Tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường? Nguyên nhân tại đâu?

03/03/2023

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng kháng Insulin thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì và là nguy cơ hàng đầu dẫn đến căn bệnh này Vậy tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này trong bài viết dưới đây.

1. Người gầy có thể bị tiểu đường hay không?

Một trong những lầm tưởng về căn bệnh tiểu đường mà nhiều người trong chúng ta hiện nay vẫn gặp phải chính là chỉ những người bị thừa cân, béo phì mới mắc bệnh tiểu đường còn người gầy thì hoàn toàn không cần phải lo lắng.

Ảnh: Người gầy có bị tiểu đường không?
Ảnh: Người gầy có bị tiểu đường không?

Mặc dù cân nặng thực sự là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh tiểu đường nhưng ngoài yếu tố này, vẫn còn rất nhiều các yếu tố khác có thể khiến bệnh tiểu đường dễ phát triển hơn, chẳng hạn như di truyền, thói quen ăn uống hay lối sống… Do đó, nhiều người mặc dù có cân nặng bình thường, mà thậm chí là gầy vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường.

Trong đó, thống kê cho thấy nguyên nhân di truyền là yếu tố hàng đầu gây bệnh đái tháo đường tuýp 1. Còn đối với thể đái tháo đường tuýp 2, người gầy vẫn có thể mắc phải loại bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tạp chí y học Healthline, ước tính hiện nay có khoảng 87,5% người Mỹ trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có tình trạng thừa cân, béo phì và khoảng 12,5% người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có chỉ số BMI hoàn toàn bình thường.

2. Tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường?

Câu hỏi trên chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến bệnh tiểu đường đặt ra. Dưới đây là một số nguyên nhân giúp giải đáp cho thắc mắc “Tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường?”

Ảnh: Tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường?
Ảnh: Tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường?

2.1. Người gầy bị tiểu đường do nguyên nhân di truyền

Di truyền được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên. Một người trong gia đình có người thân như bố hoặc mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh của người đó sẽ cao hơn 40% so với người bình thường. Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc phải căn bệnh này thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này trong tương lai tăng lên tới 70%.

2.2. Người gầy nhưng có lối sống lười vận động vẫn bị tiểu đường

Vận động, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh được nhiều căn bệnh.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hầu như những nhu cầu cơ bản của con người đều được đáp ứng một cách dễ dàng hơn. Nhưng cũng chính vì vậy mà thói quen lười vận động ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ.

Hơn nữa, do tính chất công việc mà nhiều người phải ngồi hàng giờ để làm việc trước máy vi tính, đến khi về nhà lại ngồi hoặc nằm chơi game, lướt web để xả stress. Những thói quen xấu này không chỉ khiến sức khỏe suy giảm mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường.

Những người duy trì lối sống như vậy dù có cân nặng như thế nào cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường cao hơn 2 lần so với người vận động thường xuyên, kiên trì tập luyện thể dục thể thao. Do đó, những người gầy nhưng có tâm lý chủ quan, cho rằng chỉ những ai bị thừa cân, béo phì mới phải tập thể dục cần phải thay đổi ngay suy nghĩ sai lầm này.

Ảnh: Người gầy bị tiểu đường do lười vận động
Ảnh: Người gầy bị tiểu đường do lười vận động

2.3. Người gầy nhưng có khối lượng và chất lượng các cơ bắp thấp

Nếu bạn còn đang thắc mắc tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường thì đây chính là một trong những lý do giúp bạn giải thích được tình trạng này. Sở dĩ như vậy là bởi cơ bắp là một nơi dự trữ glucose quan trọng thứ 2 của cơ thể chỉ sau gan. Khi cơ thể quá gầy, điều này đồng nghĩa với việc khối lượng và chất lượng cơ bắp giảm xuống quá thấp. Từ đó, glucose trong máu sẽ tăng lên sau bữa ăn thay vì được vận chuyển vào trong cơ bắp để dự trữ như bình thường.

2.4. Người gầy nhưng có nhiều mỡ bụng vẫn bị bệnh tiểu đường

Thực tế lâm sàng cho thấy, mặc dù rất nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 có cân nặng bình thường, nằm trong mức cho phép nhưng lại có tương đối nhiều mỡ tập trung ở vùng bụng và nội tạng. Khi những chất béo này tích lũy quá nhiều trong cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng ra loại hormone ảnh hưởng tới nồng độ glucose máu đồng thời cản trở quá trình chuyển hóa các chất béo.

Càng nguy hiểm hơn chính là mỡ nội tạng có thể khiến quá trình trao đổi chất của một người cân nặng bình thường nhưng vẫn giống như người bị thừa cân, béo phì.

Ảnh: Người gầy nhiều mỡ bụng dễ mắc tiểu đường
Ảnh: Người gầy nhiều mỡ bụng dễ mắc tiểu đường

Chính vì vậy, dù bạn gầy nhưng lại có chế độ ăn uống kém khoa học khiến mỡ bụng và mỡ nội tạng tích tụ thì vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường tương đương với những người bị thừa cân, béo phì khác.

2.5. Tiểu đường thai kỳ

Tuýp tiểu đường này xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ mà không hề phụ thuộc vào cân nặng. Đặc trưng của bệnh tiểu đường thai kỳ là các chị em không hề mắc bệnh tiểu đường trước đó mà chỉ phát hiện bản thân mắc tiểu đường khi ở những tháng bắt đầu từ giữa thai kỳ trở đi.

Có từ 2 - 10% các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này sẽ tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy với những chị em phụ nữ đã từng bị tiểu đường trong quá trình mang thai thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai sẽ cao gấp 10 lần so với người bình thường. Do đó, các mẹ bầu không nên chủ quan trước căn bệnh này dù cho cơ thể có cân đối hay không.

Ảnh: Người gầy vẫn có thể bị tiểu đường thai kỳ
Ảnh: Người gầy vẫn có thể bị tiểu đường thai kỳ

2.6. Người gầy bị tiểu đường do có chế độ ăn thiếu khoa học

Chế độ ăn uống không lành mạnh, mất cân đối trong một thời gian dài cũng chính là một nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người mặc dù gầy nhưng vẫn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, nguy cơ mắc căn bệnh này tăng lên đáng kể ở những người có sở thích ăn uống các thực phẩm có độ ngọt cao như nước ngọt, các loại bánh kẹo hay thậm chí là những đồ ăn chế biến sẵn có hại cho sức khỏe.

Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường, cho dù bạn là người có cân nặng như thế nào cũng cần chú ý xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, ưu tiên lựa chọn những loại hạt tốt cho sức khỏe như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt dẻ,...

Ảnh: Ăn uống thiếu khoa học gây bệnh tiểu đường
Ảnh: Ăn uống thiếu khoa học gây bệnh tiểu đường

3. Làm thế nào để phòng tránh tình trạng người gầy vẫn bị tiểu đường

Căn cứ vào những nguyên nhân giải thích cho vấn đề tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường, dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia đưa ra nhằm giúp người dân chủ động phòng tránh cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu:

3.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân đối

Đa số người gầy là do có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng, bổ sung các chất dinh dưỡng không đầy đủ, mất cân đối. Do đó, bạn cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng.

Nhiều chị em còn thực hiện chế độ ăn kiêng nhằm giữ dáng. Tuy nhiên, việc ăn kiêng sai cách rất dễ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, việc ăn kiêng sai cách trong thời gian dài sẽ khiến khối lượng và chất lượng cơ bắp - nơi dự trữ glucose dần bị phá vỡ, từ đó khiến đường máu tăng lên mất kiểm soát và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Một chế độ ăn uống khoa học là chế độ ăn cung cấp đầy đủ cả 5 nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu. Trong đó, các nhóm chất này cần phải được bổ sung từ các loại thực phẩm đa dạng, hạn chế việc ăn một loại thực phẩm nào đó quá nhiều.

Trong đó, đối với nhóm tinh bột, để phòng tránh bệnh tiểu đường, bạn nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, chẳng hạn như yến mạch, khoai lang, gạo lứt,... Không nên ăn những món có chỉ số GI cao như nước ngọt, bánh kẹo, cơm trắng, khoai tây để tránh tình trạng đường máu tăng quá mức sau bữa ăn.

Ảnh: Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp để phòng bệnh tiểu đường
Ảnh: Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp để phòng bệnh tiểu đường

3.2. Hình thành và duy trì thói quen luyện tập thể dục hàng ngày

Bên cạnh chế độ ăn uống thì thói quen vận động, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng góp phần không nhỏ giúp cơ thể bạn có thể kiểm soát đường huyết một cách tốt hơn.

Các môn thể thao được các chuyên gia khuyến khích người tiểu đường nên luyện tập bao gồm đạp xe, tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, bơi lội, thiền, yoga, tập dưỡng sinh,...

Thời gian luyện tập, cường độ luyện tập và nhiều yếu tố khác sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh của từng người. Chính vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để có được chế độ luyện tập phù hợp nhất.

Ngoài 2 phương pháp ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm những phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường khác như sử dụng các thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết, thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và stress,...

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đọc đã có thể trả lời được câu hỏi “Tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường?” rồi đúng không? Tiểu đường là căn bệnh mạn tính, điều trị khó khăn và lâu dài nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do đó, đừng chủ quan với căn bệnh này dù bạn có phải là đối tượng nguy cơ cao hay không mà hãy tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay từ hôm nay nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)