Đậu Hà Lan - Thực phẩm độc đáo giàu dinh dưỡng

30/08/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Đậu Hà Lan là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Vậy đậu Hà Lan có những tác dụng nào, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Ảnh 0- Hình ảnh đậu Hà Lan
Ảnh 0- Hình ảnh đậu Hà Lan

Tác dụng của đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan giúp tăng cường sức khỏe xương khớp 

Nghiên cứu cho thấy trong đậu Hà Lan có chứa tới 44% lượng vitamin K giúp duy trì hàm lượng canxi bên trong xương để giúp xương chắc khỏe, ngoài ra lượng vitamin B trong đậu cũng giúp ngăn ngừa loãng xương. 

Ảnh 1- Đậu Hà Lan giúp tăng cường sức khỏe xương khớp 
Ảnh 1- Đậu Hà Lan giúp tăng cường sức khỏe xương khớp 

Đậu Hà Lan giúp bạn giảm cân

Trong đậu Hà Lan chứa ít chất béo và cũng ít calo so với các loại đậu khác như trong 100g đậu chứa 81 calo nên loại rau này có tác dụng giảm cân rất tốt. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong rau cao khiến bạn có cảm giác no lâu và hạn chế ăn các loại thực phẩm khác dễ gây tăng cân.

Ảnh 2 - Đậu Hà Lan giúp bạn giảm cân
Ảnh 2 - Đậu Hà Lan giúp bạn giảm cân

Đậu Hà Lan giúp da thêm sáng mịn hơn

Trong đậu có chứa một nguồn vitamin C tuyệt vời có vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen làm cho da thêm săn chắc và sáng mịn. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa như flavonoid, catechin, epicatechin, carotenoid và alpha carotene giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

Xem thêm:

Đậu Hà Lan làm mắt sáng hơn

Trong đậu Hà Lan chứa các chất dinh dưỡng như carotenoid lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các bệnh mãn tính như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Đậu Hà Lan tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Đậu Hà Lan rất giàu chất dinh dưỡng như coumestrol có vai trò chống lại và bảo vệ bệnh ung thư dạ dày, còn các chất chiết xuất từ phenolic giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây loét dạ dày như helicobacter pylori. Bên cạnh đó, đậu Hà Lan cũng chứa một lượng lớn đường prebiotic và chất xơ giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Trong quá trình tiêu hóa, đường prebiotic đã trở thành thức ăn cho vi khuẩn probiotic giúp các vi khuẩn có lợi sử dụng loại đường và chuyển đổi chúng thành các sản phẩm có lợi cho cơ thể. 

Ảnh 3- Đậu Hà Lan tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Ảnh 3- Đậu Hà Lan tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Đậu Hà Lan giúp tăng cường hệ miễn dịch

Đậu Hà Lan có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, kẽm, carotenoid (alpha carotene, beta carotene), acid phenolic (acid ferulic và acid caffeic) và coumestrol, flavonoid (catechin, epicatechin) giúp xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Đậu Hà Lan giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Đậu Hà Lan là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI tương đối thấp có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều protein và chất xơ giúp kiểm soát đường huyết và làm chậm quá trình phân hủy carbonhydrate.

Ngoài ra, trong đậu còn chứa các chất dinh dưỡng cao như vitamin A, vitamin C, vitamin K và magie giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Những người bị mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên có một chế độ ăn giàu protein giúp làm giảm lượng đường trong máu sau ăn.

Xem thêm: Nấm lim xanh tốt cho người tiểu đường

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Xem thêm: Tác dụng của rau đắng đối với bệnh tiểu đường

Đậu Hà Lan tăng cường sức khỏe tim mạch

Ảnh 4- Đậu Hà Lan giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Ảnh 4- Đậu Hà Lan giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong đậu Hà Lan có acid béo omega-3 và omega-6 giúp giảm viêm nhiễm, quá trình oxy hóa và ngăn ngừa hình thành các màng xơ vữa. Sự phân hủy và tình trạng viêm của các gốc tự do có thể hình thành các mảng bám dọc thành mạch máu.

Ngoài ra, trong đậu còn chứa hàm lượng chất xơ giúp làm giảm tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL “xấu”, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim khi chúng tăng cao. Đồng thời, các chất khoáng tốt cho tim mạch như magie, canxi và kali hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Đậu Hà Lan ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong đậu Hà Lan chứa các hợp chất saponin có tác dụng rất tốt đối với người bệnh ung thư, làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và có khả năng ức chế sự phát triển của khối u. Ngoài ra, vitamin K trong đậu có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và chống ung thư. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu bạn thường xuyên tiêu thụ loại hạt này, nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm của nó bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Những sự thật thú vị về đậu Hà Lan  

Đặc điểm về đậu Hà Lan

Ảnh 5 - Đặc điểm về đậu Hà Lan
Ảnh 5 - Đặc điểm về đậu Hà Lan
  • Đậu Hà Lan còn được gọi là đậu vườn, thuộc họ thực vật Fabaceae (họ Đậu) có tên Tiếng Anh là Peas, chúng có nguồn gốc từ Trung Đông và Châu Á cho đến ngày nay nó đã được trồng trên toàn thế giới.
  • Đậu Hà Lan thuộc thân cây thấp và mọc leo. Lá đậu gồm 1-3 lá chét, các lá chét có đầu cuống thường biến thành tua cuốn, lá kèm lớn. Quả đậu Hà Lan màu xanh, dẹt, có hạt tròn và nhỏ.
  • Ngoài ra, trong đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ hơn một lát bánh mì nguyên chất, có nhiều vitamin C tương đương với hai quả táo lớn và nhiều protein hơn cả quả trứng hoặc một thìa canh bơ đậu phộng.

Đậu Hà Lan gồm những loại nào?

Ngày nay, đậu Hà Lan được chia thành 3 nhóm chính như sau:

Đậu tuyết 

Ảnh 6-Hình ảnh đậu tuyết
Ảnh 6-Hình ảnh đậu tuyết

Nó được gọi bằng tiếng Pháp là “mangetout” có nghĩa là ăn hết, là một loại được sử dụng nhiều trong các món ăn Trung Quốc. Chúng không có hạt đậu bên trong và có vỏ gần như phẳng, hạt đậu này có thể ăn được cả vỏ và trên thực tế nó trồng để lấy vỏ chứ không phải lấy hạt bên trong.

Đậu Hà Lan (đậu vườn)

Loại đậu này có vỏ xơ và dai nên rất khó tiêu hóa nên khi chế biến hạt đậu này ta nên bỏ vỏ, nó có dạng hình trụ nhẵn và nhiều thịt, tròn trịa và cong. Ngoài ra, loại đậu này rất ngon và bổ dưỡng nên nhiều người thích sử dụng các sản phẩm đã chế biến từ loại rau này.

Đậu Hà Lan đường

Ảnh 7- Hình ảnh đậu Hà Lan đường
Ảnh 7- Hình ảnh đậu Hà Lan đường

Do nó gần giống với đậu Hà Lan nên ta có thể phân biệt chúng bằng một hình dạng của quả đậu, hình trụ rõ nét hơn so với giống đậu vườn. Loại hạt này có hạt trong và đầy đặn như đậu vườn nhưng vỏ của nó giòn, dày và có thể ăn được. Đây là một giống đậu lai giữa đậu vườn đột biến và đậu tuyết, loại này không phải bỏ vỏ trước khi nấu giống đậu tuyết.

Thành phần dinh dưỡng của đậu Hà Lan

Trong đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như 100g khẩu phần ăn có chất xơ 5,6g; hàm lượng protein cao chứa 5,5g; ít calo với 79g trên 100g;

hàm lượng chất béo thấp chỉ 1,6g; carbohydrate 10g. Bên cạnh đó, đậu còn cung cấp một số vitamin và khoáng chất như sắt giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và tạo ra các tế bào hồng cầu, vitamin B giúp chuyển hóa năng lượng từ thức ăn. Ngoài ra, chúng là nguồn cung cấp photpho dồi dào với một khẩu phần 100g cung cấp hơn 20% nhu cầu mỗi ngày. Nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng từ thực vật là zeaxanthin và lutein giúp mang lại những lợi ích cho mắt hơn. 

Ảnh 8-Thành phần dinh dưỡng của đậu Hà Lan
Ảnh 8-Thành phần dinh dưỡng của đậu Hà Lan

Các món ăn từ đậu Hà Lan 

Đậu Hà Lan được chế biến thành nhiều các món ăn ngon khác nhau như sườn nấu đậu Hà Lan, đậu Hà Lan xào, bò hầm đậu Hà Lan,... Sau đây là 2 món ăn bạn có thể tham khảo khi chế biến từ đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan xào

Đây là món ăn mang đậm nét Châu Á với gừng tươi, tương ớt, tương cà, xì dầu, dầu hào và nước cốt chanh.

Nguyên liệu: 300g đậu đông lạnh, 1 thìa gừng nạo, 2 thìa nước cốt chanh,  ½ củ hành tím, 1 tép tỏi lớn, 1 thìa dầu hào, 1 thìa tương cà,  1 thìa nước tương, 2 thìa tương ớt và 1 thìa dầu thực vật.

Cách làm như sau:

Hình ảnh đậu Hà Lan xào
Hình ảnh đậu Hà Lan xào

Gà nấu đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

Cách thực hiện như sau:

Ảnh 10-Gà nấu đậu Hà Lan
Ảnh 10-Gà nấu đậu Hà Lan

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về tác dụng cũng như món ăn ngon của đậu Hà Lan. Nếu bạn cảm thấy những thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)