Top 8 công dụng tuyệt vời của cây râu mèo với sức khỏe

08/02/2023

Cây râu mèo là một vị thuốc nam mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nó được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý phổ biến hiện nay như gout, tiểu đường, cao huyết áp,... Ngoài ra, người ta còn sử dụng vị thuốc này để điều trị nhiều bệnh lý khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay công dụng của vị thuốc này và cách để sử dụng nó một cách an toàn, hiệu quả nhất nhé.

1. Tìm hiểu chung về cây râu mèo

1.1. Cây râu mèo là gì?

Ảnh: Cây râu mèo là gì?
Ảnh: Cây râu mèo là gì?

Cây râu mèo là loài cây thân thảo thuộc vị Bạc hà ( Lamiaceae). Nó có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth hay Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.

1.2. Đặc điểm hình dáng

Râu mèo là cây lưu niên có chiều cao trung bình từ 0,3 - 0,5m, đôi khi có thể cao hơn. Thân cây có dáng vuông, mọc thẳng đứng, ít phân cành, thường có màu nâu tím, vỏ ngoài nhẵn hoặc có phủ ít lông.

Lá cây râu mèo mọc đối xứng, hình như quả trứng, chiều dài trung bình từ 4 - 6mm, phần gốc tròn, phần đầu thuôn nhọn, gân lá nổi rõ ở phía mặt dưới.

Hoa râu mèo mọc thành cụm ở đầu cành và ngọn thân. Mỗi cụm hoa có 6 - 10 vòng, mỗi vòng lại có khoảng 6 hoa màu tím hoặc màu trắng. Nhị hoa mọc thò ra ngoài, chiều dài gấp 2 đến 3 lần tràng hoa, vòi nhụy dài hơn nhị. Mùa hoa quả thường rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.

Ảnh: Hình ảnh cây râu mèo
Ảnh: Hình ảnh cây râu mèo

1.3. Phân bố

Ở Việt Nam, cây râu mèo phân bố rải rác tại một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Vũng Tàu, Phú Yên, Lâm Đồng, Hà Tây. Thanh Hóa,... Đây là loài cây ưa sáng, ưa ẩm và hơi chịu bóng. Có thể bắt gặp cây râu mèo ở những vùng đất giàu chất mùn trong thung lũng, gần bờ nước hoặc ven rừng.

1.4. Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng: Toàn bộ phần nằm trên mặt đất của cây đều được sử dụng làm thuốc.

Cách thu hái: Thời điểm thu hái tốt nhất là khi cây chưa có hoa

Cách sơ chế: Cây râu mèo sau khi thu hái về sẽ được làm sạch sau đó đem phơi hoặc sấy cho khô để dùng dần.

Bảo quản: Cho dược liệu vào túi nilon và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

1.5. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây râu mèo tương đối đa dạng, có thể kể đến như các acid hữu cơ (Acid Glycolic, Acid Citric, Acid Tartric), các Alkaloid, Tanin, tinh dầu, saponin và dầu béo. Tác dụng dược lý của lá có được là do hàm lượng Kali cao cùng sự có mặt của một glycosid đắng đó à Orthosiphonin.

Phần ngọn tươi và lá cây khô có chứa khoảng 12% các chất vô cơ, trong đó Kali chiếm một tỷ lệ lớn, ngoài ra còn có Flavonoid, Inositol, các dẫn chất của Phytosterol, Acid caffeic, tinh dầu,...

Ảnh: Cây râu mèo chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: Cây râu mèo chứa nhiều dược chất quý

1.6. Cách dùng và liều lượng cây râu mèo phù hợp là bao nhiêu?

Dân gian thường sử dụng khoảng 5 - 12 lá râu mèo để đem hãm cùng nước sôi rồi chia thành 2 lần uống, sử dụng trước khi ăn cơm từ 15 - 30 phút. Nên uống khi nước thuốc vẫn còn nóng. Cũng có thể đem lá râu mèo đi sắc lấy nước uống. Kiên trì liên tục trong 8 ngày, nghỉ từ 2 - 4 ngày sau đó tiếp tục một đợt khác nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn có thể đem toàn bộ cây râu mèo đi nấu thành cao lỏng, sau đó mỗi lần sử dụng lấy khoảng 2 - 5g. Cao lỏng râu mèo được đánh giá là một loại thuốc có khả năng hạ đường huyết, giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

Nếu dùng nguyên cả cây râu mèo thì liều lượng phù hợp là khoảng 30 - 40g mỗi ngày. Có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Ảnh: Sử dụng cây râu mèo đúng liều lượng
Ảnh: Sử dụng cây râu mèo đúng liều lượng

Tuy nhiên, liều dùng của cây râu mèo có thể thay đổi tùy từng bệnh lý khác nhau, tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng như một số vấn đề cần phải quan tâm khác của người bệnh. Để sử dụng thảo dược một cách an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên thảo luận với thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn.

2. Cây râu mèo có tác dụng gì?

Theo Đông y, cây râu mèo có tính mát, vị ngọt, nhạt và hơi đắng. Cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp nên được ứng dụng làm thuốc lợi tiểu điều trị chứng phù thũng, tê thấp, sỏi thận, viêm thận, viêm gan, sỏi mật. Dựa vào những kinh nghiệm dân gian trên, Y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện đầy đủ các công dụng của cây râu mèo. Cụ thể như sau:

2.1. Cây râu mèo giảm đau nhức do gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do hàm lượng acid uric tăng cao trong máu. Cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu nên giúp người bệnh đào thải lượng acid dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, một số thành phần hóa học có trong vị thuốc này cũng góp phần làm giảm lượng acid uric, clorua và ure - những sản phẩm độc hại với sức khỏe. 

Không chỉ vậy, râu mèo còn có đặc tính kháng viêm mạnh nên rất tốt cho người bệnh gút. Sử dụng dược liệu này thường xuyên sẽ giúp người bệnh ngăn chặn những cơn đau đớn khó chịu do gout gây ra.

Ảnh: Cây râu mèo giảm đau nhức do gout
Ảnh: Cây râu mèo giảm đau nhức do gout

2.2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Một trong những tác dụng của cây râu mèo được nhiều người quan tâm nhất chính là khả năng hạ đường huyết của nó. Tuy nhiên, tác dụng này không phải lúc nào cũng có hiệu quả mà còn phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng của người bệnh.

Cơ chế hạ đường huyết của cây râu mèo có thể là do dược liệu này thúc đẩy quá trình biến đổi từ glucose tự do trong máu thành glycogen dự trữ trong gan. Ngoài ra, trong thành phần của nó còn chứa acid ursolic - một dược chất có tác dụng hạ đường huyết nên được sử dụng làm thuốc điều trị tiểu đường tại một số nước.

Ảnh: Cây râu mèo hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ảnh: Cây râu mèo hỗ trợ điều trị tiểu đường

2.3. Kiểm soát huyết áp

Dịch chiết từ lá râu mèo được chứng minh là có khả năng hạ huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu. Sở dĩ như vậy là bởi vị thuốc này có tác dụng giãn mạch, làm giảm hậu gánh. Bên cạnh đó, nó còn có đặc tính lợi tiểu. Chính vì những lý do này mà cây râu mèo được xem là một trong những thảo dược có tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả, rất tốt cho người bị cao huyết áp.

Một nghiên cứu được thực hiện trên chó theo đường tiêm truyền tĩnh mạch cho thấy, khi tiêm 0,179g dịch chiết râu mèo/ 1kg thể trọng có tác dụng hạ huyết áp trên đối tượng nghiên cứu.

Ảnh: Dùng cây râu mèo cho người huyết áp cao
Ảnh: Dùng cây râu mèo cho người huyết áp cao

2.4. Hỗ trợ điều trị sỏi thận và các bệnh lý thận khác

Các nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân cho thấy, vị thuốc râu mèo khô có tác dụng kiềm hóa máu. Bên cạnh đó, sự có mặt của orthosiphonin và muối Kali trong thành phần của râu mèo có khả năng giữ acid uric và muối urat luôn ở dạng hòa tan, từ đó phòng ngừa được tình trạng lắng đọng các chất này để hình thành sỏi thận.

Ngoài ra, tính năng lợi tiểu của cây râu mèo cũng rất quan trọng cho việc phòng và điều trị bệnh sỏi thận.

2.5. Bảo vệ tế bào gan

Các thành phần trong cây râu mèo được chứng minh là có khả năng bảo vệ tế bào gan trước những tác nhân gây hại, đặc biệt là việc sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol quá liều.

Ảnh: Cây râu mèo bảo vệ tế bào gan
Ảnh: Cây râu mèo bảo vệ tế bào gan

2.6. Hỗ trợ làm giảm mụn

Các nghiên cứu về tác dụng của râu mèo trong điều trị mụn cho thấy, một loại mỹ phẩm ở dạng nhũ tương có chứa khoảng 2% chiết xuất từ lá râu mèo có công dụng làm giảm lượng bã nhờn cũng như kích thước mụn trên da mặt những người có làn da nhờn. Do đó, chiết xuất lá râu mèo được đánh giá là một sản phẩm giúp ngăn ngừa đồng thời hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

2.7. Tăng cường sức đề kháng

Sự có mặt của các hoạt chất Flavonoid trong thành phần của cây râu mèo có công dụng chống oxy hóa mạnh, từ đó chống lại tác động tiêu cực của các gốc tự do tới các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch. Do đó, râu mèo được xem là vị thuốc giúp nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút hay các loại ký sinh trùng.

Ảnh: Cây râu mèo tăng cường sức đề kháng
Ảnh: Cây râu mèo tăng cường sức đề kháng

2.8. Tác dụng lợi tiểu

Dịch chiết từ cây râu mèo trong các thí nghiệm thực hiện theo đường tiêm truyền tĩnh mạch được chứng minh là có công dụng làm tăng bài tiết nước tiểu cùng các chất điện giải như Na, K hay Cl.

3. Các bài thuốc từ cây râu mèo

Với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, người ta sử dụng cây râu mèo trị bệnh gì? Cùng tìm hiểu ngay một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc này để điều trị các bệnh thông thường trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

3.1. Bài thuốc điều trị gout

Sử dụng từ 5 - 12g lá râu mèo, hãm cùng với nước sôi. Chia nhỏ thành 2 lần uống trong ngày. Uống trước ăn 15 - 30 phút và nên uống khi nước hãm còn nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc lấy nước uống. Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong một thời gian để đạt được hiệu quả mong muốn.

3.2. Bài thuốc điều trị sỏi thận, sỏi túi mật

Mỗi ngày, sử dụng từ 15 - 40g cây râu mèo. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hay nước hãm đều được. Uống liên tục trong vòng 8 ngày rồi nghỉ từ 2 - 4 ngày, sau đó có thể lại uống một đợt tiếp theo nếu cần thiết.

Ảnh: Bài thuốc trị sỏi thận từ cây râu mèo
Ảnh: Bài thuốc trị sỏi thận từ cây râu mèo

3.3. Bài thuốc trị các bệnh lý đường tiết niệu

Qua bài viết này, có thể thấy cây râu mèo là một vị thuốc nam được ứng dụng trong nhiều bài thuốc và mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bạn hãy sử dụng vị thuốc này đúng bệnh, đúng cách và đúng liều lượng để vừa an toàn vừa mang đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất nhé.

Bình chọn