Xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường

26/12/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Để chẩn đoán được một người có bị bệnh tiểu đường hay không, cần phải xét nghiệm đường huyết ở nhiều thời điểm khác nhau hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Khi chẩn đoán này là chính xác thì phương pháp điều trị bệnh mới có thể tiến hành sớm.

Xét nghiệm đường huyết (Xét nghiệm nồng độ đường trong máu) là một phương pháp chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất hiện nay. Khi bản thân người bệnh có các triệu chứng bất thường trên cơ thể như khát nước, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân nhanh… hãy đến ngay với các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm để được xác nhận bệnh một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm đường huyết giúp chuẩn đoán sớm bệnh tiểu đường
Xét nghiệm đường huyết giúp chuẩn đoán sớm bệnh tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết là gì?

Xét nghiệm đường huyết (Xét nghiệm nồng độ đường trong máu) là loại xét nghiệm đo nồng độ một loại đường gọi là glucose có trong máu. Loại đường này là thành phần chính trong các thức ăn có chứa tinh bột như gạo, bánh mì. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể. In-su-lin là loại hormone giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose. In-su-lin do tuyến tuỵ tiết ra và giải phóng vào máu khi nồng độ glucose trong máu tăng.

Xem thêm:

Thông thường, nồng độ glucose trong máu tăng sau khi ăn. Điều này khiến tuyến tuỵ giải phóng insulin vào máu, giúp điều chỉnh để nồng độ glucose không tăng quá cao. Nồng độ glucose cao trong thời gian dài có thể làm hại mắt, thận, đầu dây thần kinh và mạch máu.

Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết

Các phương pháp xét nghiệm đường huyết

1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm này được sử dụng để đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm là khi bạn nhịn ăn, bởi khi đó lượng đường trong máu sẽ giảm vì thiếu nguồn năng lượng cung cấp vào cơ thể. Nếu khi đó lượng đường của bạn vẫn còn cao, điều đó chứng tỏ sự điều hòa Glucose máu trong cơ thể không được hiệu quả nữa.

Phạm vi bình thường của đường huyết lúc đói là dưới 100mg/dl. Nếu lượng Glucose của bạn được xác định lúc đói là 126mg/dl hoặc cao hơn thì có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết của bạn nằm trong mức từ 100mg/dl đến 125mg/dl thì bác sĩ sẽ đề nghị bạn kiểm tra lại lần nữa vào ngày hôm sau để đưa ra kết quả chính xác nhất.

2. Thử nghiệm dung nạp Glucose đường uống

Giống như xét nghiệm đường huyết trong lúc đói, xét nghiệm này cần được thực hiện sau 8 giờ. Tiếp theo bạn uống một ly nước đường pha với 75g Glucose, và sẽ tiến hành kiểm tra đường huyết sau 2 giờ.

Phạm vi đường huyết bình thường là đưới 140 mg/dl. Nếu đường huyết lúc này đạt 140 - 199 mg/dl, bạn sẽ được chẩn đoán là tiền đái tháo đường. Còn nếu chỉ số đường huyết của bạn từ 200mg/dl trở lên thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

3. Xét nghiệm HbA1c

Đây là loại xét nghiệm bằng cách đo hàm lượng Glucose trong Hemoglobin – loại protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Kết quả thu được phản ánh mức Glucose trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng gần đây. Lợi ích của phương pháp này là bạn không cần phải nhịn ăn hoặc uống bất kỳ dung dịch nào trước khi xét nghiệm.

Phạm vi bình thường của xét nghiệm bằng phương pháp này là dưới 5.7%. Nếu HbA1c nằm trong khoảng từ 5.7% - 6.4%, bạn sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường. Còn nếu chỉ số HbA1c trên 6.4%, người đó sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Chẩn đoán/Xét nghiệm

Glucose lúc đói (mg/dL)

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (mg/dL)

HbA1c (%)

Bình thường

Dưới 100

Dưới 140

Dưới 5,7

Tiền tiểu đường

Từ 100 - 125

Từ 140 - 199

Từ 5,7 - 6,4

Bệnh tiểu đường

Trên 125

200 trở lên

Trên 6,4

Bảng xét nghiệm đường huyết

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Sau đây là các nguyên nhân khiến bệnh nhân không thể tiến hành xét nghiệm hoặc kết quả xét nghiệm không đáng tin tưởng:

  • Ăn hoặc uống trong vòng 08 tiếng trước khi làm xét nghiệm đường huyết khi đói, hoặc trong vòng 02 giờ trước khi làm xét nghiệm huyết tương 02 giờ sau khi ăn;
  • Uống đồ uống có cồn một vài ngày trước khi làm xét nghiệm;
  • Bị ốm hoặc căng thẳng thần kinh, hút thuốc, và uống nhiều caffeine;
  • Đang sử dụng các thuốc khác. Cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang uống và liều uống.

Lưu ý:

Có thể đo nồng độ đường glucose trong nước tiểu. Nhiều người bị tiểu đường có nồng độ glucose cao trong nước tiểu. Tuy nhiên nồng độ đường huyết phải rất cao mới có thể phát hiện ra glucose trong nước tiểu. Vì thế xét nghiệm glucose trong nước tiểu không được dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh tiểu đường.

Rượu và thuốc lá có thể làm giảm sự chính xác của kết quả xét nghiệm
Rượu và thuốc lá có thể làm giảm sự chính xác của kết quả xét nghiệm

Trên đây là các xét nghiệm đường huyết quan trọng để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường mà ai cũng cần nắm rõ. Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi glucose máu thường xuyên là cách tốt nhất giúp kiểm soát lượng đường và từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây ra.

 

Để chẩn đoán được một người có bị bệnh tiểu đường hay không, cần phải xét nghiệm đường huyết ở nhiều thời điểm khác nhau hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Khi chẩn đoán này là chính xác thì phương pháp điều trị bệnh mới có thể tiến hành sớm.

Xét nghiệm đường huyết (Xét nghiệm nồng độ đường trong máu) là một phương pháp chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất hiện nay. Khi bản thân người bệnh có các triệu chứng bất thường trên cơ thể như khát nước, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân nhanh… hãy đến ngay với các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm để được xác nhận bệnh một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm đường huyết giúp chuẩn đoán sớm bệnh tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết là gì?

Xét nghiệm đường huyết (Xét nghiệm nồng độ đường trong máu) là loại xét nghiệm đo nồng độ một loại đường gọi là glucose có trong máu. Loại đường này là thành phần chính trong các thức ăn có chứa tinh bột như gạo, bánh mì. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể. In-su-lin là loại hormone giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose. In-su-lin do tuyến tuỵ tiết ra và giải phóng vào máu khi nồng độ glucose trong máu tăng.

Xem thêm:

Thông thường, nồng độ glucose trong máu tăng sau khi ăn. Điều này khiến tuyến tuỵ giải phóng insulin vào máu, giúp điều chỉnh để nồng độ glucose không tăng quá cao. Nồng độ glucose cao trong thời gian dài có thể làm hại mắt, thận, đầu dây thần kinh và mạch máu.

Xét nghiệm đường huyết

Các phương pháp xét nghiệm đường huyết

1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm này được sử dụng để đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm là khi bạn nhịn ăn, bởi khi đó lượng đường trong máu sẽ giảm vì thiếu nguồn năng lượng cung cấp vào cơ thể. Nếu khi đó lượng đường của bạn vẫn còn cao, điều đó chứng tỏ sự điều hòa Glucose máu trong cơ thể không được hiệu quả nữa.

Phạm vi bình thường của đường huyết lúc đói là dưới 100mg/dl. Nếu lượng Glucose của bạn được xác định lúc đói là 126mg/dl hoặc cao hơn thì có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết của bạn nằm trong mức từ 100mg/dl đến 125mg/dl thì bác sĩ sẽ đề nghị bạn kiểm tra lại lần nữa vào ngày hôm sau để đưa ra kết quả chính xác nhất.

#QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM

2. Thử nghiệm dung nạp Glucose đường uống

Giống như xét nghiệm đường huyết trong lúc đói, xét nghiệm này cần được thực hiện sau 8 giờ. Tiếp theo bạn uống một ly nước đường pha với 75g Glucose, và sẽ tiến hành kiểm tra đường huyết sau 2 giờ.

Phạm vi đường huyết bình thường là đưới 140 mg/dl. Nếu đường huyết lúc này đạt 140 - 199 mg/dl, bạn sẽ được chẩn đoán là tiền đái tháo đường. Còn nếu chỉ số đường huyết của bạn từ 200mg/dl trở lên thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

3. Xét nghiệm HbA1c

Đây là loại xét nghiệm bằng cách đo hàm lượng Glucose trong Hemoglobin – loại protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Kết quả thu được phản ánh mức Glucose trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng gần đây. Lợi ích của phương pháp này là bạn không cần phải nhịn ăn hoặc uống bất kỳ dung dịch nào trước khi xét nghiệm.

Phạm vi bình thường của xét nghiệm bằng phương pháp này là dưới 5.7%. Nếu HbA1c nằm trong khoảng từ 5.7% - 6.4%, bạn sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường. Còn nếu chỉ số HbA1c trên 6.4%, người đó sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Chẩn đoán/Xét nghiệm

Glucose lúc đói (mg/dL)

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (mg/dL)

HbA1c (%)

Bình thường

Dưới 100

Dưới 140

Dưới 5,7

Tiền tiểu đường

Từ 100 - 125

Từ 140 - 199

Từ 5,7 - 6,4

Bệnh tiểu đường

Trên 125

200 trở lên

Trên 6,4

Bảng xét nghiệm đường huyết

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Sau đây là các nguyên nhân khiến bệnh nhân không thể tiến hành xét nghiệm hoặc kết quả xét nghiệm không đáng tin tưởng:

  • Ăn hoặc uống trong vòng 08 tiếng trước khi làm xét nghiệm đường huyết khi đói, hoặc trong vòng 02 giờ trước khi làm xét nghiệm huyết tương 02 giờ sau khi ăn;
  • Uống đồ uống có cồn một vài ngày trước khi làm xét nghiệm;
  • Bị ốm hoặc căng thẳng thần kinh, hút thuốc, và uống nhiều caffeine;
  • Đang sử dụng các thuốc khác. Cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang uống và liều uống.

Lưu ý:

Có thể đo nồng độ đường glucose trong nước tiểu. Nhiều người bị tiểu đường có nồng độ glucose cao trong nước tiểu. Tuy nhiên nồng độ đường huyết phải rất cao mới có thể phát hiện ra glucose trong nước tiểu. Vì thế xét nghiệm glucose trong nước tiểu không được dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh tiểu đường.

Rượu và thuốc lá có thể làm giảm sự chính xác của kết quả xét nghiệm

Trên đây là các xét nghiệm đường huyết quan trọng để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường mà ai cũng cần nắm rõ. Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi glucose máu thường xuyên là cách tốt nhất giúp kiểm soát lượng đường và từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây ra.

 

Xếp hạng: 5 (8 bình chọn)

Tin liên quan

Dùng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có hiệu quả không?
25/03/2024
Sử dụng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có lẽ còn khá mới lạ với nhiều người. Phương pháp này đã được chứng minh là có khả năng cải…
Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường
21/03/2024
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và có xu hướng ngày một trẻ hóa. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp mọi người có thể…
Scoby có ăn được không
20/03/2024
Trà Kombucha là loại trà được lên men từ scoby. Vậy scoby là gì? Scoby có ăn được không? Cách nuôi scoby để làm nên món trà kombucha như thế nào? Hãy…