04/09/2022
Gút là một căn bệnh mạn tính khiến người mắc phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu đi cùng tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy tại các khớp. Nhiều người bệnh phải đặt ra câu hỏi “Bệnh gút sống được bao lâu?” bởi các triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng và xảy ra thường xuyên kèm theo nhiều biến chứng tiềm ẩn. Sau đây, với những phân tích đa chiều, Dược Kiên Minh sẽ giúp các độc giả tìm ra câu trả lời chính xác cho căn bệnh của mình.
1. Những thông tin về bệnh gout có thể bạn chưa biết
1.1. Bệnh gút có nhiều triệu chứng khác nhau
Ở mỗi người bệnh, gout lại biểu hiện với những triệu chứng khác nhau. Trong đó, những triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh gout bao gồm:
Đau và sưng đỏ khớp: Cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều vào ban đêm và thường không có dấu hiệu báo trước. Người bệnh chỉ cần cử động nhẹ đã cảm thấy đau dữ dội đồng thời gặp khó khăn khi đi lại và vận động.

Vị trí đau nhức: Cơn đau thường xuất hiện đầu tiên tại khớp ngón chân cái sau đó tiếp tục đau nhức tại các vị trí khớp khác. Các khớp thường bị đau nhức bao gồm khớp đầu gối, khớp cổ tay và cổ chân, khớp khuỷu tay, các khớp nhỏ của bàn tay, bàn chân,...
Các triệu chứng ngắt quãng: Triệu chứng đau nhức có thể kéo dài từ 5 - 10 ngày và tình trạng sưng, tấy đỏ có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần. Một thời gian sau, các triệu chứng này lại xuất hiện trở lại. Thời gian mắc bệnh càng dài thì khoảng cách giữa các lần xuất hiện triệu chứng càng ngắn lại.
Hình thành hạt tophi: Đây là triệu chứng vàng để chẩn đoán bệnh gout mạn tính. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn này, bệnh nhân thường đi lại khó khăn, cử động hạn chế làm ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, ngay cả việc mặc quần áo cũng không còn dễ dàng.

1.2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh gút?
Gout là một bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận của cơ thể, do đó mà những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao là điều không ít người quan tâm. Theo thống kê, bệnh gout hiện nay đàn ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa nên có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:
Nam giới sau tuổi 40: Nghiên cứu cho thấy có tới hơn 80% người bệnh gút là nam giới ở độ tuổi ngoài 40. Một chế độ sinh hoạt không lành mạnh như tiêu thụ quá nhiều đạm động vật trong khẩu phần ăn, lạm dụng rượu bia hay thuốc lá càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Phụ nữ tuổi mãn kinh: Khi ở tuổi mãn kinh, người phụ nữ luôn phải đối mặt với nguy cơ rối loạn nội tiết tố và nhất là rối loạn estrogen, hormone chính giúp thận đào thải acid uric ra ngoài. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh gout ở nữ ít hơn so với nam nhưng nếu có một lối sống không lành mạnh thì cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Lối sống không lành mạnh: Việc lạm dụng rượu bia sẽ gây cản trở quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể khiến người bệnh dễ mắc bệnh gout.

Di truyền: Các chuyên gia đã chứng minh có hơn 5 loại de di truyền liên quan tới nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người có tiền sử gia đình mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường.
Sử dụng thuốc: Những người đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hay các thuốc có chứa salicylate có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, từ đó dễ mắc bệnh gout hơn.
Các vấn đề sức khỏe khác: Các bệnh lý về thận trong đó có suy thận sẽ ảnh hưởng tới khả năng đào thải chất độc ra ngoài, từ đó khiến nồng độ acid uric tăng cao. Một số bệnh khác có liên quan tới bệnh gout bao gồm tiểu đường, huyết áp cao,...
2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Để biết được mức độ nguy hiểm của bệnh gout, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay một số biến chứng do căn bệnh này gây ra trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
2.1. Bệnh gout có thể gây tai biến mạch máu não
Những người mắc bệnh gout dễ bị tăng huyết áp đột ngột. Thực tế cho thấy, tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao liên tục sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não mà nặng nhất là dẫn đến tử vong.

2.2. Tổn thương hệ tim mạch
Các tinh thể urat không chỉ lắng đọng trong ổ khớp gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng tấy tại đây mà còn dễ dàng lắng đọng tại lớp nội mạc của tim, mạch máu, từ đó dễ gây viêm cơ tim và làm trầm trọng thêm bệnh lý tim mạch.
Bên cạnh đó, nồng độ acid uric tăng cao trong máu là một yếu tố độc lập nhưng cũng có thể kết hợp cùng những yếu tố khác gây ra tình trạng tăng huyết áp hoặc các bệnh lý tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ tử tai biến và tử vong.
2.3. Ảnh hưởng đến thận
Người bệnh gút dễ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và suy thận. Ở người mắc bệnh lâu ngày, chức năng thận sẽ dần suy giảm và không thể đảm bảo nhiệm vụ loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể. Dần dần, thận sẽ bị tổn thương.

2.4. Các biến chứng khác
Hình thành hạt tophi: Hạt tophi hình thành do sự lắng đọng tinh thể urat dưới da, xảy ra khi hàm lượng acid uric vượt quá ngưỡng cho phép. Hạt tophi dù không gây đau đớn cho người bệnh nhưng sẽ hình thành nên vết sưng cứng và về lâu dài sẽ gây hoại tử, lở loét. Qua vết loét, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp và có thể gây phá hủy cấu trúc sụn khớp, xói mòn xương, biến dạng và thậm chí là bại liệt.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: những triệu chứng thường gặp của bệnh gout thường khiến người bệnh gặp phải nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một loạt những vấn đề có thể kể đến bao gồm: mất ngủ, người mệt mỏi, nôn nao khó chịu và suy nhược cơ thể do những cơn đau kéo dài. Kèm theo đó, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và hoạt động chậm chạp.
Biến dạng khớp: Cùng với sự xuất hiện của hạt tophi và những cơn đau khớp dai dẳng chính là nguy cơ biến dạng khớp, từ đó khiến cử động của người bệnh ngày càng bị hạn chế.
Ngoài ra, người mắc bệnh gút còn phải đối diện với nhiều biến chứng khác như khô mắt, đục thủy tinh thể, đục kính ống mắt,... Do vậy, người bệnh cần kiểm soát thật tốt chỉ số acid uric máu để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên của bệnh gút.
3. Bệnh gút sống được bao lâu?

Ngày nay, sự phát triển của xã hội cùng tình trạng không kiểm soát chế độ ăn uống, luyện tập đã khiến bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến. Căn bệnh này khiến người bệnh bị viêm nhiễm, sưng tấy ở khớp, từ đó không thể vận động và đi lại bình thường. Dần dần, người bệnh sẽ trở nên mặc cảm và e ngại trong giao tiếp đồng thời không thể thực hiện được công việc và các sinh hoạt hàng ngày được.
Thực tế, bệnh gút không gây tử vong cho người bệnh, tuy nhiên, chính những biến chứng do căn bệnh này gây ra như đã trình bày ở phần trên của bài viết mới là nguyên nhân khiến tuổi thọ của người mắc suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, người bệnh có thể đột quỵ bất cứ lúc nào nếu như không kiểm soát tốt những biến chứng nguy hiểm do gout.

Hiện nay, chưa có bất cứ một tài liệu nghiên cứu nào chứng minh được thời gian sống cụ thể của các bệnh nhân mắc bệnh gout. Tuy nhiên, nếu người bệnh gout không tiến hành điều trị sớm và đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Khi đó, tuổi thọ của người bệnh có thể chỉ kéo dài từ 10 - 20 năm.
Không chỉ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh còn cần phải xây dựng một chế độ ăn cũng như chế độ sinh hoạt, luyện tập hợp lý. Làm được như vậy thì khả năng khỏi rất cao. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân hoàn toàn có thể sống bình thường giống như bao người khác.
Theo số liệu thống kê do Mạng lưới cải thiện sức khỏe của Anh Quốc thu thập, khả năng tử vong của bệnh nhân gout là 25% so với những người bình thường. Nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh thường là do tâm lý chủ quan trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều người cho rằng đây chỉ là bệnh lý xương khớp thông thường nên không tuân thủ đúng việc điều trị khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu và gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã có thể trả lời được “Bệnh gút sống được bao lâu?” rồi đúng không?
4. Người bệnh gout cần làm gì để sống lâu?
Để có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh gút, mỗi người cần thực hiện một lối sống lành mạnh thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của mình.
4.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh gout cần chú ý thực phẩm nào nên ăn, ăn với lượng bao nhiêu là đủ và thực phẩm nào cần phải kiêng. Cụ thể như sau:
Thịt: Người bệnh gout nên lựa chọn thịt trắng thay vì thịt đỏ để giảm lượng purin đưa vào cơ thể mỗi ngày.
Hải sản: Đây là thực phẩm người bệnh cần kiêng ăn do có hàm lượng purin rất cao. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể ăn một số loại hải sản như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá cơm,...
Nội tạng động vật, thịt gà tây, đồ uống có cồn,... cũng là những thực phẩm nằm trong danh sách đen mà người bệnh gút cần tránh.
4.2. Uống đủ nước mỗi ngày
Bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì độ ẩm cho cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu và nước tiểu được đào thải ra ngoài dễ dàng kéo theo lượng acid uric dư thừa trong cơ thể.
4.3. Hạn chế uống rượu bia

Nghiên cứu cho thấy rượu và bia làm ngăn cản quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Do đó lạm dụng rượu bia sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
4.4. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp người bệnh theo dõi hàm lượng acid uric máu mà còn giúp đánh giá tiến triển bệnh cũng như những biến chứng do bệnh gây ra để có hướng can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm tới sức khỏe.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thể trả lời được “Bệnh gút sống được bao lâu?” rồi đúng không. Hãy áp dụng những phương pháp chúng tôi đã đưa ra trong bài viết để chung sống hòa bình với căn bệnh mạn tính này và kéo dài tuổi thọ nhé.