Xét nghiệm axit uric để làm gì?

01/12/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể người, sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Vậy mục đích của xét nghiệm axit uric để làm gì?

Nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric

Axit uric thường hòa tan trong máu, đi qua thận và cuối cùng được đào thải ra khỏi cơ thể khi đi tiểu. Axit uric trong cơ thể người bình thường khoảng 1200 mg. Nếu sản xuất quá mức hoặc giảm đào thải sẽ dẫn đến tình trạng thừa axit uric trong cơ thể dẫn đến tăng axit uric máu, lâu ngày sẽ tích tụ và gây ra bệnh gout.

Hình ảnh xét xét nghiệm axit uric

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng axit uric máu, ví dụ như:

Do di truyền

Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng một khiếm khuyết có trong gen tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể có tên là hypoxanthine bị rối loạn. Điều này khiến cho axit uric không được loại bỏ ra ngoài cơ thể, làm tổn thương đến thận, bàng quang.

Gia tăng chuyển hóa purin

Purin phân hủy sẽ sản sinh ra axit uric. Vì vậy, khi nạp quá nhiều purin vào cơ thể sẽ làm cho nồng độ axit uric trong máu tăng lên.

Giảm bài tiết axit uric

Axit uric sau khi sản sinh ra sẽ hòa vào máu, đi qua thận và được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Việc giảm bài tiết axit uric làm tăng nồng độ axit uric trong máu thường gặp ở những người bị suy giảm chức năng thận.

Xem thêm: 

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Các loại thực phẩm giàu purin thường xuyên được nạp vào cơ thể như hải sản, nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó… Nếu ăn chúng quá nhiều sẽ khiến axit uric tăng và không đào thải kịp.

Ngoài ra, ăn kiêng quá mức, lười vận động hay thường xuyên sử dụng bia rượu cũng là nguyên nhân làm cho quá trình đào thải axit uric bị ức chế, kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hơn.

Mục đích xét nghiệm axit uric để làm gì?

Xét nghiệm axit uric là xét nghiệm xác định chỉ số axit uric trong cơ thể có đang ở mức cân bằng hay không, hay bị tăng hoặc giảm so với chỉ số bình thường.

Mục đích của xét nghiệm axit uric là gì?
Mục đích của xét nghiệm axit uric là gì?

Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm axit uric trong trường hợp:

  • Chẩn đoán bệnh gút khi người bệnh có những biểu hiện lâm sàng như sưng, đay và viêm khớp, cơn đau đột ngột vào ban đêm.
  • Đối với những người đã bị gout, xét nghiệm axit uric để kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể, theo dõi nguy cơ tái phát của bệnh.
  • Theo dõi chức năng của thận, chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng thân hoặc tìm nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.
  • Theo dõi bệnh nhân trước và sau khi hóa trị, xạ trị ung thư để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu không tăng cao.

Xét nghiệm axit uric thường được thực hiện vào buổi sáng. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Người bệnh cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm axit uric khoảng 4 tiếng, có thể uống nước lọc để có kết quả chính xác.

Nhận biết các chỉ số xét nghiệm axit uric

Sau khi làm xét nghiệm axit uric, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để đưa ra kết luận bạn đang bị tăng hay giảm axit uric.

Bình thường, nồng độ axit uric ở mức ổn định là dưới 7.0 mg/dL (420 micromol/l) ở nam giới và dưới 6.0 mg/dL (360 micromol/l) ở nữ giới.

Axit uric được coi là tăng khi lượng axit uric trong máu tăng cao hơn chỉ số bình thường. Những ai có chỉ số axit uric tăng cao đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút. Đối với trường hợp chỉ số axit uric cao hơn 12 mg/dL dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chỉ số xét nghiệm axit uric
Chỉ số xét nghiệm axit uric

Ngược lại, nếu chỉ số axit uric sau khi xét nghiệm nhỏ hơn chỉ số bình thường sẽ được kết luận là giảm axit uric. Axit uric thấp cũng nguy hiểm không kém vì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng SIADH ro rối loạn hormone tuyến thượng thận, bệnh to đầu chi, hội chứng Fanconi…

Dù tăng hay giảm axit uric thì việc điều trị cũng cần có chỉ định từ bác sĩ. Cách tốt nhất để ổn định nồng độ axit uric máu là thực hiện xét nghiệm axit uric và có hướng điều trị thích hợp.

Hỗ trợ giảm axit uric bằng viên uống Cao Gắm

Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm viêm, sưng khớp do bệnh gút cấp và mãn tính, viên Cao Gắm còn giúp hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric máu. Từ thành phần chiết xuất từ cây dây gắm, đây là sản phẩm an toàn đối với người sử dụng.

Cao gắm hỗ trợ giảm axit uric máu
Cao gắm hỗ trợ giảm axit uric máu

Từ lâu, cây dây gắm đã được dùng trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp do viêm khớp của người dân tộc Tày. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy tinh chất có trong cây dây gắm không chỉ là chất chống viêm tự nhiên mà còn hỗ trợ bổ can thận. Từ đó, quá trình đào thải axit uric diễn ra thuận lợi, cân bằng nồng độ axit uric trong cơ thể.

Vì vậy, đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược phù hợp với người bị gút cấp, mãn tính, người bị tăng axit uric, giảm bài tiết axit uric.

Duy trì sử dụng viên uống Cao Gắm giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh gút và các biến chứng do bệnh gút gây ra. Để đảm bảo việc sử dụng viên uống Cao Gắm mang lại hiệu quả, hãy tiến hành xét nghiệm axit uric càng sớm càng tốt.

 

Xếp hạng: 4.8 (6 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây khế rừng - Thảo dược vàng cho sức khỏe, hỗ trợ trị gout
25/04/2024
Cây khế rừng là thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao…
 Tìm hiểu ngay: Tác dụng của hạt đười ươi đối với bệnh gout
23/04/2024
Hạt đười ươi không chỉ giúp thanh nhiệt giải khát vào mùa hè mà còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà ít ai biết đến. Hãy cùng chúng…