Quả dứa dại - Tin vui cho ai bị Gout, Tiểu đường

23/04/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Quả dứa dại với tên khác dứa rừng là một loại quả phổ biến, đa số mọc hoang ở nước ta. Nó thường được sử dụng trong đông y để trị sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan và một số bệnh khác. Ngoài quả các bộ phận còn lại của cây cũng đều có công dụng tốt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dứa dại và tác dụng của nó qua bài viết dưới đây nhé! 

Tìm hiểu về quả dứa dại
Tìm hiểu về quả dứa dại

1. Những thông tin chung về dứa dại

  • Tên khoa học của cây: Pandarus tectorius Sol.
  • Thuộc họ dứa dại: Pandanaceae.
  • Tên gọi khác: dứa rừng, dứa núi, dứa gai…

1.1. Hình ảnh cây dứa dại

  • Quả dứa dại là một bộ phận của cây thuốc quý - cây dứa dại. Đặc điểm cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 3 - 4m, có nhiều rễ phụ thả xuống đất.
  • Lá dứa dại mọc ở đầu nhánh thành chùm, hình bản, dài 1 - 2m, mép có gai sắc nhọn. Hoa thường mọc đơn độc, đơn tính, có màu trắng, mùi rất thơm.
  • Quả hình trứng dài khoảng 16 - 22cm, có cuống, bề mặt sần sùi. Khi non quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng cam. Quả dứa rừng chia thành nhiều múi, tách được dễ dàng. Các múi này chính là nguyên liệu sử dụng làm thuốc.
Hình ảnh cây dứa dại
Hình ảnh cây dứa dại

1.2. Quả dứa rừng mọc ở đâu?

Dứa dại phân bố nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Cây ưa mặn cao, phát triển mạnh ở các khu vực ven biển, rừng ngập mặn, đất liền dọc bờ sông… Ở Việt Nam thấy nhiều ở các tỉnh, thành phố ven biển như Quảng Nam, Quảng Bình, Đồng Nai, Đà Nẵng, Kiên Giang, Bình Thuận…

1.3. Bộ phận dùng và thu hái quả dứa rừng

Hầu hết các bộ phận của cây dứa dại đều được sử dụng: rễ, hoa, quả, lá và đọt non. Có thể thu hái quanh năm đối với rễ, lá, đọt non dứa dại. 

Dứa dại có ăn được không? Câu trả lời là có các bạn nhé! Đọt non có thể ăn, phần trắng và mềm của cuống lá đôi khi cũng có thể ăn được. Ngoài ra, đọt non và rễ còn được sử dụng làm thuốc. Phần rễ còn non chưa bám sâu vào đất sẽ tốt hơn. Sau khi thu hoạch làm sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô để dùng dần.

Quả dứa dại thu hái tốt nhất là vào mùa đông, đem về rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô đều được. 

Hầu hết các bộ phận của cây dứa dại đều được sử dụng
Hầu hết các bộ phận của cây dứa dại đều được sử dụng

1.4. Thành phần hóa học của quả dứa dại

Trong dứa dại có chứa hàm lượng tinh dầu cao khoảng 70%, nước thơm. Ngoài ra còn có một số chất có hoạt tính khác như aldehyd, bromelain, methyl ether, benzyl alcohol, linalool, silymarin, geraniol...

Tin liên quan:

2. Tác dụng của quả dứa dại

Cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học rõ ràng về tác dụng của quả dứa dại. Theo quan điểm của y học cổ truyền quả dứa có vị ngọt, tính mát với nhiều tác dụng như ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đờm, mát gan, thải độc, thải sỏi, hỗ trợ điều trị tiểu đường... Nước dứa hỗ trợ điều trị cảm nắng, say nắng, giúp thư giãn thần kinh. 

Dưới đây là một số công dụng và bài thuốc trị bệnh từ dứa dại, các bạn có thể tham khảo:

Quả dứa dại cải thiện bệnh tiểu đường
Quả dứa dại cải thiện bệnh tiểu đường

Sỏi thận hình thành là do tích tụ khoáng chất từ nước tiểu hay do thói quen hay nhịn tiểu. Điều này khiến các chất cặn bã lâu ngày dồn lại thành viên sỏi. Vì vậy muốn loại sỏi thận ra khỏi cơ thể, người bệnh cần dùng các loại thuốc, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu. Và quả dứa dại khá nổi tiếng với tác dụng đó.

- Bài thuốc như sau:

  • Kim tiền thảo 18g, hạt chuối hột 12g và hạt dứa dại 15g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Hoặc dùng cỏ bợ, ngải cứu và đọt non của cây dứa rừng, mỗi vị 20g giã nát, lọc lấy nước uống. Có thể thêm chút đường cho dễ uống.
Dứa dại hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Dứa dại hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính, biểu hiện đường máu luôn ở mức cao hơn so với người bình thường. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, mạch máu, bàn chân…, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là ổn định đường huyết ở mức chấp nhận được, hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm. 

Theo kinh nghiệm dân gian người bệnh tiểu đường có thể dùng quả dứa dại thái lát mỏng, đem phơi khô rồi hãm với nước, uống trà đều đặn mỗi ngày. Hoặc có thể dùng lá dứa dại đun đun lấy nước uống cũng được.

Dùng 4 - 12g hoa dứa rừng hoặc 10 - 15g quả dứa rừng sắc lấy nước uống. Dùng liên tục đến khi thấy triệu triệu chứng thuyên giảm.

2.4. Quả dứa dại chữa xơ gan, cổ trướng

Quả dứa dại 200g; thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Đem sắc lấy nước uống.

- Viêm gan cấp tính:

  • Dùng 12g Quả dứa dại, cốt khí củ, nhân trần mỗi loại 12g, cây diệp hạ châu, trần bì mỗi loại 8g cùng với 6g ngũ vị tử, 4g cam thảo sắc cùng với 1 lít nước tới khi thu được khoảng 450ml.
  • Chia làm 3 phần để uống. Hiệu quả tốt nhất là dùng khi đói.

- Trường hợp viêm gan mạn tính:

  • Tiến hành chuẩn bị: Chó đẻ răng cưa 50g, quả dứa dại 100g.
  • Thực hiện: Sắc uống hằng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Quả dứa dại hỗ trợ chữa bệnh gout
Quả dứa dại hỗ trợ chữa bệnh gout

Gout hay thống phong là bệnh lý khớp phổ biến thường gặp ở nam giới từ 40 đến 60 tuổi và phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh. Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội, cảm giác khó chịu nặng nề thường ở các khớp lớn như ngón chân cái. Tần suất xuất hiện bệnh tăng theo tuổi và liên quan tới sự gia tăng của nồng độ acid uric trong máu.

Một tin vui cho những người bị gout đó là lá và rễ cây dứa rừng giúp làm giảm hấp thu purin, từ đó giảm sự hình thành acid uric trong máu. Ngoài ra quả của dứa rừng cũng có tác dụng trung hòa acid. Hơn nữa cộng thêm tác dụng lợi tiểu giúp tăng cường đào thải acid uric ra ngoài, hỗ trợ giảm đau, giảm khó chịu cho người bệnh.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá, quả dứa dại khô hãm lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy có hiệu quả.    

Lấy khoảng 30-60g hạt của quả cây dứa dại, 30g lá tía tô, 30g lá quất hồng bì đem rửa sạch và đun lấy nước. Nên dùng để rửa tinh hoàn khi nước còn ấm.

Tin liên quan:

  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

3. Cách dùng quả dứa dại như thế nào?

Quả dứa dại hay dứa rừng có thể dùng ăn trực tiếp, sắc uống hay đắp ngoài đều mang lại hiệu quả nhất định. Nếu uống liều lượng sử dụng như sau: 

Tất cả liều lượng đều sắc uống và uống hết trong ngày.

3.1. Quả dứa dại ngâm rượu

Quả dứa dại ngâm rượu là bài thuốc được truyền từ nhiều đời qua. Dùng rượu trái dứa giúp cơ thể khỏe khoắn, giúp lưu thông máu, tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ trị một số bệnh về thận và xương khớp hiệu quả.

Quả dứa dại ngâm rượu
Quả dứa dại ngâm rượu

- Chuẩn bị nguyên liệu để ngâm rượu:

  • Bình ngâm rượu, nên sử dụng bình thủy tinh có nắp kín.
  • Rượu ngâm, nên chọn loại rượu nếp ngon, nguyên chất, mùi thơm, khoảng từ 40 đến 45 độ là được.
  • Quả dứa dại, nên chọn quả chín vừa, không quá to, vỏ ngoài màu vàng tươi, có mùi thơm đặc trưng.
  • Quả dứa dại sau thu hoạch bạn đem rửa sạch loại bỏ hết phấn bên ngoài, bổ dọc tách lấy múi. 
  • Có thể dùng quả dứa dại tươi để ngâm rượu hay đem phơi, sấy khô rồi ngâm đều được. 
  • Xếp dứa dại vào bình, sau đó thêm rượu vào với tỷ 1kg dược liệu: 3 lít rượu. Sau khi ngâm khoảng 2 đến 3 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày dùng một lượng nhỏ.

4. Một số lưu ý khi sử dụng quả dứa dại

Lưu ý khi sử dụng quả dứa dại
Lưu ý khi sử dụng quả dứa dại

Dứa rừng mặc dù tốt nhưng cũng không nên tùy tiện sử dụng hay sử dụng quá liều. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng dứa rừng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên các trường hợp nặng, có biến chứng thì cần sử dụng phối hợp với các loại thuốc, dược liệu khác để có hiệu quả. 

Quả tươi khi sử dụng có thể gây cảm giác ngứa đầu lưỡi với những người ăn không quen hay không hay ăn. Ngoài ra trên quả dứa dại có một lớp phấn trắng mang độc tính cao, cần được xử lý làm sạch hết để tránh nguy hiểm. 

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

5. Mua quả dứa dại ở đâu?

Dược liệu khô sẽ dễ bảo quản và sử dụng được lâu dài. Bạn nên tìm mua quả dứa dại ở các cửa hàng có uy tín để được đảm bảo về chất lượng tránh “tiền mất tật mang”.

Như vậy, Kiên Minh đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về thông tin về quả dứa dại cũng như các tác dụng của nó trong cải thiện sức khỏe người bệnh đặc biệt người bị gout và tiểu đường. Hy vọng rằng thông tin trên đây thực sự hữu ích cho bạn!

Xếp hạng: 4.2 (17 bình chọn)

Tin liên quan

Glucid là gì? Mối liên quan giữa glucid với bệnh tiểu đường
13/05/2024
Ai cũng biết, glucid (gluxit) hay còn gọi là chất bột đường (carbohydrate) là thành phần chính trong mỗi bữa ăn, và hầu như không thể thiếu. Muốn…
Giải đáp thắc mắc: Đường thốt nốt người tiểu đường có dùng được không?
13/05/2024
Một trong những khuyến cáo mà người bệnh tiểu đường nào cũng biết đó là hạn chế sử dụng đường trắng. Vậy còn đường thốt nốt người bệnh tiểu đường có…
Chỉ số đường huyết là gì? và đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường
13/05/2024
Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng thì người ta rất khó phát hiện ra bệnh tiểu đường, bởi tùy theo thể trạng từng người mà biểu hiện có thể…