5 xét nghiệm tiểu đường bạn cần phải biết

22/05/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Hiện nay, số người mắc tiểu đường đang ngày càng gia tăng và bất kỳ ai cũng có thể mắc. Do vậy, bạn cần làm xét nghiệm tiểu đường định kỳ để có những điều chỉnh phù hợp với mình. Nhưng có mấy loại xét nghiệm tiểu đường thường gặp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về từng xét nghiệm có giá trị chẩn đoán, phát hiện tiểu đường.

1. Đái tháo đường là gì?

Ảnh 1: Tiểu đường là gì?
Ảnh 1: Tiểu đường là gì?

Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh mạn tính, khiến quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể không sản xuất đủ insulin cần thiết (cơ chế tiểu đường tuýp 1) hay insulin do tuyến tụy sinh ra nhưng không thể sử dụng được (cơ chế tiểu đường tuýp 2). 

Kết quả là dẫn đến nồng độ glucose tăng cao trong máu, gây nên một số vấn đề sức khỏe như tổn thương thần kinh, bệnh lý về tim mạch, thận, hoại tử chi,...

2. Vai trò của xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm tiểu đường giúp đánh giá, theo dõi được lượng đường trong máu, phát hiện sớm (chẩn đoán tiền đái tháo đường) đồng thời theo dõi quá trình điều trị tiểu đường có hiệu quả hay không. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị và xây dựng cho bạn một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát tốt đường máu và đưa đường huyết về mức bình thường.

Xem thêm:

Ở giai đoạn tiền đái tháo đường, các triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, cách tốt nhất để phát hiện bệnh trong giai đoạn này là xét nghiệm chỉ số đường huyết. Chỉ số này vô cùng quan trọng vì phát hiện và điều trị bệnh sớm ngăn cản và làm chậm quá trình bệnh tiến triển thành mạn tính.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

3.1. Xét nghiệm HbA1c

Ảnh 2: Xét nghiệm HbA1c
Ảnh 2: Xét nghiệm HbA1c

Thông thường, HbA1c chiếm 4 - 6% trong toàn bộ hemoglobin. Đây là loại xét nghiệm mà bệnh nhân không cần nhịn ăn, đánh giá mức đường máu trung bình trong khoảng 2 - 3 tháng. Giá trị của xét nghiệm này cho biết tỷ lệ % lượng đường trong máu gắn với hemoglobin. Lượng đường trong máu càng cao đồng nghĩa với việc bạn càng có nhiều huyết sắc tố với đường, các chỉ số được đánh giá như sau

Vì xét nghiệm HbA1c gắn liền với hồng cầu nên đời sống hồng cầu hay bệnh lý hemoglobin có thể ảnh hưởng đến giá trị của xét nghiệm. Do vậy, nếu bạn mắc bệnh lý về huyết học, hãy trao đổi với bác sĩ để có sự tư vấn tốt nhất, đánh giá kết quả chính xác hơn.

3.2. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Theo WHO, tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường là giá trị đường máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Với xét nghiệm này, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm ở thời điểm bất kỳ mà không cần quan tâm bệnh nhân đã ăn rồi hay chưa, nếu đã ăn thì ăn được bao lâu. Nếu giá trị xét nghiệm đường máu này  ≥ 11,1 mmol/l cho biết bệnh nhân mắc đái tháo đường. Nếu kết quả là < 7,8mmol/L thì người bệnh cần làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết thì mới có kết luận chính xác.

Xem thêm:

3.3. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Ảnh 3: Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Ảnh 3: Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Đây là xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay dùng để chẩn đoán đái tháo đường. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn không được ăn uống gì trong khoảng 8 - 12 giờ cho đến khi lấy mẫu. Thông thường, xét nghiệm này được thực hiện vào buổi sáng, khi bệnh nhân không ăn từ ban đêm đến sáng hôm sau.

Kết quả đo đường máu có giá trị chẩn đoán như sau

3.4. Xét nghiệm đường máu sau ăn 2h

Đúng như tên gọi, xét nghiệm này được thực hiện sau khi người bệnh ăn 2h. Bữa ăn trước đó, người bệnh sẽ ăn một số chất dinh dưỡng và 100g carbohydrate.

Kết quả có giá trị chẩn đoán 

Mặc dù quy trình thực hiện khá đơn giản, nhưng xét nghiệm này ít được thực hiện vì

3.5. Nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống

Ảnh 4: Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống
Ảnh 4: Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Ở người bệnh có nồng độ glucose máu> 6,4 mmol/L nhưng < 7,0 mmol/L, nghiệm pháp này rất có giá trị chẩn đoán.

Cách tiến hành

Kết quả có giá trị chẩn đoán

3.6. Xét nghiệm đường niệu

Trong tiểu đường, xét nghiệm nước tiểu không được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm này được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 1. Thay vì đường trong máu, cơ thể sản xuất ceton trong khi các mô mỡ được sử dụng làm năng lượng. 

Khi xét nghiệm thấy ceton trong nước tiểu lớn, chứng tỏ cơ thể bạn đang không sản xuất đủ insulin.

4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Ảnh 5: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Ảnh 5: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Có lẽ tên gọi này đã nói lên đối tượng cần thực hiện làm xét nghiệm là ai. Các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng được thực hiện tương tự như đối với người bình thường

4.1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây là xét nghiệm cần thiết và quan trọng để giúp mẹ tránh được những biến chứng nguy hiểm mà tiểu đường gây ra.

Kết quả của xét nghiệm này giúp mẹ xác định được lượng đường huyết của mình có đang nằm trong ngưỡng bình thường hay không, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

4.2. Mẹ bầu nào cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Vì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần thiết với mọi mẹ bầu nên được khuyến cáo với tất cả thai phụ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao sau đây

4.2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tùy thuộc vào bệnh viện hay cơ sở y tế mà mẹ đến kiểm tra đường huyết, các xét nghiệm có thể khác nhau nhưng thông thường sẽ bao gồm 2 xét nghiệm cơ bản sau

Xét nghiệm thử glucose

Ảnh 6: Xét nghiệm thử glucose
Ảnh 6: Xét nghiệm thử glucose

Trước khi thực hiện xét nghiệm, thai phụ sẽ được chỉ định uống 50g glucose. Sau 1 giờ, tiến hành làm xét nghiệm máu để đo lượng đường trong máu.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng được đánh giá như người bình thường mà bên trên chúng tôi đã trình bày.

Chú ý: Nếu kết quả nồng độ glucose máu cao hơn mức bình thường, mẹ cần thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose để khẳng định nguy cơ mắc bệnh.

Xét nghiệm dung nạp glucose

Tương tự như xét nghiệm thử glucose, nhưng lượng đường mà thai phụ uống sẽ nhiều hơn (100g) trong 5 phút và xét nghiệm sẽ được thực hiện 3 lần trong 3 giờ liên tiếp.

Nếu kết quả xét nghiệm có ít nhất 2 trong 4 chỉ số cao hơn hoặc bằng mức dưới đây, mẹ có thể được chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

4.3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể được thực hiện tại nhiều bệnh viện và phòng khám sản uy tín. Mức giá phù hợp cho các xét nghiệm như sau, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào địa điểm bạn làm xét nghiệm.

4.4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

Ảnh 7: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
Ảnh 7: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

Thông thường, với những mẹ bầu trước khi mang thai không mắc tiểu đường được khuyên rằng thời điểm tốt nhất đi làm xét nghiệm là vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ.

Còn với những thai phụ có nguy cơ cao thì nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, có thể thực hiện ở ngay lần khám thai đầu tiên để kịp thời phát hiện và theo dõi tiến triển của bệnh.

4.5. Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà mẹ bầu có cần nhịn ăn hay không.

Như vậy, qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc cũng đã có thêm cho mình những hiểu biết về các xét nghiệm tiểu đường. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường nhưng có thể dựa vào kết quả xét nghiệm để phát hiện và kiểm soát bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Đừng để tiểu đường luôn là nỗi lo của bạn, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Tin liên quan

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý lựa chọn thực phẩm đúng cách
01/04/2024
Bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến và là một gánh nặng y tế của toàn xã hội, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi. Để kiểm soát tốt…
Dùng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có hiệu quả không?
25/03/2024
Sử dụng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có lẽ còn khá mới lạ với nhiều người. Phương pháp này đã được chứng minh là có khả năng cải…
Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường
21/03/2024
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và có xu hướng ngày một trẻ hóa. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp mọi người có thể…