao gồm:

Ảnh: Tác dụng của dây tơ hồng
Ảnh: Tác dụng của dây tơ hồng

3. Cách sử dụng và liều lượng

Thỏ ty tử thường được sử dụng dưới 2 dạng chính là sắc thuốc và dạng viên hoàn.

Liều dùng trung bình là từ 12 - 16g/ngày.

4. Một số bài thuốc từ hạt dây tơ hồng - thỏ ty tử

Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng thỏ ty tử phổ biến trong dân gian hiện nay.

4.1. Bài thuốc trị viêm khớp

Chuẩn bị nguyên liệu

Thỏ ty tử 6g, vỏ trứng gà 9g, bột xương trâu 15g

Cách thực hiện

Tán toàn bộ dược liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy 6g pha với nước uống. Ngày sử dụng 3 lần.

Ảnh: Bài thuốc trị viêm khớp từ dây tơ hồng
Ảnh: Bài thuốc trị viêm khớp từ dây tơ hồng

4.2. Bài thuốc trị liệt dương, rối loạn cương dương

Chuẩn bị nguyên liệu

Thỏ ty tử, tiên mao mỗi loại 10g; câu kỷ tử, ngũ vị tử mỗi loại 9g.

Cách thực hiện:

Mang toàn bộ dược liệu đi phơi khô rồi thái nhỏ. Đem sắc cùng 200ml nước. Đun nhỏ lửa tới khi cô cạn còn 50ml. Uống hết một lần, sử dụng đều đặn hàng ngày.

4.3. Bài thuốc bồi bổ thần kinh

Chuẩn bị nguyên liệu

Hạt dây tơ hồng 1kg, ba kích 500g, lạc tiên 500g, thân cây ớt làn 1kg, đỗ đen đã sao cháy 500g, hà thủ ô đỏ 1kg.

Cách thực hiện

Thái nhỏ toàn bộ dược liệu sau đó đun sôi 2 lần, để lại khoảng 700 ml nước sắc. Lọc bã và cho 300ml siro vào phần nước sắc còn lại để tạo ra 1 lít thành phẩm. Mỗi lần sử dụng uống 200ml. Mỗi ngày uống 2 lần.

Ảnh: Bài thuốc bổ thần kinh từ dây tơ hồng
Ảnh: Bài thuốc bổ thần kinh từ dây tơ hồng

4.4. Bài thuốc bồi bổ khí huyết

Chuẩn bị nguyên liệu

Thỏ ty tử, củ mài, viễn chí, bạch truật, long nhãn mỗi vị 8g; đẳng sâm, thục địa, sa nhân, đỗ trọng mỗi loại 12g; đại táo 4 quả.

Cách thực hiện

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc cùng 400ml nước. Đun nhỏ lửa tới khi cô cạn còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng 100ml.

4.5. Bài thuốc chữa đau lưng và gối lạnh tê đau

Chuẩn bị nguyên liệu

Thỏ ty tử, đẳng sâm mỗi loại 12g; bạch truật, ngưu tất mỗi loại 10g; vừng đen 8g.

Cách thực hiện

Sắc toàn bộ dược liệu cùng 400ml nước. Đun nhỏ lửa tới khi cô cạn còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng 100ml.

4.6. Bài thuốc trị mờ mắt do can huyết kém

Chuẩn bị nguyên liệu

Thỏ ty tử, xa tiền tử, thục can địa hoàng mỗi loại 12g.

Cách thực hiện

Tán toàn bộ dược liệu thành bột mịn sau đó luyện cùng mật thành viên hoàn. Mỗi lần lấy 12g, uống cùng nước ấm. Ngày uống 2 - 3 lần.

4.7. Bài thuốc chữa mạch yếu, da xanh tái

Chuẩn bị nguyên liệu

Thỏ ty tử, tiểu hồi hương, ích trí nhân, nhục thung dung, mẫu lệ, cốt toái bổ, ba kích, bạch long cốt, phúc bồn tử, bạch truật, nhân sâm mỗi loại 40g.

Cách thực hiện

Tán toàn bộ dược liệu thành bột mịn rồi cho vào lọ kín để bảo quản. Mỗi lần lấy 10 - 20g. Ngày dùng 2 lần.

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng dây tơ hồng trị bệnh?

Ảnh: Lưu ý khi dùng dây tơ hồng
Ảnh: Lưu ý khi dùng dây tơ hồng

Dây tơ hồng kiêng kỵ gì? Hạt dây tơ hồng kỵ với thịt thỏ. Chính vì vậy tuyệt đối không ăn thịt thỏ trong khi đang sử dụng bài thuốc có dược liệu này.

Đối tượng nào không nên dùng dây tơ hồng? Cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này cho những trường hợp cường dương, âm hư hỏa vượng, thận hư, táo bón do hỏa vượng và cả phụ nữ có thai.

Như vậy có thể thấy dây tơ hồng hay thỏ ty tử là một dược liệu quý, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng vị thuốc này, bạn hãy làm theo những lưu ý mà chúng tôi đưa ra trong bài viết và tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)