Măng tây và những tác dụng tuyệt vời của nó

07/06/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Măng tây là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và được chế biến với thành các món xào hấp dẫn. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu hết về thực phẩm này chưa? Măng tây là gì và công dụng của nó như thế nào? Hãy cùng Duockienminh.vn tìm hiểu kỹ hơn về loại thực phẩm này nhé.

1. Tìm hiểu chung về măng tây

1.1. Măng tây là gì?

Ảnh 1: Măng tây là gì?
Ảnh 1: Măng tây là gì?

Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis, là cây thân thảo, hình dáng giống như ngọn giáo, khá giòn và ngon. Nó có nguồn gốc từ Bắc Phi, Tây Á và Châu Âu. Hiện nay, măng tây được trồng ở nhiều khu vực khác nhau và chúng được sử dụng như một loại rau rất ngon.

Thân rễ: dày, xốp, có bộ rễ dài màu nâu với đường kính khoảng 5 - 6cm.  

Hoa: hình chuông, nhỏ và dài khoảng 6mm, có màu xanh lục, thường mọc thành nhóm (4 - 6 cái) dưới nách lá.

Quả: hình cầu, màu đỏ, quả dày

Xem thêm:

1.2. Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Măng tây được đánh giá là loại cây mang nhiều giá trị dinh dưỡng, được sử dụng làm thực phẩm cũng như có công dụng rất tốt trong điều trị bệnh.

Theo nghiên cứu của FoodData, cứ 100 gam măng tây sống chứa

Và rất nhiều khoáng chất khác nữa.

Như vậy, măng tây mang trong mình rất nhiều giá trị dinh dưỡng và bổ dưỡng cho con người

1.3. Măng tây được chia thành mấy loại?

Ảnh 2: Măng tây được chia thành mấy loại
Ảnh 2: Măng tây được chia thành mấy loại

Dựa vào màu sắc mà người ta chia măng tây thành 3 loại khác nhau

Tuy măng tây trắng được cho là ngon nhất trong 3 loại, nhưng măng tây xanh lại được sử dụng nhiều hơn do được trồng phổ biến và giá thành rẻ hơn.

Tin liên quan

2. Măng tây có tác dụng gì?

Với các thành phần dinh dưỡng như trên, măng tây có nhiều công dụng trong điều trị bệnh

2.1. Hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất 

Ảnh 3: Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Ảnh 3: Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Trong măng tây, hàm lượng folate khá cao nên giúp các bà bầu tránh được tình trạng dị tật thai nhi và tình trạng suy dinh dưỡng sau khi chào đời. 

Folate là chất cần thiết và quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Hơn nữa, hoạt chất này giúp phụ nữ mang thai tiểu tiện thuận lợi hơn để giảm các biến chứng phù nề (hoặc giữ nước trong các mô của cơ thể).

2.2. Giảm các triệu chứng do kinh nguyệt

Trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhiều người thường có cảm giác đầy hơi. Do đó, khi sử dụng măng tây giúp làm giảm đi triệu chứng này. Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng có trong măng tây giúp làm giảm tình trạng trầm cảm, mệt mỏi và đau bụng do kinh nguyệt. Nguyên nhân là do kiểm soát tốt lượng máu bị mất và duy trì sự cân bằng hormon trong thời kỳ kinh nguyệt.

2.3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Ảnh 4: Măng tây giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả
Ảnh 4: Măng tây giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả

Măng tây có chứa hàm lượng innulin - hoạt chất này tạo điều kiện cho hệ thống đường ruột hoạt động hiệu quả. Innulin hỗ trợ cải thiện đường tiêu hóa thông qua kích thích sự phát triển của một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Bifidobacteria và Lactobacilli. 

Hơn nữa, trong măng tây còn chứa một lượng chất xơ dồi dào nên có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ đường ruột hoạt động thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng táo bón và đầy hơi. Ngoài ra, chất xơ góp phần giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

2.4. Bảo vệ thị lực

Do chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, măng tây có khả năng bảo vệ thị lực hiệu quả. Ngoài ra, chất chống oxy hóa bảo vệ võng mạc khỏi ảnh hưởng của các gốc oxy hóa tự do.

2.5. Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính và gây ra một số triệu chứng viêm khớp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng măng tây có khả năng chống viêm, giảm đau và tăng cường hoạt động của các khớp bị viêm.

2.6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ảnh 5: Măng tây giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Ảnh 5: Măng tây giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Vào năm 2012, kết quả của một cuộc nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, chiết xuất măng tây có khả năng chống lại bệnh tiểu đường đồng thời cải thiện bài tiết insulin.

Bên cạnh đó, nghiên cứu trên cơ thể chuột được công bố trên tạp chí Sinh học thực nghiệm Ấn Độ cho rằng ở giai đoạn đầu tiên của bệnh tiểu đường, sử dụng măng tây có thể cải thiện hoạt động của thận.

Nhờ khoáng chất crom mà khi sử dụng măng tây giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó, nồng độ glucose máu được duy trì ổn định, kiểm soát sự điều tiết insulin, mang lại hiệu quả tốt trong bệnh tiểu đường.

2.7. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hàm lượng rutin có trong măng tây có khả năng chống viêm, sử dụng trong điều trị bệnh trĩ đồng thời ngăn ngừa đông máu.

Bên cạnh đó, rutin giúp tăng tính thấm mao mạch ngăn ngừa biến chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, lượng cholesterol đồng thời duy trì sức khỏe hệ tim mạch.

2.8.Tốt cho sức khỏe hệ thần kinh

Ảnh: măng tây tốt cho hệ thần kinh
Ảnh: Măng tây tốt cho sức khỏe của hệ thần kinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thành phần phytoestrogen có trong măng tây giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, Alzheimer,...

2.9. Làm đẹp da

Trong măng tây có chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C. Đây là 2 chất chống oxy hóa hàng đầu giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Hơn nữa, vitamin C có tác dụng tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein ngăn ngừa sự lão hóa da và nâng đỡ da.

2.10. Tốt cho sức khỏe hệ hô hấp

Rễ măng tây giúp chữa khản tiếng, ho, đau rát cổ họng.

Ngoài ra, măng tây còn có một số tác dụng sau

3. Măng tây làm gì ngon?

Măng tây được sử dụng để làm thức ăn, là một món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày.

Sơ chế măng tây

Lựa chọn những chồi măng dày, ngon và tươi. Sau đó sơ chế sạch sẽ bằng cách loại bỏ phần cuống già, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ đất cát, cắt khúc dài ngắn tùy theo từng món chế biến. Nếu măng già, hãy tước bỏ phần vỏ nhé.

Đun sôi nồi nước, cho măng tây vào đến khi tái, vớt ra và thả ngay vào nước lạnh giúp măng tây giữ được màu sắc đẹp nhất.

Măng tây sau khi sơ chế được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn. Cùng tham khảo những cách chế biến măng tây để tạo nên từng món ăn ngon miệng nhé.

3.1. Măng tây xào thịt bò

Ảnh 7: Món măng tây xào thịt bò
Ảnh 7: Món măng tây xào thịt bò

Chuẩn bị

Cách thực hiện

3.2. Măng tây xào nấm

Chuẩn bị:

Cách thực hiện

3.3. Măng tây xào tôm

Ảnh 9: Măng tây xào tôm
Ảnh 8: Măng tây xào tôm

Chuẩn bị

Cách chế biến

3.4. Măng tây luộc

Măng tây sau khi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. 

Đun sôi nước, cho măng tây vào nồi và thêm một chút muối để màu xanh được giữ nguyên. Sau khi nước sôi để 2 - 3 phút rồi tắt bếp.

Vớt măng tây ra 1 bát nước đá. Như vậy, măng tây sẽ giữ được độ giòn, ngọt và xanh đẹp mắt.

4. Ăn măng tây có tốt cho bà bầu không?

Ảnh 10: Ăn măng tây có tốt cho bà bầu không?
Ảnh 9: Ăn măng tây có tốt cho bà bầu không?

Măng tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng giúp nâng cao sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bà bầu ăn măng tây tốt cho sự phát triển của thai nhi nếu sử dụng đúng cách và vừa đủ.

Bà bầu thường xuyên sử dụng măng tây sẽ cải thiện rõ rệt khả năng sản xuất insulin ở tuyến tụy. Nhờ vậy mà giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, nhờ những thành phần dinh dưỡng có trong măng tây, thai nhi sẽ phát triển toàn diện hơn, cả về thể lực và trí não, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. 

Mẹ bầu có thể luộc, hấp hay làm nguyên liệu trong một số món salat,...theo sở thích. Thế nhưng, không nên nấu quá lâu sẽ làm giảm lượng folate có trong măng tây.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về măng tây và những công dụng của nó. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có thêm sự hiểu biết về thực phẩm bổ dưỡng này cùng với cách chế biến các món măng tây xào thơm ngon.

Đừng để tiểu đường là gánh nặng của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline để được tư vấn.

02163541383

Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy chia sẻ nó cho mọi người. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)