“Bật mí” các món ăn cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết

30/05/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Các món ăn cho người tiểu đường nào mang yếu tố cải thiện bệnh? Thực phẩm nào có giá trị dinh dưỡng tối ưu để cung cấp các chất thiết yếu cho người bị tiểu đường? Hãy đồng hành cùng chúng tôi để khám phám các món ăn này nhé.

Bệnh tiểu đường sẽ đi cùng người bệnh qua những năm tháng tiếp theo. Do đó, để sống chung “hòa bình” với nó, bệnh nhân cần điều trị lâu dài bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy các món ăn cho người tiểu đường nào tốt và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu? Tham khảo ngay nào.

Các món ăn cho người tiểu đường
Các món ăn cho người tiểu đường

Các món ăn cho người tiểu đường từ gạo

1. Cháo bột sắn dây

Bột sắn dây có tính hàn, tán nhiệt, ít đường, nhiều chất xơ nên rất an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Một số thành phần trong sắn dây có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể, ngăn chặn tốt biến chứng võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Xem thêm:

Trong các món ăn dành cho người tiểu đường, cháo từ bột sắn dây vừa ăn lại vừa có công dụng hiệu quả.

Chế biến:

  • Lấy 50 gram gạo tẻ ngâm nước 01 đêm, vo rửa sạch rồi nấu thành cháo đặc. Khi cháo đã nhuyễn, hòa 30 gram bột sắn dây với nước rồi cho vào cháo.
  • Ăn cháo bột sắn dây vào buổi sáng vừa tốt cho dạ dày, vừa tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vừa tốt cho những đối tường bệnh cao huyết áp.

2. Cháo bí đao

Công dụng của món ăn cho người tiểu đường này là: cháo bí đao giúp kiện tỳ lợi tiểu, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo béo phì và thân mình nặng nề.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 01 trái bí đao (khoảng 100g): gọt vỏ, bổ làm bốn và cắt miếng nhỏ, 1/2 lon gạo tẻ: vo sạch và để ráo, 01 muỗng cà phê muối.
  • Rang gạo để chín một phần. Sau đó, cho thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo bắt đầu nở, cho bí đao vào nấu cùng. Khi cháo mềm, cho thêm muối vào và tắt bếp.

3. Cơm kê

Công dụng của món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường dùng làm bữa sáng.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 01 lon kê (dùng lon sữa bò để đong): ngâm trong nước khoảng 3 tiếng trước khi nấu, vài lá dứa.
  • Sau khi ngâm, đem rửa kê lại một lần nữa trước khi đồ thành xôi. Khi kê chín, cho lá dứa lên trên mặt, đồ thêm khoảng 5 phút để xôi dẻo và có mùi thơm.
Cháo bột sắn
Cháo bột sắn

Các món ăn xào

4. Khổ qua xào thịt nạc

Khổ qua (mướp đắng) giàu protein và vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch và góp phần ngăn ngừa tế bào ung thư. Thực phẩm này còn giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và ổn định đường huyết hiệu quả. Do đó, khổ qua được các bác sĩ khuyên dùng cho người bị tiểu đường. 

Chế biến:

  • 300 gram khổ qua bào lát mỏng xào với 100 gram thịt nạc heo, nêm một ít gia vị gồm: muối, bột ngọt cho vừa ăn.
  • Nên dùng khổ qua rừng để đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, còn có thể chế biến khổ qua thành các món ăn khác như khổ qua nhồi thịt, luộc chấm mắm, ăn sống…

Món khổ qua xào thịt nạc chế biến đơn giản, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung món khổ qua xào vào bữa ăn hàng ngày để cân bằng đường huyết, giảm mỡ máu, cải thiện tình trạng bệnh.

5. Thịt heo xào hành tây

Công dụng của món ăn này giúp ích thận, hạ đường huyết, phù hợp để dùng cho người mắc bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan hoặc mắc kèm bệnh thận, bàng quang.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 02 củ hành tây: lột vỏ và thái múi cau.
  • 100g thịt nạc: thái mỏng
  • Đầu hành lá: rửa sạch và băm nhỏ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê tương, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng canh dầu
  • Phi thơm đầu hành với ít dầu nóng, sau đó cho thịt heo vào xào săn. Khi thịt chuyển săn, cho tiếp phần hành tây vào đảo đều. Nấu khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị và tiếp tục đảo đều thêm lần nữa trước khi tắt bếp.

6. Giá đỗ xào

Giá đỗ xào dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Chế biến:

  • Chuẩn bị giá đỗ xanh 500g, 01 ít dầu thực phẩm. Gia vị: ½ muỗng café muối, ½ muỗng café bột ngọt.
  • Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn.
Giá đỗ xào
Giá đỗ xào

Các món canh và súp

7. Canh tía tô, rau thơm

Công dụng món canh tía tô giúp tán hàn giải biểu, dùng cho người bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 10g mỗi loại gia vị: húng quế, húng lủi, kinh giới…, 30g tía tô: nhặt lấy lá, 100g tôm nõn.
  • Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi.
  • Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín. Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa. Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.

8. Canh thịt dê, đậu hũ

Canh thịt dê, đậu hũ thích hợp dùng cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 01 lá phổi dê: rửa sạch với nước muối và thái lát mỏng
  • 100g thịt dê: rửa sạch với nước muối pha gừng và thái mỏng
  • 3 bìa đậu phụ: cắt miếng vuông
  • 1 củ gừng: gọt vỏ và thái lát mỏng
  • 1 nhúm lá tía tô: rửa sạch và thái nhuyễn
  • Ít muối và bột ngọt
  • Luộc thịt dê, phổi dê với vài lát gừng và gia vị. Khi thịt chín mềm, cho đậu phụ vào nấu cùng. Sau khoảng 3 phút, nêm lại gia vị, rắc tía tô vào và tắt bếp.

9. Súp bào ngư, củ cải, cà rốt

Các món ăn cho người tiểu đường phải kể đến loại súp này, vì nó có thể thích hợp cho mọi loại bệnh tiểu đường, kể cả phụ nữ mang thai.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 20g bào ngư tươi: rửa với ít rượu và gừng để khử tanh, sau đó thái mỏng
  • 50g tôm nõn
  • 1 củ cà rốt và 1 củ cải: gọt vỏ và thái hạt lựu
  • Vài lát gừng: thái sợi nhuyễn
  • Gia vị: hành tím băm1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt
  • Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm nõn vào xào săn. Thêm nước để nấu thành nước dùng. Khi tôm tiết hết chất ngọt, cho cà rốt và củ cải vào nấu thêm khoảng 15 phút. Sau cùng, khi nước dùng sôi già, cho bào ngư vào nấu cùng và nêm nếm lại gia vị.
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt

Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Vì thế, để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, trên đây chúng tôi đã giới thiệu các món ăn cho người tiểu đường đầy đủ dưỡng chất, bệnh nhân nên lựa chọn và đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày.

>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

 

Các món ăn cho người tiểu đường nào mang yếu tố cải thiện bệnh? Thực phẩm nào có giá trị dinh dưỡng tối ưu để cung cấp các chất thiết yếu cho người bị tiểu đường? Hãy đồng hành cùng chúng tôi để khám phám các món ăn này nhé.

Bệnh tiểu đường sẽ đi cùng người bệnh qua những năm tháng tiếp theo. Do đó, để sống chung “hòa bình” với nó, bệnh nhân cần điều trị lâu dài bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy các món ăn cho người tiểu đường nào tốt và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu? Tham khảo ngay nào.

Các món ăn cho người tiểu đường

Các món ăn cho người tiểu đường từ gạo

1. Cháo bột sắn dây

Bột sắn dây có tính hàn, tán nhiệt, ít đường, nhiều chất xơ nên rất an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Một số thành phần trong sắn dây có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể, ngăn chặn tốt biến chứng võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Xem thêm:

Trong các món ăn dành cho người tiểu đường, cháo từ bột sắn dây vừa ăn lại vừa có công dụng hiệu quả.

Chế biến:

  • Lấy 50 gram gạo tẻ ngâm nước 01 đêm, vo rửa sạch rồi nấu thành cháo đặc. Khi cháo đã nhuyễn, hòa 30 gram bột sắn dây với nước rồi cho vào cháo.
  • Ăn cháo bột sắn dây vào buổi sáng vừa tốt cho dạ dày, vừa tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vừa tốt cho những đối tường bệnh cao huyết áp.

#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN

2. Cháo bí đao

Công dụng của món ăn cho người tiểu đường này là: cháo bí đao giúp kiện tỳ lợi tiểu, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo béo phì và thân mình nặng nề.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 01 trái bí đao (khoảng 100g): gọt vỏ, bổ làm bốn và cắt miếng nhỏ, 1/2 lon gạo tẻ: vo sạch và để ráo, 01 muỗng cà phê muối.
  • Rang gạo để chín một phần. Sau đó, cho thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo bắt đầu nở, cho bí đao vào nấu cùng. Khi cháo mềm, cho thêm muối vào và tắt bếp.

3. Cơm kê

Công dụng của món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường dùng làm bữa sáng.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 01 lon kê (dùng lon sữa bò để đong): ngâm trong nước khoảng 3 tiếng trước khi nấu, vài lá dứa.
  • Sau khi ngâm, đem rửa kê lại một lần nữa trước khi đồ thành xôi. Khi kê chín, cho lá dứa lên trên mặt, đồ thêm khoảng 5 phút để xôi dẻo và có mùi thơm.
Cháo bột sắn

Các món ăn xào

4. Khổ qua xào thịt nạc

Khổ qua (mướp đắng) giàu protein và vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch và góp phần ngăn ngừa tế bào ung thư. Thực phẩm này còn giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và ổn định đường huyết hiệu quả. Do đó, khổ qua được các bác sĩ khuyên dùng cho người bị tiểu đường. 

Chế biến:

  • 300 gram khổ qua bào lát mỏng xào với 100 gram thịt nạc heo, nêm một ít gia vị gồm: muối, bột ngọt cho vừa ăn.
  • Nên dùng khổ qua rừng để đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, còn có thể chế biến khổ qua thành các món ăn khác như khổ qua nhồi thịt, luộc chấm mắm, ăn sống…

Món khổ qua xào thịt nạc chế biến đơn giản, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung món khổ qua xào vào bữa ăn hàng ngày để cân bằng đường huyết, giảm mỡ máu, cải thiện tình trạng bệnh.

5. Thịt heo xào hành tây

Công dụng của món ăn này giúp ích thận, hạ đường huyết, phù hợp để dùng cho người mắc bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan hoặc mắc kèm bệnh thận, bàng quang.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 02 củ hành tây: lột vỏ và thái múi cau.
  • 100g thịt nạc: thái mỏng
  • Đầu hành lá: rửa sạch và băm nhỏ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê tương, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng canh dầu
  • Phi thơm đầu hành với ít dầu nóng, sau đó cho thịt heo vào xào săn. Khi thịt chuyển săn, cho tiếp phần hành tây vào đảo đều. Nấu khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị và tiếp tục đảo đều thêm lần nữa trước khi tắt bếp.

6. Giá đỗ xào

Giá đỗ xào dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Chế biến:

  • Chuẩn bị giá đỗ xanh 500g, 01 ít dầu thực phẩm. Gia vị: ½ muỗng café muối, ½ muỗng café bột ngọt.
  • Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn.
Giá đỗ xào

Các món canh và súp

7. Canh tía tô, rau thơm

Công dụng món canh tía tô giúp tán hàn giải biểu, dùng cho người bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 10g mỗi loại gia vị: húng quế, húng lủi, kinh giới…, 30g tía tô: nhặt lấy lá, 100g tôm nõn.
  • Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi.
  • Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín. Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa. Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.

8. Canh thịt dê, đậu hũ

Canh thịt dê, đậu hũ thích hợp dùng cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 01 lá phổi dê: rửa sạch với nước muối và thái lát mỏng
  • 100g thịt dê: rửa sạch với nước muối pha gừng và thái mỏng
  • 3 bìa đậu phụ: cắt miếng vuông
  • 1 củ gừng: gọt vỏ và thái lát mỏng
  • 1 nhúm lá tía tô: rửa sạch và thái nhuyễn
  • Ít muối và bột ngọt
  • Luộc thịt dê, phổi dê với vài lát gừng và gia vị. Khi thịt chín mềm, cho đậu phụ vào nấu cùng. Sau khoảng 3 phút, nêm lại gia vị, rắc tía tô vào và tắt bếp.

#QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM

9. Súp bào ngư, củ cải, cà rốt

Các món ăn cho người tiểu đường phải kể đến loại súp này, vì nó có thể thích hợp cho mọi loại bệnh tiểu đường, kể cả phụ nữ mang thai.

Chế biến:

  • Chuẩn bị 20g bào ngư tươi: rửa với ít rượu và gừng để khử tanh, sau đó thái mỏng
  • 50g tôm nõn
  • 1 củ cà rốt và 1 củ cải: gọt vỏ và thái hạt lựu
  • Vài lát gừng: thái sợi nhuyễn
  • Gia vị: hành tím băm1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt
  • Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm nõn vào xào săn. Thêm nước để nấu thành nước dùng. Khi tôm tiết hết chất ngọt, cho cà rốt và củ cải vào nấu thêm khoảng 15 phút. Sau cùng, khi nước dùng sôi già, cho bào ngư vào nấu cùng và nêm nếm lại gia vị.
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt

Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Vì thế, để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, trên đây chúng tôi đã giới thiệu các món ăn cho người tiểu đường đầy đủ dưỡng chất, bệnh nhân nên lựa chọn và đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày.

>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

 

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

Tin liên quan

Cây sương sáo - Tác dụng, bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
26/04/2024
Cây sương sáo không chỉ là món thạch giải nhiệt hấp dẫn trong mùa hè mà còn là một thảo dược quý được dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác…
Bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm mà bạn nên biết
25/04/2024
Nhiều người còn chưa hiểu rõ về bảng chỉ số đường huyết đặc biệt là bảng chỉ số đường huyết thực phẩm dành cho người tiểu đường. Vậy hãy cùng Kiên…
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
23/04/2024
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng…