Mách bạn 3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả

13/04/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Lá trầu không không xa lạ đối với người Việt Nam, thậm chí còn là loại cây được tiêu thụ nhiều nhất, chỉ đứng sau trà và cà phê. Trong các công dụng của lá trầu không, ít ai biết về tác dụng chữa bệnh gout của loại lá này. Tìm hiểu ngay 3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả dưới đây nhé!

Mách bạn 3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả
Mách bạn 3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả

Tổng quan về lá trầu không

Trầu không là cây gì?

Trầu không mọc phổ biến ở nước ta còn có tên gọi khác như trầu cay, thược tương, trầu lương, thổ lâu đằng,...

Tên khoa học là Piper betle L thuộc họ hồ tiêu Piperaceae

Mô tả hình ảnh cây trầu không

Lá trầu không có tên tiếng Anh là Piper Betle, thuộc họ cây dây leo, vị cay, tính ấm, mọc nhiều tại các nước Châu Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia…

Lá trầu không được sử dụng rất nhiều trong y học với công dụng kháng khuẩn với các kháng sinh tự nhiên. Thường sử dụng lá trầu không để chữa các bệnh phụ khoa do nấm, vi khuẩn ở phụ nữ và điều trị các chứng viêm da ở trẻ em.

Bộ phận dùng

Ở Việt Nam trầu không thường được sử dụng lá để ăn trầu, còn khi dùng làm thuốc thường dùng lá tươi hoặc rễ.

Bộ phận dùng của lá trầu không
Bộ phận dùng của lá trầu không

Thành phần hóa học

Lá trầu không có chứa các hoạt chất như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragole, protein, chất béo, canxi, vitamin,...

Trong đó thành phần quan trọng nhất trong lá là đường và tinh dầu hay dùng để xông chữa bệnh.

Tác dụng và công dụng của lá trầu không là gì?

Tinh dầu trong lá trầu không có công dụng ức chế một số vi khuẩn như: tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu tan máu, Staphylococcus albus, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Salmonella typhi… và các chủng nấm hay gặp trong viêm nhiễm phụ khoa như Candida albicans, Aspergillus niger, C. stellatoides,…

Chính vì vậy lá trầu không có một số công dụng được nghiên cứu như:

Làm thuốc giảm đau 

Công dụng giảm đau của lá trầu không được ghi nhận từ xưa đến nay trong các trường hợp bị trầy, xước da, sưng viêm cả bên trong và bên ngoài. Bạn chỉ cần lấy ít lá trầu không giã nát rồi đắp lên vết thương. 

Đối với những trường hợp sưng viêm bên trong như đang mắc bệnh gout bạn có thể lấy lá trầu không đắp trực tiếp đồng thời tiến hành ngâm nước lá trầu không sắc.

Chữa táo bón, chứng khó tiêu

Các chất chống oxy hóa trong lá trầu không giúp khôi phục cân bằng pH trong dạ dày, nhờ đó chứng táo bón được thuyên giảm, dễ nhuận tràng.

Xem thêm:

Hạn chế các cơn đau do đầy hơi

Lá trầu không còn được dùng để cải thiện các chứng trào ngược dạ dày do hoạt chất trong lá giúp cân bằng lượng acid trong dạ dày giữ cho tá tràng luôn an toàn phòng tránh sự tấn công của gốc tự do và các chất độc, làm dịu cảm giác đầy hơi ngăn ngừa tình trạng trào ngược. 

Bảo vệ sức khỏe răng miệng, chữa đau răng

Lá trầu không chữa đau răng
Lá trầu không chữa đau răng

Dân gian thường quen với việc nhai lá trầu không đặc biệt ở người già bởi vì lá trầu không có thể chữa hôi miệng, làm dịu cơn đau răng. 

Ngoài ra, có thể đun sôi nước lá trầu không với muối để súc miệng hàng ngày cũng là biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả.

Lá trầu không chữa ho, chữa viêm phế quản

Trong lá trầu không có rất nhiều chất kháng viêm, kháng sinh mạnh tự nhiên giúp chữa ho khá hiệu quả. Không những làm giảm ho mà còn giúp tan đờm khá tốt. Bạn chỉ cần đun lá trầu không với ít đinh hương và nhục đậu khấu đem lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày là tình trạng sẽ thuyên giảm nhanh.

Lá trầu không trị ngứa vùng kín, viêm nhiễm âm đạo

Các chị em chắc còn không xa lạ với các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chiết xuất từ lá trầu không cũng như bài thuốc xông rửa vùng kín từ lá trầu không phải không?

Lá trầu không có các hoạt tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt giúp trị nấm ở những vùng thường xuyên ẩm ướt như vùng kín, bẹn,... đây là biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và hết sức rẻ tiền bạn có thể tự làm tại nhà.

Vì sao lá trầu không có thể dùng để chữa bệnh gout?

Trong Đông y, bệnh gout còn được gọi với cái tên khác là thống phong. Đây là căn bệnh gây ra những triệu chứng viêm, sưng khớp rất dữ dội khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển.

Ngoài những cách điều trị bệnh gout bằng Tây y mà bác sĩ chỉ định, rất nhiều người bệnh đã tìm đến những phương pháp chữa bệnh gout bằng thuốc nam sử dụng các loại cây thảo dược. Trong đó, lá trầu không là loại cây chữa bệnh gout hiệu quả mà ít người biết tới.

Lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả
Lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả

Bên cạnh đó, chiết xuất từ lá trầu không có chứa các hoạt chất như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragole ... Đây là chất có tác dụng chống viêm khớp, phục hồi các khớp bị tổn thương, đồng thời làm giảm đau thần kinh.

Đặc biệt lá trầu không có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thụ khoáng chất, vitamin tốt hơn, giúp đào thải độc tố dễ dàng. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho thấy, sử dụng chiết xuất từ lá cây trầu không có thể hạ axit uric máu, giảm sưng, viêm và đau khớp do gout. Từ đó, có thể điều trị bệnh gout và ngăn ngừa bệnh gout mãn tính.

3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả

Có rất nhiều cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout, tùy vào điều kiện mà người bệnh áp dụng những cách phù hợp với mình.

Lá trầu không và nước dừa xiêm

Ngoài những công dụng của lá trầu không kể trên, dừa xiêm cũng là thành phần trong bài thuốc kết hợp lá trầu không để chữa gout. Nước dừa sẽ giúp cân bằng quá trình trao đổi chất, giải độc, kháng viêm, chống oxy hóa, giảm các chất tạo thành axit lactic có thể làm nặng thêm bệnh gout. Uống nước dừa giúp cải thiện tình trạng bất thường của thận, loại bỏ axit uric tăng.

Kết hợp lá trầu không và nước dừa xiêm chữa bệnh gout
Kết hợp lá trầu không và nước dừa xiêm chữa bệnh gout

Để chữa bệnh gout bằng lá trầu không và dừa, hãy thực hiện cách sau:

  • Dùng 100g lá trầu không tươi rửa sạch, thái sợi nhuyễn.
  • Quả dừa xiêm cắt nắp nhỏ, nếu nhiều nước quá có thể bỏ bớt.
  • Cho lá trầu không vào trong quả dừa, ngâm với nước dừa trong 30 phút, lọc lấy nước uống trước khi ăn sáng. Thực hiện liên tục trong 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng đau nhức và sưng khớp giảm nhanh.

Bài thuốc ngâm bằng lá trầu không

Đây là cách đơn giản nhất mà người bị bệnh gout có thể áp dụng tại nhà khi muốn dùng lá trầu không chữa bệnh gout. Chỉ cần dùng 10 lá trầu không tươi rửa sạch, vò nát, nấu chung với 1.5 lít nước. Khi nước sôi, tắt bếp và để nước nguội khoảng 50 độ C. Ngầm vùng khớp bị sưng vào nước trầu không để giảm đau và sưng khớp. Có thể bỏ vào thêm một ít muối ăn để tăng hiệu quả.

Với bài thuốc ngâm bằng lá trầu không này, người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tình trạng đau nhức khớp do gout sẽ giảm hẳn, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Đắp lá trầu không chữa bệnh gout

Ngoài cách uống nước lá trầu không và ngâm chân với lá trầu không thì đắp lá trầu không cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Để giảm các cơn đau và sưng khớp do gout, hãy giã nát 5 – 10 lá trầu không tươi, dùng phần bã đắp vào vùng khớp bị sưng, dùng gạc y tế băng lại. Hoặc người bệnh có thể hơ nóng lá trầu không và chườm lên vùng khớp bị sưng.

Xay hoặc giã lá trầu không đắp lên vùng khớp bị đau gout
Xay hoặc giã lá trầu không đắp lên vùng khớp bị đau gout

Hỗ trợ điều trị gout bằng sản phẩm từ thảo dược

Mặc dù lá trầu không mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh gout và giảm các cơn đau gout. Tuy nhiên, không phải người bị gout nào cũng có thời gian, điều kiện để thực hiện các bài thuốc chữa gout bằng lá trầu không.

Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn cho việc điều trị bệnh gout, rất nhiều người bệnh chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược. Trong đó, cao gắm là sản phẩm được chú ý nhất.

Sản phẩm Cao gắm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên
Sản phẩm Cao gắm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên

Viên uống Cao gắm được bào chế dưới dạng viên nén thuận tiện cho người bệnh có thể sử dụng bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào, không mất thời gian đun nấu như cách dùng lá trầu không.

Tinh chất cây dây gắm được cô đặc có trong Cao gắm được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hỗ trợ làm giảm axit uric máu, bổ can thận, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do gout.

Cao gắm không chỉ là sản phẩm tự nhiên an toàn cho người bị gout mà còn là cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh gout hiệu quả. Được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP - WHO, Cao gắm là giải pháp hữu hiệu cho người bị gout, giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh gout mà không để lại tác dụng phụ.

Hy vọng với 3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout trên đây, người bị bệnh gout có thể áp dụng và điều trị bệnh hiệu quả. Để được tư vấn thêm về công dụng và cách dùng viên Cao gắm, hãy liên hệ tới hotline 02163 541 383 để được hỗ trợ miễn phí.

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 4.6 (19 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
 Dọc mùng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
26/04/2024
Dọc mùng - cái tên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nguyên liệu này thường được biết là món ăn trong bữa cơm gia đình, rau dọc mùng. Tuy…
Cây khế rừng - Thảo dược vàng cho sức khỏe, hỗ trợ trị gout
25/04/2024
Cây khế rừng là thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao…