Quy trình nấu cao dược liệu cao thìa canh, cao gắm hiện đại

25/04/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Cao dược liệu là sản phẩm được sử dụng ngày càng rộng rãi nhằm mục đích chữa bệnh. Cùng tìm hiểu ngay về quy trình nấu cao dược liệu tại đây nhé!

Tìm hiểu quy trình nấu cao
Tìm hiểu quy trình nấu cao

1. Cao thuốc (cao dược liệu) là gì? Tiêu chuẩn của cao thuốc

Cao dược liệu là một sản phẩm thuốc của Đông y được sử dụng ngày càng phổ biến bởi tính tiện lợi của nó. Sản phẩm này được chiết xuất từ các dược liệu quý bằng phương pháp sản xuất hiện đại nên không chỉ giữ lại nguyên vẹn tác dụng chữa bệnh ban đầu của dược liệu mà còn nhanh và còn tiết kiệm thời gian hơn việc sắc và pha hãm dược liệu để uống.

Các loại cao thuốc
Các loại cao thuốc

Nguyên lý sản xuất của cao lá thuốc, cao dược liệu là sử dụng phương pháp chiết xuất, sấy hoặc cô đặc tới thể chất quy định từ dung dịch chiết xuất từ dược liệu động thực vật với các dung môi theo một tỷ lệ tiêu chuẩn. 

2. Phân loại cao thuốc

Cao dược liệu hiện nay có 3 dạng chủ yếu như sau:

Cao lỏng
Cao lỏng

Theo quy định của ngành dược, cao lỏng phải đáp ứng được 1ml cao lỏng tương ứng 1g dược liệu được sử dụng để điều chế ra cao dược liệu. Chất của loại cao này là dạng lỏng hơi sánh, với mùi vị đặc trưng của thảo dược chiết xuất. Một số loại dung môi như cồn và nước vừa giúp chiết xuất dược chất trong dược liệu ra ngoài vừa có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản cao.

Cao đặc
Cao đặc

Là những khối cao dạng đậm đặc, đặc quánh và có thể cắt thành từng miếng. Hàm lượng dung môi trong loại cao này thấp hơn so với cao lỏng, thường không vượt quá 20%.

Là những khối cao dạng khô cứng, hoặc được sấy phun thành dạng bột khô đóng gói trong các viên thuốc. Cao dược liệu khô có độ ẩm cực thấp, tối đa cho phép không vượt quá 5%. Hiện nay, cao khô được ngành y tế sử dụng nhiều nhất do có dạng đóng viên dễ sử dụng, bảo quản lâu và dễ dàng hơn, phân liều chính xác, mang đến hiệu quả cao trong điều trị. 

Cao khô
Cao khô

3. Quy trình nấu cao thuốc, cao lá trong sản xuất dược liệu

3.1. Sơ chế dược liệu

Dược liệu trước khi làm cao cần được xử lý thật cẩn thận, bao gồm các bước như làm sạch, phơi khô hoặc sấy, chia nhỏ theo các kích thước nhất định.

Với một số thảo dược có chứa men, chúng ta cần làm sạch bằng cách sử dụng hơi cồn, hơi nước sôi hay những cách thức phù hợp khác để đảm bảo dược liệu được làm sạch hoàn toàn. Chỉ dược liệu đã sơ chế sạch sẽ mới được đưa vào quy trình nấu cao.

Tùy vào quy mô sản xuất mà có thể rửa dược liệu bằng tay hoặc bằng máy. Ưu điểm của việc dùng máy rửa dược liệu là tiết kiệm thời gian, nhân lực và giúp rửa sạch nhất.

Dược liệu cần phải được thái nhỏ để quá trình chiết xuất được thuận lợi và thu được lượng dược chất cao hơn. Đối với dạng lá và thân mềm thì cắt thành từng đoạn dài vài cm còn đối với cành và rễ thì thái thành lát mỏng. Người ta thường dùng máy thái dược liệu chuyên dụng để thái được nhanh và đều nhất.

Sơ chế dược liệu sau khi thu hoạch
Sơ chế dược liệu sau khi thu hoạch

3.2. Quy trình nấu cao lỏng (cao nước)

Cao lỏng hay cao nước thường chứa khoảng 15 - 20% đường để bảo quản được lâu hơn và tránh bị mốc, hư hỏng. Quy trình sản xuất loại cao này như sau:

- Giai đoạn 1: Nấu và hầm dung dịch nước thuốc trong một thời gian dài

Sử dụng máy chiết xuất dược liệu
Sử dụng máy chiết xuất dược liệu
  • Chuẩn bị nồi nấu cao chuyên dụng hoặc thiết bị chiết xuất dược liệu được làm từ inox 304 cao cấp với lớp cách nhiệt chống cháy, có chế độ điều chỉnh nhiệt độ, áp suất và thời gian thích hợp.
  • Cho dược liệu vào trong nồi, đổ thêm nước hoặc dung môi phù hợp gấp từ 4 - 6 lần khối lượng của dược liệu (hoặc ngập trên dược liệu từ 5 - 10cm)
  • Thời gian chiết xuất thay đổi tùy theo từng loại nguyên liệu cụ thể, ví dụ như: lá, hoa và cành nhỏ nấu trong khoảng 4 giờ; thân rễ cứng nấu trong khoảng 6 giờ trong khu xương động vật thì nấu trong khoảng 6 - 24 giờ.
  • Sau khi nấu xong, ta sẽ thu được dung dịch nước thuốc.

Chú ý: Không nên nấu bằng nồi sắt hoặc nồi đồng để tránh bị nhiễm kim loại gây ảnh hưởng tới chất lượng thuốc cũng như sức khỏe người sử dụng.

- Giai đoạn 2: Lọc bã dược liệu

Sau khi đã nấu xong nước cốt, cần lọc bỏ phần bã nguyên dược liệu đã nấu để cao được trong, không bị đục và cặn. Nên sử dụng máy lọc cặn bã để có thể loại bỏ hoàn toàn lắng cặn, đặc biệt là các cặn lơ lửng còn sót lại trong dịch chiết.

- Giai đoạn 3: Cô đặc cao thuốc, cao nước

Để cô đặc dược liệu, cần sử dụng nhiệt độ thấp và đảo liên tục. Người ta thường sử dụng nồi cô đặc hay thiết bị cô đặc chân không có lắp cánh khuấy để quá trình cô đặc dễ dàng và đồng đều hơn, chất lượng của cao nấu thu được tốt hơn.

Đổ dịch chiết dược liệu vào trong khoảng 34 nồi, với tỷ lệ là 1 lít dung dịch cao lỏng tương đương từ 4 - 6kg dược liệu.

Cài đặt thời gian và nhiệt độ thích hợp để máy tự động điều chỉnh nhiệt độ, khuấy đảo và cô đặc thuốc. Hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất đều áp dụng phương pháp cô đặc chân không với nhiệt độ luôn duy trì dưới 100 độ C. Nhờ thời gian cô đặc dài, nhiệt độ cô đặc thấp mà chất lượng thuốc sẽ được đảm bảo, tránh trường hợp bị mất hoặc biến đổi hoạt chất trong thuốc do nhiệt độ cao.

Thành phẩm cao lỏng
Thành phẩm cao lỏng

- Giai đoạn 4: Đóng gói

Người ta dùng máy chiết chuyên dùng trong đóng gói cao lỏng để rót lượng dịch đặc định sẵn vào từng chai dễ dàng, chính xác. Tránh sử dụng phễu nhựa vì vừa không chính xác lại vừa không gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi đã rót cao vào chai, cần dán thêm màng seal để việc bảo quản được đảm bảo hơn đồng thời tránh cho cao đổ ra nắp chai khi vận chuyển. Nên sử dụng máy dán màng seal chuyên dụng để đóng gói.

Cao lỏng sánh đóng chai
Cao lỏng sánh đóng chai

Với công nghệ hiện đại ngày nay, cao lỏng còn được chế biến thành dạng bột khô nhờ phương pháp sấy phụ sau đó đem bột đi đóng thành viên dễ dàng phân liều và bảo quản.

Từ thành phẩm cao lỏng, người ta cho vào thiết bị sấy phun để tạo thành bột. Sau sấy khô, sẽ thi được bột cao với những hạt nhỏ mịn và đóng thành viên.

Phương pháp này được các chuyên gia y tế đánh giá cao vì dạng bột có thời gian bảo quản dài mà không cần phải thêm nhiều chất bảo quản, đóng thành viên giúp phân liều chính xác đồng thời tiện lợi cho người bệnh khi sử dụng và mang theo. 

Chính vì những lý do trên mà ngày càng có nhiều cơ sở chuyển sang phương pháp sấy phun cao lỏng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Viên dây thìa canh giảo cổ lam được sản xuất từ công nghệ sấy phun
Viên dây thìa canh giảo cổ lam được sản xuất từ công nghệ sấy phun

3.3. Quy trình nấu cao đặc, cao khô, cao dạng bánh

Cao thuốc dạng đặc, dạng khô, dạng bánh được chế biến từ thảo dược hoặc động vật (sừng, xương, gạc, thịt,...) và thường được sản xuất thành cao dạng thuốc viên, viên hoàn, viên bao có thể ăn trực tiếp. Cao thành phần có màu đen hoặc nâu. Cao khô có độ ẩm dưới 5% trong khi cao đặc độ ẩm khoảng 20%.

Các bước nấu cao đặc tương tự như cao lỏng tuy nhiên thời gian cô đặc sẽ lâu hơn. Tùy theo nguyên liệu đầu vào mà cao đặc, nhất là cao động vật thường phải chiết từ 3 - 4 nước, mỗi lần như vậy cần 24 - 48 giờ. Cô đến khi cao đặc sau đó rót ra ngoài để cao đông đặc lại khi nguội, cắt thành miếng vừa phải rồi đóng gói trong giấy bóng kính.

Nếu cô chưa đủ đặc, người ta sẽ sử dụng máy sấy thêm nhằm giảm độ ẩm của cao thuốc. Thường sử dụng nhất là máy sấy công nghiệp nhiều khay.

Thành phẩm cao đặc cao gắm
Thành phẩm cao đặc cao gắm

4. Quy trình nấu cao gắm và cao thìa canh

4.1. Quy trình nấu cao gắm

Quy trình nấu cao gắm của dược Kiên Minh

Cao gắm là sản phẩm được chiết xuất từ dây gắm - dược liệu vàng trong điều trị gout cùng nhiều bệnh lý xương khớp khác. Cao gắm giúp giảm đau nhức xương, giảm acid uric máu nên được nhiều người bệnh gút tin tưởng lựa chọn. Tương tự như cách nấu cao chung, loại cao này được sản xuất qua những bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn dây gắm trên 4 năm tuổi để có tỷ lệ dược chất cao.

Bước 2: Làm sạch dược liệu và cắt lát.

Bước 3: Chiết xuất và cô thành cao đặc.

Bước 4: Đóng gói và bảo quản.

4.2. Quy trình nấu cao thìa canh

Quy trình nấu cao thìa canh của dược Kiên Minh

Nếu cao gắm giúp trị gout và bệnh xương khớp hiệu quả thì cao thìa canh lại là sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị tối ưu cho người tiểu đường. Các bước sản xuất loại cao này bao gồm:

Bước 1: Chọn lọc dây thìa canh từ nơi trồng uy tín.

Bước 2: Rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 3: Chiết xuất và cô đặc.

Bước 4: Đóng gói và bảo quản.

5. Yêu cầu thành phẩm cao dược liệu

Tùy theo từng loại cao lỏng hay đặc mà thành phẩm của nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng. Tuy nhiên nhìn chung, mọi loại cao dược liệu phải đạt được một số yêu cầu chung dưới đây:

Trên đây là tất cả các thông tin cơ bản về quy trình nấu cao thuốc và cao dược liệu để bạn tham khảo. Hãy làm đúng quy trình và lựa chọn máy móc hiện đại để thành phẩm làm ra đạt chất lượng cao nhất nhé.

Xếp hạng: 4.9 (10 bình chọn)

Tin liên quan

Uống dây thìa canh có mất ngủ không? Tìm hiểu ngay
05/03/2024
Dây thìa canh là thảo dược không còn xa lạ với nhiều người bởi thành phần giàu dược chất quý và mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe con người, nhất…
Những tác dụng của dây thìa canh mà không phải ai cũng biết
04/03/2024
Dây thìa canh là một trong cây cỏ thiên nhiên quý được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong dân gian từ xa xưa. Trải qua hàng trăm năm nghiên cứu bởi…
Dây thìa canh - Thảo dược vàng cho người bệnh tiểu đường
19/04/2024
Theo người Ấn Độ, dây thìa canh được coi là “Khắc tinh của tiểu đường”. Cùng tìm hiểu ngay những tác dụng thần kỳ và cách sử dụng của thảo dược này!