Huyết áp cao có ăn được tôm không? Xem ngay

02/03/2023

“Huyết áp cao có ăn được tôm không?” là câu hỏi mà rất nhiều người gặp vấn đề về huyết áp đặt ra. Để trả lời được câu hỏi này cũng như có thêm nhiều thông tin về tác dụng của loại hải sản này, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây.

1. Những điều cần biết về căn bệnh tăng huyết áp

1.1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là tình trạng áp lực của dòng máu lên thành mạch vượt quá giới hạn bình thường. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp đo được bằng máy đo huyết áp từ 140/90mmHg trở lên.

Ảnh: Chẩn đoán cao huyết áp
Ảnh: Chẩn đoán cao huyết áp

1.2. Tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp là căn bệnh tiến triển một cách thầm lặng. Triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và chỉ được phát hiện tình cờ qua thăm khám định kỳ hay khi người bệnh đến khám vì một bệnh lý khác. Đôi khi, người bệnh có thể xuất hiện các cơn hoa mắt, chóng mặt, nóng bừng, vã mồ hôi, hồi hộp trống ngực,...

Mặc dù biểu hiện bệnh nghèo nàn nhưng nếu không được can thiệp sớm khiến huyết áp tăng cao trong một thời gian dài, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, xuất huyết não, mù lòa, suy giảm thị lực,... thậm chí có thể bị đe dọa tới tính mạng.

Ảnh: Cao huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Ảnh: Cao huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Thành phần dinh dưỡng trong tôm

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g tôm chín cụ thể như sau:

3. Tác dụng của tôm đối với sức khỏe

Tôm là thực phẩm không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cụ thể tôm có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

3.1. Ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch

Nếu bạn đang băn khoăn không biết huyết áp cao có ăn được tôm không, hãy cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết nhé.

Ảnh: Huyết áp cao có ăn được tôm không?
Ảnh: Huyết áp cao có ăn được tôm không?

Trước đây, người ta cho rằng tất cả cholesterol đều có hại cho sức khỏe. Trong hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2015 có đề cập đến việc nên tiêu thụ càng ít cholesterol càng tốt. Một chế ăn độ ăn uống lành mạnh chỉ nên sử dụng khoảng 100 - 300mg cholesterol mỗi ngày.

Tuy nhiên ngày nay, sau khi trải qua nhiều công trình nghiên cứu, các chuyên gia đều tin rằng không phải toàn bộ các phân tử cholesterol đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Theo đó, có 2 loại cholesterol là cholesterol tốt (cholesterol trọng lượng phân tử cao - HDL cholesterol) và cholesterol xấu (cholesterol trọng lượng phân tử thấp - LDL cholesterol), trong đó cholesterol tốt làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh lý tăng huyết áp.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ trong 100g tôm có chứa 189mg cholesterol. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ăn tôm dẫn đến tăng mức LDL-cholesterol nhưng cũng đồng thời làm tăng mức HDL-cholesterol, giúp cân bằng những tác động tiêu cực của cholesterol xấu. Họ nhận định rằng ăn tôm giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch và tình trạng tăng huyết áp hơn là khiến bệnh trở nặng hơn.

Bên cạnh đó, thực phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa cao cũng có thể gây tăng nồng độ LDL-cholesterol máu. Tuy nhiên, trong 100g tôm chỉ chứa chưa đến 0,3g chất béo và phần lớn trong số đó là chất béo không bão hòa. Chính vì vậy, ăn tôm hoàn toàn không ảnh hưởng tới nồng độ LDL-cholesterol.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã liệt kê tôm vào danh sách các thực phẩm có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol máu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn không chiên tôm. AHA cũng khẳng định tôm là một thực phẩm có lợi cho tim mạch và nhiều cơ quan khác trong cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách.

3.2. Bảo vệ mắt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Ăn tôm giúp bảo vệ mắt
Ăn tôm giúp bảo vệ mắt

Astaxanthin trong tôm không chỉ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư mà còn là một hợp chất rất tốt cho mắt. Astaxanthin làm giảm tình trạng mỏi mắt, nhất là những trường hợp phải thường xuyên làm việc liên tục trên máy tính.

Bên cạnh đó, tôm còn chứa heparin. Hoạt chất này giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý thoái hóa điểm vàng do tuổi tác một cách hiệu quả.

3.2. Ngăn ngừa ung thư

Trong thành phần của tôm có chứa các carotenoid mà tiêu biểu là astaxanthin - một hoạt chất có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau. 

Bên cạnh đó, selenium có trong tôm cũng là một khoáng chất vi lượng quý, giúp làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Selenium là thành phần cấu tạo nên các enzym chống oxy hóa (trong đó có glutathione peroxidase), có tác dụng ngăn cản sự xuất hiện và tác động tiêu cực của các gốc tự do gây ung thư. 

Ngoài ra, selenium còn làm chậm tốc độ phát triển của khối u thông qua việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và ức chế sự hình thành hệ thống mạch máu nuôi dưỡng cho khối u.

3.4. Tăng cường sức khỏe xương

Canxi từ lâu đã được biết đến là một loại dinh dưỡng cần thiết giúp hệ xương và răng chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt tôm có hàm lượng Canxi cao, cứ 100g tôm có chứa tới 2.000mg canxi. Bên cạnh đó, tôm còn rất giàu các protein, axit béo và nhiều khoáng chất có lợi cho sự phát triển của hệ xương.

Ảnh: Ăn tôm giúp hệ xương chắc khỏe
Ảnh: Ăn tôm giúp hệ xương chắc khỏe

Vẫn còn nhiều người cho rằng vỏ tôm mới là phần chứa nhiều canxi. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vỏ tôm gần như không hề chứa canxi. Thành phần tạo nên độ cứng cho vỏ tôm lại là kitin - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ của hầu hết các loài giáp xác.

3.5. Cải thiện sức khỏe não bộ

Thành phần của tôm chứa một lượng lớn sắt và khoáng chất này rất cần thiết trong quá trình liên kết giữa oxy và hemoglobin. Do đó, bổ sung sắt giúp tăng cung cấp oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể bao gồm các tế bào não. Điều này giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung trong học tập cũng như làm việc.

Ngoài ra, hoạt chất astaxanthin được tìm thấy trong tôm cũng rất có lợi cho hoạt động của não bộ. Hoạt chất này giúp tăng cường hoạt động của bộ nhớ đồng thời làm giảm nguy cơ mắc viêm não. Hơn nữa, tom cũng là thực phẩm cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ trong bụng mẹ và khi mới sinh.

3.6. Hỗ trợ giảm cân

Tôm có hàm lượng calo thấp nên rất phù hợp với người đang muốn giảm cân. Trong 100g tôm chỉ có khoảng 99 calo.

Bên cạnh đó, tôm là loại thực phẩm có hàm lượng Kẽm cao. Khi vào cơ thể, Kẽm làm tăng nồng độ Leptin - một hormone có vai trò quan trọng giúp làm giảm cảm giác thèm ăn và kích thích cơ thể đốt cháy năng lượng từ thức ăn nạp vào.

Ảnh: Ăn tôm giúp hỗ trợ giảm cân
Ảnh: Ăn tôm giúp hỗ trợ giảm cân

4. Làm thế nào để sử dụng tôm đúng cách?

4.1. Cách chọn tôm có chất lượng cao

Để chọn được tôm đảm bảo chất lượng và có giá trị dinh dưỡng cao, bạn nên lựa chọn những con tôm còn tươi sống, chắc thịt, vỏ tôm phải có màu xanh xám, trong mờ, hồng nhạt hoặc hơi hồng. Cần loại bỏ những con tôm kém chất lượng, có đốm đen ở trên vỏ hoặc có các cạnh bị thâm đen.

Một lưu ý quan trọng khác là bạn nên chọn mua tôm từ những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.2. Cách chế biến tôm

Bạn có thể chế biến tôm theo nhiều cách khác nhau. Các phương pháp chế biến tôm được khuyến cáo bao gồm hấp, nướng, xào,... Cần hạn chế chiên ngập dầu hoặc trộn cùng nước sốt kem. Các cách chế biến này khiến lượng cholesterol xấu tăng cao.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mua tôm đông lạnh tại các cửa hàng, chỉ cần bạn không làm đông lạnh thêm lần nữa thì giá trị dinh dưỡng của tôm vẫn được giữ lại gần như nguyên vẹn.

Khi sơ chế, cần ngâm tôm vào nước lạnh hoặc nước muối trước khi làm sạch. Để tách vỏ, bạn hãy kéo phần chân đồng thời dùng ngón cái để tách phần vỏ ra khỏi thân. Tiếp đó, bạn cần loại bỏ phần ống tiêu hóa có màu đen chạy dọc theo lưng tôm. Một cách đơn giản để loại bỏ nó đó là bạn chỉ cần dùng dao để tách thịt theo một đường.

Ảnh: Chế biến tôm đúng cách
Ảnh: Chế biến tôm đúng cách

5. Những lưu ý khi sử dụng tôm

Để sử dụng tôm hiệu quả và an toàn, bạn cần chú ý một vài điểm sau đây:

Bên cạnh việc bổ sung tôm vào thực đơn, để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, ngày càng có nhiều người lựa chọn sử dụng các thảo dược hạ huyết áp mà nổi bật trong đó là Giảo cổ Lam và Dây Gắm - thảo dược có nguồn gốc từ vùng núi cao Tây Bắc. 

Thay vì phải lên tận vùng núi xa xôi để tìm hái, thu mua Giảo cổ lam rồi lại mất nhiều thời gian để chế biến thành thuốc uống, hiện nay, người bệnh cao huyết áp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với cây thảo dược này nhờ có Ích Áp Cao - thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Thảo Dược Kiên Minh nghiên cứu và sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Sản phẩm Ích Áp Cao là sự kết hợp giữa chiết xuất Giảo cổ lam và Dây gắm (cao khô Vương Tôn), giúp kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả và lại được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện lợi cho người sử dụng.

Ảnh: Ích Áp Cao - sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Ảnh: Ích Áp Cao - sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi “Huyết áp cao có ăn được tôm không?”. Không chỉ tôm mà khi lựa chọn bất cứ loại thực phẩm nào, hãy tự đặt ra câu hỏi tương tự như vậy để có thể xây dựng được cho mình thực đơn ăn uống khoa học nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)