Công dụng, cách dùng cây bá bệnh hiệu quả nhất cho bệnh gout

06/11/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Cây bá bệnh hay cây mật nhân là một thảo dược quý giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như gout, đau bụng, tiêu hóa kém, yếu sinh lý nam,... Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết công dụng, cách dùng và những lưu ý để có thể sử dụng dược liệu này một cách hiệu quả nhất nhé.

Ảnh: Tìm hiểu về cây bá bệnh
Ảnh: Tìm hiểu về cây bá bệnh

1. Đôi nét về cây bá bệnh

1.1. Cây bá bệnh là cây gì?

Tên khoa học: Eurycoma longifolia

Họ: Thanh thất (Simaroubaceae )

Chi: Chi Eurycoma

Tên khác: Cây bách bệnh, mật nhơn, mật nhân, tongkat ali (Malaysia),  long jack (Mỹ), tho nan ( Lào)

1.2. Đặc điểm hình dạng cây bá bệnh

Đây là loại cây bụi có thân mảnh với chiều cao trung bình khoảng 10m. Thân cây thường mọc thẳng đứng và không phân nhánh. Lớp vỏ bao bọc phía ngoài thân cây có màu vàng ngà hoặc trắng xám.

Lá cây bá bệnh là dạng lá kép với khoảng 30 - 40 lá chét mọc đối xứng nhau. Mặt dưới có màu trắng và mặt trên có màu xanh bóng. Kích thước mỗi lá kép có thể dài đến 1 mét, trong khi đó chiều dài của mỗi lá chét chỉ dao động trong khoảng từ 5 - 20cm và chiều ngang mỗi lá tối đa 6cm.

Cây bá bệnh trưởng thành cho ra nhiều hoa và quả. Hoa bá bệnh thuộc dạng lưỡng tính, có màu đỏ nâu và phát triển ở nách lá thành từng cụm kích thước nhỏ hình chùy; cánh hoa mềm mại, có kích thước tương đối nhỏ và được phủ một lớp lông tơ mịn. Cây ra hoa vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm.

Quả cây bá bệnh thường vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5. Quả có dạng hình trứng, mỗi quả chỉ chứa một hạt, phần vỏ cứng bên ngoài có rãnh nhỏ ở giữa. Quả non có màu nâu vàng sau đó chuyển dần sang màu đỏ nâu khi chín. Quả bá bệnh chín khi rụng xuống đất và gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy chồi và phát triển thêm thành nhiều cây con mới.

Ảnh: Hình ảnh cây bá bệnh
Ảnh: Hình ảnh cây bá bệnh

1.3. Phân bố

Cây bá bệnh có nguồn gốc từ Indonesia và Malaysia. Hiện nay, có thể tìm thấy loài cây này ở một số quốc gia khác như Thái Lan, Nam Trung Quốc, Philippin, Lào Ấn Độ và cả Việt Nam nhưng với số lượng ít hơn.

Ở nước ta, cây bá bệnh thường phát triển ở những vùng đồi núi thấp với độ cao dưới 1000 mét hoặc những khu vực trung du, Tây Nguyên.

1.4. Đặc điểm vị thuốc bá bệnh

Hình dạng:

Tính vị, quy kinh

Theo Đông y, vị thuốc bá bệnh có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can, thận

1.5. Bộ phận sử dụng

Trừ phần hoa, toàn bộ các bộ phận của cây bá bệnh đều được dùng làm thuốc. Chúng bao gồm:

Trong số các bộ phận kể trên thì rễ mật nhân là phần được sử dụng phổ biến nhất.

Ảnh: Rễ mật nhân thường được sử dụng làm thuốc
Ảnh: Rễ mật nhân thường được sử dụng làm thuốc

1.6. Cách thu hái, sơ chế và bảo quản

Cách thu hái và sơ chế

Có thể thu hái dược liệu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Phần lá và quả cây bá bệnh sẽ được phơi khô ngay sau khi thu hoạch về. Trong khi đó, phần rễ, thân và lớp vỏ bên ngoài thân cây sẽ được chặt thành từng khúc ngắn trước khi đem phơi hoặc đem sấy cho thật khô.

Cách bảo quản vị thuốc bách bệnh

Dược liệu thô sau khi đã phơi khô sẽ được cho vào các túi ni-lông  rồi cột kín miệng và bảo quản ở nơi thoáng mát. Tránh để dược liệu ở nơi có độ ẩm cao để tránh bị mốc.

1.7. Liều lượng và cách dùng

Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 4 - 6g dược liệu bá bệnh. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, tán bột ngâm rượu hoặc bào chế thành các viên hoàn để sử dụng dễ dàng hơn. Ngoài cách sử dụng đơn độc vị thuốc này, người bệnh có thể phối hợp cùng với một số dược liệu khác theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Ảnh: Dùng vị thuốc bá bệnh đúng liều lượng
Ảnh: Dùng vị thuốc bá bệnh đúng liều lượng

1.8. Thành phần hóa học

Qua quá trình phân tích về thành phần của vị thuốc bá bệnh, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều dược chất quý có trong đó. Có thể kể đến một số dược chất nổi bật sau:

2. Cây bá bệnh có tác dụng gì?

Với sự có mặt của nhiều dược chất quý như trên, cây bá bệnh có công dụng gì đối với sức khỏe con người? Cùng giải đáp thắc mắc về công dụng của cây bá bệnh qua phần tiếp theo của bài viết nhé.

Ảnh: Cây bá bệnh có tác dụng gì?
Ảnh: Cây bá bệnh có tác dụng gì?

2.1. Tác dụng của cây bá bệnh theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, cây bách bệnh có tác dụng lợi tiểu, lương huyết, thanh giải lý nhiệt.

Chủ trị các chứng:

Ngoài ra, mỗi bộ phận của vị thuốc này lại được ứng dụng để điều trị những bệnh lý khác nhau. Chẳng hạn như phần lá giúp giải rượu, trị giun, chữa lở ngứa; phần quả chữa chứng lỵ.

2.2. Tác dụng của cây bá bệnh theo y học hiện đại

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, người ta đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra ngày càng nhiều các công dụng cây bá bệnh. Trong đó có thể kể đến một số tác dụng dược lý nổi bật sau đây:

Ảnh: Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị gout
Ảnh: Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị gout

3. Một số bài thuốc từ cây bá bệnh

Vận dụng những công dụng tuyệt vời trên, người ta dùng cây bá bệnh trị bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay một số bài thuốc trị bệnh đang được áp dụng phổ biến hiện nay từ thảo dược này nhé.

Ảnh: Bài thuốc từ cây bá bệnh
Ảnh: Bài thuốc từ cây bá bệnh

3.1. Bài thuốc chữa gout và một số bệnh xương khớp khác

Chuẩn bị:

Cách dùng thuốc: Sắc lấy nước uống. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang

3.2. Cải thiện hệ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể

Chuẩn bị:

Cách dùng thuốc:

Cho chuối sứ đã nướng vàng cùng rễ bá bệnh vào bình thủy tinh ngâm cùng với rượu. Để bình rượu ở nơi mát mẻ, đợi 7 ngày là có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 30ml.

4. Tác dụng phụ

Nếu lạm dụng cây bá bệnh quá mức, dùng quá liều hoặc tự ý kết hợp cùng những vị thuốc khác trong đông y mà không tham khảo ý kiến của thầy thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

Ảnh: Sử dụng cây bá bệnh quá liều gây hạ đường huyết
Ảnh: Sử dụng cây bá bệnh quá liều gây hạ đường huyết

5. Đối tượng nào không nên sử dụng cây bá bệnh

Cây bách bệnh được đưa vào nhiều bài thuốc khác nhau giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng cây bách bệnh cũng tốt. Một số đối tượng nếu cố tình sử dụng dược liệu này có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Theo khuyến cáo, không nên sử dụng thảo dược này cho những đối tượng sau:

6. Những lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh 

Ảnh: Sử dụng cây bá bệnh đúng cách
Ảnh: Sử dụng cây bá bệnh đúng cách

Để tránh gặp phải những tác hại của cây bá bệnh và tận dụng tối đa tác dụng của dược liệu này, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ những công dụng tuyệt vời mà cây bá bệnh mang lại cho sức khỏe rồi đúng không? Hãy sử dụng dược liệu này đúng cách theo những hướng dẫn trong bài viết để giúp quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Bình chọn