Gạo nếp có tác dụng gì? Người tiểu đường, gout có ăn được không?

22/06/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Gạo nếp vốn là một loại gạo có vị thơm ngon, vừa giàu chất dinh dưỡng mà vừa mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả đồng thời còn là một loại gạo quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Vậy gạo nếp có những công dụng chữa bệnh nào và những lưu ý khi dùng, bài thuốc chữa bệnh của nó ra sao? Để biết thêm chi tiết về loại gạo này thì bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé    

Ảnh 0 - Tác dụng của gạo nếp là gì?
Ảnh 0 - Tác dụng của gạo nếp là gì?

Những sự thật thú vị về gạo nếp

Gạo nếp là gì?

Gạo nếp là một loại thực phẩm thường được lấy từ hạt của cây lúa nếp, còn được gọi là gạo ngọt hay gạo sáp. Thực phẩm được trồng nhiều ở các khu vực như là Bhutan, Đông Á, Đông Bắc Ấn Độ và Đông Nam Á. 

Hai phương pháp thường được trồng gạo nếp là trồng ở dưới nước được gọi là lúa nếp nước và trồng ở trên đất khô được gọi là nếp nương. Hạt nếp là loại gạo có màu trắng hơi đục, khi nấu thường bị dính và chứa hoạt chất amylose rất thấp. Loại hạt này thường được dùng ở các khu vực Châu Á, ở Lào thì nó chiếm tầm khoảng 85% sản lượng gạo ở đấy. Tùy vào mỗi quốc gia mà loại gạo này được nhiều với nhiều mục đích.

Đối với Việt Nam, gạo nếp là một loại thực phẩm tùy theo theo phong tục tập quán của từng nơi mà nó được sử dụng để tạo thành nhiều món ăn, là loại gạo phổ biến cũng như được ưa chuộng ngày nay. Dưới đây là những món ăn được chế biến từ gạo nếp:  

Ảnh 1 - Ở Việt Nam gạo nếp được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn
Ảnh 1 - Ở Việt Nam gạo nếp được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn

Phân loại các loại gạo nếp

Ở nước ta, loại gạo này cho năng suất cao, được trồng phong phú nên nó là một món ăn quen thuộc trong những ngày giỗ hay lễ. Và dưới đây là các loại gạo được dùng ở nước ta như là:

Ảnh 2 - Hình ảnh gạo nếp Tú Lệ
Ảnh 2 - Hình ảnh gạo nếp Tú Lệ

Những thành phần dinh dưỡng ở gạo nếp

Ở 100 gam gạo nếp chứa khoảng 344 kcal lượng calo, tinh bột cùng nhiều hoạt chất khác như là canxi, protein, các vitamin nhóm B,...Đây đều là những hoạt chất có giá trị dinh dưỡng cao nên đem lại nhiều sức khỏe đối với con người. Ngoài ra, gạo nếp còn không chứa hoạt chất gluten nên người có chế độ ăn không gluten sẽ an toàn và tiện lợi. Nó còn không chứa thành phần amylopectin và amylose cao nên thường được phân biệt so với các loại gạo khác. 

Ảnh 3 - Gạo nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Ảnh 3 - Gạo nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Trong 100 gam gạo nếp chứa các hoạt chất dinh dưỡng như sau:

Tác dụng của gạo nếp với sức khỏe

Gạo nếp giúp làm đẹp da

Theo những nghiên cứu của Đông Y thì gạo nếp có công dụng điều trị những triệu chứng như là nghẹn thở và phù nề, tê vì trong gạo có chứa thành phần dinh dưỡng là phytin. Ngoài ra, những hoạt chất dinh dưỡng ở trong gạo này được thế giới sử dụng để làm mỹ phẩm vì thế mà nhiều spa hiện nay ở cả trong và ngoài nước đều sử dụng thực phẩm này và cám của nó để giúp da được sáng mịn hơn. 

Ảnh 4 - Gạo nếp và cám gạo nếp đều có tác dụng làm đẹp da
Ảnh 4 - Gạo nếp và cám gạo nếp đều có tác dụng làm đẹp da

Gạo nếp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch

Bởi vì trong hạt không có hoạt chất cholesterol nên nó phù hợp với người bệnh cao huyết áp và bệnh tim vì những bệnh này liên quan đến việc kiểm soát được cholesterol ở cơ thể nên nó hỗ trợ cơ thể được ổn định hơn, tránh bệnh tình trở nên nguy hiểm hơn.

Gạo nếp giúp tăng cường trao đổi chất

Bên trong gạo nếp chứa nhiều nhóm vitamin B khác nhau nên nó hỗ trợ những quá trình trao đổi chất, việc tạo ra nội tiết tố cùng với các enzyme nên từ đó nó ảnh hưởng nhiều đến các quá trình trao đổi chất ở cơ thể.

Tác dụng tăng cường trao đổi chất sẽ được thấy rõ rệt hơn khi bạn ăn kết hợp gạo nếp cùng với các thực phẩm khác như là thịt nạc, rau xanh và hoa quả.  

Gạo nếp tăng cường sức khỏe xương khớp

Trong gạo nếp chứa nhiều khoáng chất và các chất dinh dưỡng nên hỗ trợ làm giảm các  tình trạng bệnh như loãng xương từ đó hỗ trợ làm xương khớp chắc khỏe hơn nhiều. Vì vậy, bạn hãy sử dụng gạo nếp đúng cách và khoa học nhé.

Ảnh 5 - Ăn gạo nếp giúp làm giảm tình trạng loãng xương 
Ảnh 5 - Ăn gạo nếp giúp làm giảm tình trạng loãng xương 

Gạo nếp ngăn ngừa cùng với điều trị bệnh thiếu máu

Gạo nếp được nghiên cứu có tác dụng rất tốt đối với người phụ nữ sau sinh hay người bị thiếu máu bởi vì nó có tác dụng lợi sữa và bổ máu đối với người cho con bú và mang thai.

Bên cạnh đó, những nguyên tố vi lượng cùng lượng acid amin trong hạt khi mà bạn ăn kèm cùng với trái cây, cây xanh thì nó có công dụng hỗ trợ hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. 

Những lưu ý khi dùng gạo nếp

Để tránh những công dụng không mong muốn đối với sức khỏe thì bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng gạo nếp như là:

Ảnh 6 - Nên ăn kèm thêm rau xanh khi ăn các món ăn làm từ gạo nếp
Ảnh 6 - Nên ăn kèm thêm rau xanh khi ăn các món ăn làm từ gạo nếp
Ảnh 7 - Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng gạo nếp
Ảnh 7 - Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng gạo nếp

Những món ăn ngon làm từ gạo nếp

Xôi gấc

Nguyên liệu: Gấc: 1 quả; gạo nếp: 2 bát con; đường, muối, nước cốt dừa và một ít rượu trắng.

Cách thực hiện:

Bạn vo gạo nếp, ngâm 3 - 4 tiếng trong nước, thêm ít muối rồi vớt ra để ráo. Gấc thì bạn bổ lấy ruột cho vào tô rồi cho ít rượu bóp đều ra. Bạn trộn gấc với gạo nếp rồi cho nước cốt dừa vào, bạn đổ vào nồi rồi bắt đầu đun đến khi nào chín thì cho 60 gam đường vào trộn đều xong đun đến khi xôi chín là được nhé.

Ảnh 8 - Xôi gấc
Ảnh 8 - Xôi gấc

Xôi đậu xanh

Nguyên liệu: Gạo nếp: 500 gam;  400 gam đậu xanh bỏ vỏ cùng với nước cốt dừa, đường, muối.

Cách thực hiện

Bạn ngâm sạch đậu xanh trong 5 tiếng ở nước lạnh rồi vớt ra vo sạch cùng với ít nước muối tầm khoảng  6 - 7 tiếng rồi vớt ra để ráo. Tiếp đó, bạn thêm gạo, đậu xanh cùng 2 thìa cafe muối, 2 thìa cafe đường trộn lên rồi cho vào nồi. Bạn đêm đun lên đến khi sôi tầm 10 phút thì bạn đảo đều rồi đun nhỏ lửa tiếp. Khi xôi ăn gần chín bạn thêm 3 thìa nước cốt dừa và đun khi xôi chín là được.

Ảnh 9 - Xôi đậu xanh
Ảnh 9 - Xôi đậu xanh

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về đặc điểm, công dụng cũng như những món ngon từ gạo nếp. Nếu bạn cảm thấy thông tin này hữu ích thì đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người nhé.

 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)