Cốt toái bổ - Đặc điểm, công dụng và cách dùng

21/07/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Cốt toái bổ là vị thuốc quý hiếm có công dụng kiện gân xương, bổ can thận. Để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, công dụng, cách dùng cốt toái bổ, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết này nhé.

Cốt toái bổ
Cốt toái bổ

1. Giới thiệu chung về cốt toái bổ

1.1. Cốt toái bổ là gì?

Cốt toái bổ có tên khoa học là  Drynaria fortunei, thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tại Việt Nam, loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như thu mùn, hộc quyết, tổ phượng, thân khương, tắc kè đá, hầu khương, tổ rồng,... Đây là một vị thuốc rất tốt cho xương khớp, can thận đã được dân gian biết đến và sử dụng từ lâu.

Ảnh: Hình ảnh cây cốt toái bổ
Ảnh: Hình ảnh cây cốt toái bổ

1.2. Đặc điểm hình dạng

Cốt toái bổ là loài cây sống lâu năm với chiều cao trung bình từ 20 - 40cm. Thân rễ mọc lan, hình dẹt và dày, được bao phủ bởi lớp lông dày dạng vảy màu nâu nhạt, vảy có hình giống ngọn giáo hẹp.

Lá cốt toái bổ gồm 2 loại: 

Cây sinh trưởng và duy trì nòi giống bằng hình thức phát tán bào tử. Mùa sinh trưởng của cây thường vào khoảng tháng 5 tới tháng 8.

1.3. Phân bố

Thường gặp cốt toái bổ mọc tại các hộc đá, ngay trên những đám rêu hoặc mọc trên thân của các cây cổ thụ lớn như cây si, cây đam,... Có thể tìm thấy vị thuốc này ở các vùng núi đá, dọc những con suối và rừng ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, ít gặp tại các tỉnh miền Trung tính từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào.

Hiện nay, do trữ lượng có trong tự nhiên ít nhưng lại thường xuyên bị khai thác nên số lượng dược liệu này dần cạn kiệt, được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và cần phải bảo tồn.

Ảnh: Cốt toái bổ trong tự nhiên
Ảnh: Cốt toái bổ trong tự nhiên

1.4. Thu hái và bào chế

Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là phần thân rễ khô của cây. Sau khi thu hái về, người ta đem rửa sạch sau đó cắt bỏ hết lá và cạo sạch lông.

Cách bào chế khá đơn giản, chỉ cần thái mỏng rồi đem phơi khô hoặc tẩm cùng mật hay rượu sau đó sao qua.

Ngoài ra, trong trường hợp không cạo sạch lông, có thể sao rễ, thân cốt toái bổ cùng với cát cho tới khi thân, rễ chuyển thành màu xám và phồng lên. Tiếp đó, lọc bỏ cát, để nguội rồi đập sạch lông.

1.5. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, có tới 369 hợp chất được tìm thấy trong cây cốt toái bổ. Đặc biệt, phần thân rễ cây rất giàu thành phần chống oxy hóa như Lignans, Acid phenolic, Proanthocyanidin hay Flavonoid.

Theo ghi chép trong Trung Quốc thực vật chí, thân rễ cây cốt toái bổ có chứa Hesperidin - một hoạt chất chống oxy hóa mạnh và khoảng 25 - 34,9% tinh bột. 

Ảnh: Thân rễ cốt toái bổ chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: Thân rễ cốt toái bổ chứa nhiều dược chất quý

1.6. Liều lượng và cách dùng

Thông thường, bạn có thể sử dụng từ 6 - 12g thân rễ cây cốt toái bổ khô bằng cách sắc hoặc ngâm rượu uống.

Ngoài ra, tùy theo mục đích sử dụng, bạn có thể đem thân rễ tươi giã nát rồi đắp lên vết thương hoặc đem sao cháy dược liệu sau đó tán thành bột và rắc lên vết thương. Trong trường hợp dùng bôi ngoài như vậy không có giới hạn liều lượng.

2. Cốt toái bổ có công dụng gì?

Với thành phần bao gồm nhiều dược chất quý như đã trình bày ở trên, người ta sử dụng cốt toái bổ trị bệnh gì? Hãy cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

2.1. Tác dụng của cốt toái bổ theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, dược liệu này có những công dụng sau:

Ảnh: Công dụng của cốt toái bổ
Ảnh: Công dụng của cốt toái bổ

2.2. Tác dụng của cốt toái bổ theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn, có công dụng mạnh gân cốt, bổ can thận, hoạt huyết hóa ứ, cầm máu, giảm đau, sát trùng, hành huyết, khu phong thấp. 

Chủ trị: Đau lưng mỏi gối, khớp sưng đau tê liệt, đau nhức lưng, bong gân, chấn thương do té ngã, ù tai, thận hư yếu, chảy máu chân răng, đau răng, tiêu chảy kéo dài,...

3. Bài thuốc dân gian từ cốt toái bổ

Từ lâu, cốt toái bổ đã được đưa vào nhiều bài thuốc dân gian để điều trị các chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả từ thảo dược này để bạn tham khảo:

3.1. Bài thuốc trị gout và bệnh khớp do phong thấp

Chuẩn bị: 40g cốt toái bổ, 40g rễ bưởi bung, 40g cỏ xước, 40g ô dược, 40g tiền hồ, 40g xích đồng nam. 40g bạch đồng nữ. 60g rễ chiên chiến, 60g bạch hoa xà, 80g rễ rung rúc, 100g vỏ chân chim, 120g rễ gắm.

Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc đã chuẩn bị như trên nấu thành cao đặc rồi ngâm với rượu trắng trong tối thiểu 3 ngày. Kiên trì uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Ảnh: Bài thuốc trị gout bằng cốt toái bổ
Ảnh: Bài thuốc trị gout bằng cốt toái bổ

3.2. Bài thuốc trị phong thấp do huyết

Dạng thuốc viên

Chuẩn bị: Cốt toái bổ 160g, hy thiêm 160g, thạch hộc 160g, cẩu tích 240g, vỏ chân chim 160g, lá ké đầu ngựa 40g, quán chúng 100g.

Cách thực hiện

Dạng rượu ngâm

Chuẩn bị: cốt toái bổ, bạch đồng nữ, ô dược, tiền hồ, cỏ xước, xích đồng nam, rễ bưởi bung mỗi vị 40g; bạch hoa xà 60g, rễ chiên chiến 60g, rễ rung rúc 80g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g.

Cách làm: Nấu hỗn hợp thuốc trên thành cao đặc rồi ngâm cùng 2 lít rượu trắng 40 độ trong vòng 3 ngày. Chắt lấy phần dịch trong, uống ngày 2 lần, mỗi lần uống 30ml.

Ảnh: Rượu cốt toái bổ trị phong thấp do huyết
Ảnh: Rượu cốt toái bổ trị phong thấp do huyết

3.3. Bài thuốc trị tiếp cốt liệu thương

Áp dụng cho những trường hợp xương gãy lâu liền hoặc té ngã bị thương.

Bài thuốc 1:

Bài thuốc 2:

Bài thuốc 3:

Ảnh: Bài thuốc tiếp cốt liệu thương bằng cốt toái bổ
Ảnh: Bài thuốc tiếp cốt liệu thương bằng cốt toái bổ

3.4. Bài thuốc bồi bổ gân xương

Chuẩn bị: Bột cốt toái bổ, bột sừng hươu, bột mẫu lệ, mỗi vị 2g.

Cách làm: Làm thành từng viên uống, sử dụng đều đặn trong ít nhất 3 - 4 tuần.

3.5. Bài thuốc trị mỏi gối đau lưng do thận hư yếu

Chuẩn bị: Bổ cốt toái, tỳ giải và đỗ trọng mỗi vị 16g; Hoài sơn 20g, Cẩu tích 20g, Ngưu tất, Rễ gối hạc, Dây đau xương, Thỏ ty tử  mỗi vị 12g.

Cách làm: Đem các vị thuốc trên sắc thành nước uống, sử dụng đều đặn hàng ngày.

3.6. Bài thuốc trị đau răng, tai ù, thận hư yếu

Chuẩn bị: cốt toái bổ đã tán bột và một cái bầu dục lớn

Cách làm: Cho toàn bộ lượng dược liệu đã chuẩn bị vào bầu dục, nướng chín và ăn trực tiếp.

4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cốt toái bổ

Mặc dù cốt toái bổ là vị thuốc quý hiếm, có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả tuy nhiên không phải ai cũng có thể tùy ý sử dụng. Để tránh gặp phải những tác hại của cốt toái bổ, một số đối tượng sau không nên sử dụng dược liệu này:

Ảnh: Sử dụng cốt toái bổ cho đúng đối tượng
Ảnh: Sử dụng cốt toái bổ cho đúng đối tượng

Bên cạnh việc sử dụng đúng đối tượng, khi dùng cốt toái bổ, bạn cũng cần chú ý thêm một số điều sau đây:

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, công dụng và cách dùng của cốt toái bổ. Hãy sử dụng vị thuốc này đúng cách để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)