Vị thuốc sài hồ - tác dụng và cách dùng hiệu quả

26/09/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Vị thuốc sài hồ không chỉ được sử dụng phổ biến trong những bài thuốc Đông y mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại. Cùng tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng dược liệu này trong bài viết ngay sau đây nhé.

Ảnh: Tìm hiểu về vị thuốc sài hồ
Ảnh: Tìm hiểu về vị thuốc sài hồ

1. Giới thiệu chung về cây sài hồ

1.1. Cây sài hồ là gì?

Tên dược liệu: Sài hồ

Danh pháp khoa học: Bupleurum chinense DC

Thuộc họ: Umbelliferae (Hoa tán)

Tên gọi khác: Trúc diệp sài hồ, Thiết niêu sài hồ, Sà diệp sài hồ, Bắc sài hồ,...

1.2. Đặc điểm hình dạng

Vị thuốc sài hồ thuộc loại cây bụi với chiều cao trung bình từ 0,5 - 3m. Cây phân thành nhiều nhánh nhỏ phát triển từ gốc. Thân sài hồ tròn, thân non màu xanh đậm và phủ ít lông mịn, còn phần thân già màu hơi tím tía hoặc xanh sẫm, nhẵn và không có lông.

Lá sài hồ hình thìa, mọc so le nhau, cuống ngắn, các gân hiện rõ ở mặt dưới, phần mép lá hình răng cưa không đều, phiến lá dày. Lá dược liệu này có mùi thơm hơi hắc rất đặc trưng.

Hoa cây sài hồ mọc thành từng cụm. Hoa có màu vàng, có các lá bắc hình dải dẹp nhỏ. Mùa hoa và quả sài hồ thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm.

Rễ cây sài hồ có kích thước nhỏ, hình trụ, có màu vàng ngà, ít phân nhánh, mùi thơm, vị đắng.

Ảnh: Hình ảnh cây sài hồ
Ảnh: Hình ảnh cây sài hồ

1.3. Phân bố

Sài hồ là vị thuốc có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 1994, dược liệu này đã được Viện Dược liệu Việt Nam du nhập từ Nhật Bản về trồng thử tại Trại thuốc ở Tam Đảo và Sa Pa.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã phát hiện ra ngày càng nhiều công dụng tuyệt vời mà cây sài hồ mang đến cho sức khỏe. Do đó, dược liệu này được trồng tại nhiều trung tâm cũng như cơ sở nuôi trồng để bào chế làm thuốc.

1.4. Tính vị, quy kinh

Dược liệu có tính mát, vị đắng, quy vào các kinh Tâm, Can, Đởm và Tam tiêu.

1.5. Bộ phận sử dụng, cách thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Rễ và lá cây sài hồ là những bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc

Thu hái: Dược liệu này có thể thu hái quanh năm

Chế biến: Phần rễ cây sài hồ sau khi đào về được cắt bỏ hết rễ con sau đó rửa sạch với nước nhằm loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất rồi đem phơi hoặc sấy cho khô. Người ta cũng có thể đem sao với mật ong hoặc tẩm rượu để dùng dần.

Bảo quản: Cần bảo quản dược liệu nơi thoáng mát, ở nhiệt độ phòng, tốt nhất nên lưu trữ trong bao bì kín và đậy kín bao bì sau mỗi lần dùng.

Ảnh: Bảo quản sài hồ đúng cách
Ảnh: Bảo quản sài hồ đúng cách

1.6. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong cây sài hồ đã được nhiều chuyên gia tiến hành nghiên cứu và đánh giá cao. Trong thảo dược này có những hoạt chất nổi bật như:

1.7. Liều lượng và cách dùng

Liều dùng: Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo là 4 - 16g/ngày. Tuy nhiên, đây không phải liều dùng cố định. Liều dùng này cần được gia giảm tùy mỗi bài thuốc, mục đích sử dụng cũng như mức độ bệnh của từng người.

Cách dùng: Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Ảnh: Sử dụng sài hồ đúng liều lượng
Ảnh: Sử dụng sài hồ đúng liều lượng

2. Cây sài hồ có tác dụng gì?

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại đưa sài hồ vào nhiều bài thuốc dân gian đồng thời được y học hiện đại ứng dụng trong lâm sàng điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay công dụng của sài hồ trong phần tiếp theo của bài viết để biết tại sao vị thuốc này lại được nhiều người tin tưởng sử dụng đến vậy nhé.

2.1. Tác dụng của vị thuốc sài hồ theo y học cổ truyền

Theo Đông y, thảo dược này có công dụng sơ can chỉ thống, thăng dưỡng khí triệt, hóa giải thoái nhiệt.

Chủ trị:

2.2. Tác dụng của vị thuốc sài hồ theo y học hiện đại

Y học hiện đại cũng tiến hành nghiên cứu và chứng minh được nhiều tác dụng của sài hồ, cụ thể như sau:

2.2.1. Hạ mỡ máu và bảo vệ gan

Thí nghiệm tiến hành trên chuột đã chỉ ra cao methanol của cây sài hồ có công dụng tăng khả năng tự phục hồi các tổn thương gan cấp tính. Bên cạnh đó, các saiko saponin trong dược liệu này còn giúp cải thiện chức năng gan, tăng tổng hợp protein tại gan đồng thời dự phòng tổn thương gan.

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh sài hồ có khả năng kiểm soát mỡ máu, giúp làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride một cách hiệu quả.

Ảnh: Sài hồ giúp hạ mỡ máu
Ảnh: Sài hồ giúp hạ mỡ máu

2.2.2. Giảm đau, hạ sốt,

Một nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ đã cho thấy sử dụng sài hồ với liều lượng 5g/1kg có thể giúp thân nhiệt của thỏ đã được gây sốt hạ về mức bình thường sau 1,5 giờ.

Bên cạnh đó, hoạt chất Saponin trong cây sài hồ cũng được chứng minh là có khả năng giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả. 

2.2.3. An thần

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận công dụng an thần của sài hồ, trong đó hai hoạt chất saiko genin A và saikosaponin là có công dụng an thần rõ rệt nhất. 

2.2.4. Tăng cường miễn dịch

Nghiên cứu tiến hành trên chuột đã chứng minh cao chiết cùng nước nóng từ rễ cây sài hồ giúp làm tăng đáp ứng kháng thể đồng thời ức chế quá trình biến đổi tế bào lympho. Từ đó, thảo dược này mang đến công dụng điều hòa cũng như tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Ảnh: Sài hồ giúp tăng cường miễn dịch
Ảnh: Sài hồ giúp tăng cường miễn dịch

3. Bài thuốc dân gian từ cây sài hồ

Với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như trên, không có gì đáng ngạc nhiên khi sài hồ lại được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Một số bài thuốc từ cây sài hồ được sử dụng phổ biến bao gồm:

3.1. Bài thuốc trị chứng mỡ máu cao

Chuẩn bị: 3g sài hồ, một ít la hán quả

Cách tiến hành: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này sau một thời gian sẽ làm giảm cholesterol và triglycerid tích tụ trong cơ thể.

3.2. Bài thuốc chữa cảm mạo

Chuẩn bị: Sài hồ 16g; Đẳng sâm, Hoàng cầm, Bán hạ mỗi vị 12g; Đại táo, Chích thảo mỗi vị 6g.

Cách tiến hành: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc với 500ml nước, đun lửa vừa tới khi cô cạn còn 150ml thì tắt bếp. Lọc lấy nước, uống ngay khi còn nóng, ngày uống 2 lần. Áp dụng theo bài thuốc này chỉ 2 - 3 ngày sau sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện đáng kể.

Ảnh: Bài thuốc chữa cảm mạo từ cây sài hồ
Ảnh: Bài thuốc chữa cảm mạo từ cây sài hồ

3.3. Bài thuốc chữa viêm gan mạn tính do virus

Chuẩn bị: Sài hồ, Bạch thược, Bạch truật, Đẳng sâm mỗi vị 12g; Bán hạ chế, Phục linh mỗi vị 8g; Trần bì, Cam thảo bắc mỗi vị 6g

Cách tiến hành: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc với 500ml nước, đun lửa vừa tới khi cô cạn còn một nửa lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Mỗi ngày sử dụng một thang, uống liên tục trong vòng 15 ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.

3.4. Điều trị chóng mặt, miệng đắng, buồn nôn

Chuẩn bị: Sài hồ, Đẳng sâm, Hoàng cầm, Pháp bán hạ mỗi vị 12g; 3 quả Đại táo, Cam thảo 4g; Sinh khương 8g.

Cách tiến hành: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc với 1 lít nước, đun lửa vừa tới khi cô cạn còn 500ml thì tắt bếp. Chia nhỏ thành 2 lần uống trong ngày.

3.5. Bài thuốc trị mất ngủ

Chuẩn bị: 4g sài hồ, 20g vỏ hàu, bán hạ, hoàng cầm, bạch thược, long cốt mỗi loại 5g; 10g phục linh; nhân sâm, cam thảo, quế chi mỗi vị 3g.

Cách tiến hành: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc với 3 bát nước, đun lửa vừa tới khi cô cạn còn khoảng 1,5 bát nước thì tắt bếp. Chia nhỏ lượng thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

Ảnh: Bài thuốc trị mất ngủ từ sài hồ
Ảnh: Bài thuốc trị mất ngủ từ sài hồ

3.6. Bài thuốc trị nhiễm khuẩn đường mật

Chuẩn bị: Sài hồ, đại hoàng mỗi vị 16g; hoàng cầm, uất kim, bạch thược mỗi vị 12g.

Cách tiến hành: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc với 500ml nước, đun lửa vừa tới khi cô cạn còn 200ml thì tắt bếp. Kiên trì sử dụng đều đặn từ 10 - 15 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

4. Khi sử dụng vị thuốc sài hồ cần lưu ý gì?

Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên vị thuốc sài hồ được đánh giá là khá lành tính và an toàn khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn do sử dụng dược liệu này sai cách, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Ảnh: Thận trọng khi sử dụng sài hồ
Ảnh: Thận trọng khi sử dụng sài hồ

5. Sài hồ có giá bao nhiêu?

Trên thị trường, giá sài hồ khô loại 1 dao động trong khoảng từ 350.000 - 450.000 đồng/1kg. Dược liệu này hiện được bán tại nhiều quầy thuốc Đông y trên khắp cả nước, tuy nhiên, cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua được sài hồ có chất lượng tốt nhất.

Qua bài viết này, có thể thấy vị thuốc sài hồ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chính vì vậy, hãy sử dụng nó đúng cách để tận dụng được những lợi ích này nhé.

Bình chọn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bình luận

Tin liên quan

Nấm trứng gà có tác dụng gì mà giá lên đến nửa triệu đồng
13/05/2024
Nấm trứng gà là một trong những loại nấm quý hiếm được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của nó mang lại. Chính vì…
Cây lá gan và những công dụng tuyệt với cho bệnh gout, bệnh gan
10/05/2024
Giống như tên gọi, cây lá gan là vị thuốc có nhiều công dụng hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh liên quan tới gan mật cũng như nhiều bệnh lý khác…
Bật mí những điều chưa biết về rau tiến vua
03/05/2024
Rau tiến vua thường xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình Việt với các món như xào, nấu canh thịt viên,...ăn rất ngon. Vậy rau tiến vua là gì? Cách…