Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường - bạn có biết?

06/01/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường cần phải bao gồm những gì? Các hàm lượng dưỡng chất sẽ đạt ở mức nào và khẩu phần ăn mỗi ngày nên giới hạn trong bao nhiêu? Các vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Nếu muốn an toàn khi sống chung với bệnh, cần phải có một nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường một cách hợp lý. Đó là một trong những yếu tố hàng đầu giúp khắc phục tình trạng bệnh và biến chứng nguy hiểm từ bệnh gây ra.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường

Nếu như trước đây, bạn có thể thoải mái ăn những món mình thích vào thời gian mà bạn muốn. Bạn cũng có thể tùy ý ăn nhiều, ăn ít, ăn cay, ăn ngọt… mà không bận tâm đến điều gì. Nhưng một khi đã bị bệnh tiểu đường “gọi tên”, bạn bắt buộc phải bỏ toàn bộ những thói quen “xấu” ấy. Và quan trọng hơn, bạn sẽ phải tuân thủ theo những quy tắc dưới đây:

  • Cần phải uống đủ nước trong một ngày (nước lọc hoặc một chút nước ép trái cây). Ước chừng khoảng 40ml/ 1kg cân nặng.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không được để đói quá hoặc no quá.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thêm các bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm.
  • Không nên thay đổi đột ngột lượng thức ăn đi vào cơ thể hằng ngày.
  • Không được kiêng khem quá mức mà vẫn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất (đạm, đường bột, protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất…) cho cơ thể.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, tránh nằm hoặc ngồi một chỗ sau khi ăn.
  • Tuyệt đối không nên bỏ bữa.
Người tiểu đường nên ăn đúng bữa, đúng hàm lượng và vận động thường xuyên
Người tiểu đường nên ăn đúng bữa, đúng hàm lượng và vận động thường xuyên

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 có thể được khống chế nếu như có một nguyên tắc xây dựng chế độ ăn một cách hợp lý.

Chế độ ăn cho người tiểu đường hoàn toàn khác với chế độ ăn kiêng hoặc ăn ít như mọi người vẫn thường nghĩ. Người tiểu đường đương nhiên cần hạn chế một số loại thực phẩm nhưng vẫn sẽ đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đừng nên nghĩ mắc bệnh tiểu đường sẽ phải nhịn ăn hoặc ăn ít, đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Xem thêm:

Dưới đây là nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường Type 2 theo từng nhóm thực phẩm cụ thể:

1. Với nhóm tinh bột

Người bệnh tiểu đường type 2 không cần kiêng hoàn toàn tinh bột. Điều này sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, không có đủ năng lượng để hoạt động. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm từ tinh bột một cách vừa phải.

Có 2 loại tinh bột: tinh bột dạng phức và tinh bột dạng đơn.

  • Tinh bột dạng phức sẽ cho phép mức glucose trong máu tăng chậm hơn nên đây là nhóm được bệnh nhân tiểu đường sử dụng nhiều hơn.

Tinh bột dạng phức còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cực kỳ có lợi cho người tiểu đường. Nó xuất hiện trong các loại thực phẩm như: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, yến mạch, chùm ngây, đậu đỏ, đậu nành, bơ, bí đỏ, sắn dây…

  • Tinh bột dạng đơn có nhiều trong gạo trắng, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều cơm và các loại bột mì, bánh mì, bún, miến…

2. Với nhóm đạm

Nhiều người nhầm tưởng rằng tiểu đường chỉ nên ăn nhiều rau, kiêng thịt cá. Điều này không chính xác. Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ thì người tiểu đường cần lượng đạm nhiều hơn từ 3 – 5% so với người bình thường.

Để bổ sung đủ đạm, bệnh nhân cần thường xuyên ăn những thực phẩm sau: thịt nạc, trứng, thịt gà không da, cá trích, cá hồi, cá thu.

Lưu ý, với những bệnh nhân bị tiểu đường đã chuyển sang giai đoạn suy thận thì nên ăn ít hơn từ 10 – 15% lượng thức ăn hàng ngày để giảm gánh nặng cho thận.

3. Với nhóm chất béo

Có 2 loại chất béo mà cơ thể vẫn hấp thụ thường ngày là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.

  • Chất béo bão hòa được xem là có hại vì có thể gây nghẽn mạch máu, không tốt trong chế độ ăn cho người tiểu đường type 2. Chất béo xấu này có trong sữa tươi, phô mai, kem, bơ…
  • Chất béo không bão hòa có thể làm giảm lượng cholesterol và là lượng acid béo cần thiết cho cơ thể. Người bệnh có thể tìm thấy loại này trong dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè. 

4. Với nhóm rau, củ, quả

Đây có lẽ là nhóm thức ăn được “ưu tiên” nhiều nhất trong nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2. Các bác sĩ còn khuyên rằng, 50% khẩu phần ăn của người tiểu đường trong 1 ngày nên là rau xanh và trái cây.

Việc bổ sung rau xanh, trái cây sẽ cung cấp một lượng lớn các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó giảm lượng đường vào trong máu xuống mức tối đa. Hơn thế, nhiều loại rau xanh còn chứa lượng lớn magie, có thể kích thích sản sinh thêm insulin hoặc giúp insulin hoạt động tốt hơn. Điều này rất có ích trong việc hòa tan đường trong máu.

Một số loại rau và trái cây nên ăn thường xuyên là: rau cải, dưa leo, súp lơ, táo, đào, mơ, cam, chuối, nho… Nhưng lưu ý là chỉ nên ăn rau luộc – hấp – salad hoặc hoa quả tươi.

Người bị tiểu đường cần có một chế ăn khoa học
Người bị tiểu đường cần có một chế ăn khoa học

Những lưu ý cần thiết khi lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Bước đầu tiên mà người bệnh tiểu đường cần ghi nhớ là phải tính toán được nhu cầu năng lượng hằng ngày dựa trên cân nặng lý tưởng và cường độ lao động.

  • Nếu bạn làm công việc nhẹ nhàng như nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng, nhu cầu năng lượng khoảng 25 kcal/kg.
  • Với cường độ công việc cao hơn như đi chợ, tham gia hoạt động xã hội thì nhu cầu năng lượng là 30 kcal/kg.
  • Với người lao động nặng khoảng 35 kcal/kg.
  • Nếu bạn là người gầy muốn tăng cân, hoặc người đang bị dư cân, tổng năng lượng trong ngày có thể cộng trừ 300 - 500 kcal.

Điều thứ hai bạn cần ghi nhớ, đó là trong một bữa ăn nên đầy đủ các chất bột đường, đạm, mỡ và chất xơ. Bạn có thể chia thức ăn thành 3 phần trong đó:

  • Một nửa hoàn toàn là chất xơ và rau;
  • 1/4 là đạm + chất béo và mỡ
  • Còn lại 1/4 là cơm (hoặc các thực phẩm thay thế cơm như bún, miến, cháo, phở, khoai lang, khoai tây…).
Lên riêng một danh sách món ăn để có một sức khỏe tốt
Lên riêng một danh sách món ăn để có một sức khỏe tốt

Như vậy, dựa vào các thông tin trên, chúng ta đã có được đầy đủ nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường một cách khoa học và hợp lý rồi. Người bệnh chỉ cần dựa vào đó và đưa vào thực đơn của mình những món cần thiết để tăng cường sức khỏe và duy trì mức an toàn cho đường huyết nhé.

>> Xem thêm: Chỉ số glycemic index và glycemic load – tiểu đường nên ăn gì?

 

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường cần phải bao gồm những gì? Các hàm lượng dưỡng chất sẽ đạt ở mức nào và khẩu phần ăn mỗi ngày nên giới hạn trong bao nhiêu? Các vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Nếu muốn an toàn khi sống chung với bệnh, cần phải có một nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường một cách hợp lý. Đó là một trong những yếu tố hàng đầu giúp khắc phục tình trạng bệnh và biến chứng nguy hiểm từ bệnh gây ra.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường

Nếu như trước đây, bạn có thể thoải mái ăn những món mình thích vào thời gian mà bạn muốn. Bạn cũng có thể tùy ý ăn nhiều, ăn ít, ăn cay, ăn ngọt… mà không bận tâm đến điều gì. Nhưng một khi đã bị bệnh tiểu đường “gọi tên”, bạn bắt buộc phải bỏ toàn bộ những thói quen “xấu” ấy. Và quan trọng hơn, bạn sẽ phải tuân thủ theo những quy tắc dưới đây:

  • Cần phải uống đủ nước trong một ngày (nước lọc hoặc một chút nước ép trái cây). Ước chừng khoảng 40ml/ 1kg cân nặng.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không được để đói quá hoặc no quá.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thêm các bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm.
  • Không nên thay đổi đột ngột lượng thức ăn đi vào cơ thể hằng ngày.
  • Không được kiêng khem quá mức mà vẫn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất (đạm, đường bột, protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất…) cho cơ thể.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, tránh nằm hoặc ngồi một chỗ sau khi ăn.
  • Tuyệt đối không nên bỏ bữa.
Người tiểu đường nên ăn đúng bữa, đúng hàm lượng và vận động thường xuyên

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 có thể được khống chế nếu như có một nguyên tắc xây dựng chế độ ăn một cách hợp lý.

Chế độ ăn cho người tiểu đường hoàn toàn khác với chế độ ăn kiêng hoặc ăn ít như mọi người vẫn thường nghĩ. Người tiểu đường đương nhiên cần hạn chế một số loại thực phẩm nhưng vẫn sẽ đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đừng nên nghĩ mắc bệnh tiểu đường sẽ phải nhịn ăn hoặc ăn ít, đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Xem thêm:

Dưới đây là nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường Type 2 theo từng nhóm thực phẩm cụ thể:

1. Với nhóm tinh bột

Người bệnh tiểu đường type 2 không cần kiêng hoàn toàn tinh bột. Điều này sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, không có đủ năng lượng để hoạt động. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm từ tinh bột một cách vừa phải.

Có 2 loại tinh bột: tinh bột dạng phức và tinh bột dạng đơn.

  • Tinh bột dạng phức sẽ cho phép mức glucose trong máu tăng chậm hơn nên đây là nhóm được bệnh nhân tiểu đường sử dụng nhiều hơn.

Tinh bột dạng phức còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cực kỳ có lợi cho người tiểu đường. Nó xuất hiện trong các loại thực phẩm như: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, yến mạch, chùm ngây, đậu đỏ, đậu nành, bơ, bí đỏ, sắn dây…

  • Tinh bột dạng đơn có nhiều trong gạo trắng, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều cơm và các loại bột mì, bánh mì, bún, miến…

2. Với nhóm đạm

Nhiều người nhầm tưởng rằng tiểu đường chỉ nên ăn nhiều rau, kiêng thịt cá. Điều này không chính xác. Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ thì người tiểu đường cần lượng đạm nhiều hơn từ 3 – 5% so với người bình thường.

Để bổ sung đủ đạm, bệnh nhân cần thường xuyên ăn những thực phẩm sau: thịt nạc, trứng, thịt gà không da, cá trích, cá hồi, cá thu.

Lưu ý, với những bệnh nhân bị tiểu đường đã chuyển sang giai đoạn suy thận thì nên ăn ít hơn từ 10 – 15% lượng thức ăn hàng ngày để giảm gánh nặng cho thận.

#QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM

3. Với nhóm chất béo

Có 2 loại chất béo mà cơ thể vẫn hấp thụ thường ngày là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.

  • Chất béo bão hòa được xem là có hại vì có thể gây nghẽn mạch máu, không tốt trong chế độ ăn cho người tiểu đường type 2. Chất béo xấu này có trong sữa tươi, phô mai, kem, bơ…
  • Chất béo không bão hòa có thể làm giảm lượng cholesterol và là lượng acid béo cần thiết cho cơ thể. Người bệnh có thể tìm thấy loại này trong dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè. 

4. Với nhóm rau, củ, quả

Đây có lẽ là nhóm thức ăn được “ưu tiên” nhiều nhất trong nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2. Các bác sĩ còn khuyên rằng, 50% khẩu phần ăn của người tiểu đường trong 1 ngày nên là rau xanh và trái cây.

Việc bổ sung rau xanh, trái cây sẽ cung cấp một lượng lớn các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó giảm lượng đường vào trong máu xuống mức tối đa. Hơn thế, nhiều loại rau xanh còn chứa lượng lớn magie, có thể kích thích sản sinh thêm insulin hoặc giúp insulin hoạt động tốt hơn. Điều này rất có ích trong việc hòa tan đường trong máu.

Một số loại rau và trái cây nên ăn thường xuyên là: rau cải, dưa leo, súp lơ, táo, đào, mơ, cam, chuối, nho… Nhưng lưu ý là chỉ nên ăn rau luộc – hấp – salad hoặc hoa quả tươi.

Người bị tiểu đường cần có một chế ăn khoa học

Những lưu ý cần thiết khi lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Bước đầu tiên mà người bệnh tiểu đường cần ghi nhớ là phải tính toán được nhu cầu năng lượng hằng ngày dựa trên cân nặng lý tưởng và cường độ lao động.

  • Nếu bạn làm công việc nhẹ nhàng như nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng, nhu cầu năng lượng khoảng 25 kcal/kg.
  • Với cường độ công việc cao hơn như đi chợ, tham gia hoạt động xã hội thì nhu cầu năng lượng là 30 kcal/kg.
  • Với người lao động nặng khoảng 35 kcal/kg.
  • Nếu bạn là người gầy muốn tăng cân, hoặc người đang bị dư cân, tổng năng lượng trong ngày có thể cộng trừ 300 - 500 kcal.

Điều thứ hai bạn cần ghi nhớ, đó là trong một bữa ăn nên đầy đủ các chất bột đường, đạm, mỡ và chất xơ. Bạn có thể chia thức ăn thành 3 phần trong đó:

  • Một nửa hoàn toàn là chất xơ và rau;
  • 1/4 là đạm + chất béo và mỡ
  • Còn lại 1/4 là cơm (hoặc các thực phẩm thay thế cơm như bún, miến, cháo, phở, khoai lang, khoai tây…).
Lên riêng một danh sách món ăn để có một sức khỏe tốt

Như vậy, dựa vào các thông tin trên, chúng ta đã có được đầy đủ nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường một cách khoa học và hợp lý rồi. Người bệnh chỉ cần dựa vào đó và đưa vào thực đơn của mình những món cần thiết để tăng cường sức khỏe và duy trì mức an toàn cho đường huyết nhé.

>> Xem thêm: Chỉ số glycemic index và glycemic load – tiểu đường nên ăn gì?

 
Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Tin liên quan

Hành khô - Hành tím có thực sự tốt cho sức khỏe?
27/04/2024
Hành khô hay còn được gọi là hành tím, là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày cũng như trong ẩm thực của toàn thế giới và Việt Nam…
Cây sương sáo - Tác dụng, bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
26/04/2024
Cây sương sáo không chỉ là món thạch giải nhiệt hấp dẫn trong mùa hè mà còn là một thảo dược quý được dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác…
Bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm mà bạn nên biết
25/04/2024
Nhiều người còn chưa hiểu rõ về bảng chỉ số đường huyết đặc biệt là bảng chỉ số đường huyết thực phẩm dành cho người tiểu đường. Vậy hãy cùng Kiên…