Tiểu đường ăn trứng được không? Tốt hay xấu?

17/11/2022

Trứng mặc dù là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng chứa rất nhiều cholesterol gây ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường ăn trứng được không? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này và biết ăn trứng đúng cách nhé.

1. Tiểu đường ăn trứng được không?

Ảnh: Tiểu đường ăn trứng được không?
Ảnh: Tiểu đường ăn trứng được không?

Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường có thể ăn trứng. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã chứng minh trứng là thực phẩm hữu ích đối với người bệnh tiểu đường bởi những lý do sau:

Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong trứng ở mức tương đối cao nên có nhiều người vẫn e ngại liệu đây có thực sự là sản phẩm phù hợp với người tiểu đường hay không. Đừng lo lắng nhé, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung 200mg cholesterol mỗi ngày. Trong khi đó, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng chỉ khoảng 186mg nên vẫn nằm trong mức cholesterol mà người bệnh tiểu đường được phép bổ sung.

Ảnh: Cholesterol trong trứng ở mức cho phép
Ảnh: Cholesterol trong trứng ở mức cho phép

Mặt khác, việc sử dụng những thực phẩm giàu cholesterol không phải là yếu tố quyết định làm tăng cholesterol máu. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất một loại chất béo được chứng minh là có khả năng làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch ở người tiểu đường đó là chất béo bão hòa. Loại chất béo này có mặt trong những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán như khoai tây chiên, gà rán,... hoặc trong các loại đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích,... Do đó, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm này thay vì lo ngại ăn trứng có thể làm tăng cholesterol máu.

2. Ăn trứng có lợi ích gì với người bệnh tiểu đường

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết tiểu đường ăn trứng được không thì hãy cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu 5 lợi ích mà trứng mang đến cho người bệnh tiểu đường nhé.

2.1. Trứng giàu dinh dưỡng và ít làm tăng đường máu

Như đã trình bày ở phần trên, một quả trứng chỉ chứa 0,35g tinh bột nhưng lại chứa tới 6g protein, trong đó gồm có 9 acid amin thiết yếu - những loại acid amin tham gia vào quá trình chuyển hóa và cấu tạo nên các cơ quan bộ phận thiết yếu trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được các acid amin này mà cần phải bổ sung thông qua chế độ ăn.

Ảnh: Trứng giàu dinh dưỡng
Ảnh: Trứng giàu dinh dưỡng

Ngoài protein, trong thành phần của trứng còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B12, Choline, Phospho, Selen cùng các chất chống oxy hóa. Bổ sung đầy đủ các chất này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh tiểu đường.

2.2. Ăn trứng làm giảm nguy cơ mắc biến chứng trên mắt và thần kinh

Nhắc đến trứng, người ta không thể bỏ qua hai hoạt chất nổi bật trong thành phần của nó là Lutein và Zeaxanthin. Đây là những hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các biến chứng trên mắt như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể do tiểu đường. Trong một số loại rau xanh và trái cây như rau bina, cải xoăn,... cũng chứa 2 hoạt chất này. Tuy nhiên khả năng hấp thụ chúng vào cơ thể lại kém hơn trứng. Sở dĩ như vậy là bởi trong trứng có chứa các chất béo giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu Lutein và Zeaxanthin hơn.

Ảnh: Ăn trứng giúp bảo vệ mắt
Ảnh: Ăn trứng giúp bảo vệ mắt

Thêm vào đó, trong thành phần của trứng còn chứa Vitamin D và Choline, những hoạt chất giúp quá trình dẫn truyền thần kinh được tốt hơn. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng thần kinh do tiểu đường.

2.3. Cholesterol trong trứng không ảnh hưởng quá nhiều tới cholesterol máu

Có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nghe điều này. Bởi theo suy luận bình thường, khi ăn chất gì thì chất đó sẽ tăng lên trong máu. Đây cũng chính là lý do vì sao trước đây người bệnh tiểu đường không thể trả lời câu hỏi “Tiểu đường ăn trứng được không?”.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, dù bạn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao thì chưa chắc đã khiến lượng cholesterol máu của bạn tăng lên quá mức cho phép. Sở dĩ như vậy là bởi trong trứng không chứa chất béo bão hòa - loại chất béo làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu (LDL-cholesterol). Bên cạnh đó, nếu bạn ăn 1 quả trứng mỗi ngày thì lượng cholesterol nạp vào cơ thể vẫn nằm trong giới hạn cho phép và hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không chỉ không gây hại cho cơ thể, trong trứng, mà nhất là trứng gà còn có một số acid béo cần thiết cho cơ thể, điển hình như Omega-3, giúp làm giảm nồng độ triglyceride máu. Nồng độ triglycerid máu thấp giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở người bệnh đái tháo đường.

Ảnh: Trứng chứa Omega-3 tốt cho sức khỏe
Ảnh: Trứng chứa Omega-3 tốt cho sức khỏe

Bên cạnh Omega-3, trứng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác như Canxi, Choline, Vitamin A,...

Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn lo ngại về thành phần cholesterol trong trứng, bạn có thể chỉ ăn phần lòng trắng vì các nghiên cứu cho thấy cholesterol nằm hoàn toàn trong lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã mất đi một lượng không nhỏ các dưỡng chất trong đó.

2.4. Ăn trứng làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người tiểu đường

Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi ngày ăn một quả trứng giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.

Cụ thể, một nghiên cứu được tiến hành gần đây tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng, những người sử dụng đều đặn 1 quả trứng/ngày sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ thấp hơn tới 30% so với những đối tượng không ăn trứng. Nhiều người bệnh đái tháo đường tuýp 1 kèm theo tình trạng thừa cân, béo phì sau khi áp dụng chế độ giảm cân cùng với trứng thì sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt. Trong khi đó, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở những người ăn trứng nhiều lại không tăng lên quá cao.

Ảnh: Ăn trứng giảm nguy cơ đột quỵ
Ảnh: Ăn trứng giảm nguy cơ đột quỵ

2.5. Người tiểu đường cảm thấy no lâu hơn khi ăn trứng

Ăn một quả trứng trong bữa sáng sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Và cũng nhờ điều này sẽ khiến bạn có thể ăn ít hơn trong suốt một ngày. Cụ thể, một thanh thiếu niên chỉ cần ăn 1 quả trứng vào buổi sáng sẽ giảm được 130 calo khi ăn bữa trưa. Việc ăn ít hơn sẽ giúp đường máu của bạn không bị tăng lên quá nhiều. Cùng với đó, nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thì cân nặng của bạn cũng rất dễ trở về mức cho phép khi bạn áp dụng phương pháp này.

Như vậy có thể thấy, với những lợi ích tuyệt vời kể trên cùng với mức giá thành rất rẻ, ai cũng có thể dễ dàng mua được thì trứng chính là lựa chọn tốt nhất trong bữa ăn hàng ngày dành cho người bệnh tiểu đường. Đừng quá lo lắng về việc tiểu đường ăn trứng được không nữa nhé. Hãy tự tin bổ sung ngay thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của mình nhé..

3. Người tiểu đường ăn trứng như thế nào cho đúng?

Sau khi đã trả lời được câu hỏi “Tiểu đường ăn trứng được không?” thì chắc hẳn ăn trứng thế nào cho đúng để mang đến lợi ích tốt nhất cho sức khỏe sẽ là câu hỏi tiếp theo mà mọi người quan tâm. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi để bạn có thể ăn trứng đúng cách.

Ảnh: Ăn trứng đúng cách
Ảnh: Ăn trứng đúng cách
Ảnh: Nên ăn trứng luộc
Ảnh: Nên ăn trứng luộc

Qua bài viết này, có thể thấy bạn hoàn toàn có thể cho trứng vào thực đơn của mình mà không cần phải băn khoăn tiểu đường ăn trứng được không nữa. Thay vào đó, hãy chú ý tới cách ăn cũng như lượng trứng mà bạn sẽ ăn theo những hướng dẫn trong bài viết để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)