Tác dụng của khoai sọ đối với sức khỏe

09/06/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Khoai sọ là món ăn dân dã bao đời nay của người Việt. Thế nhưng, tác dụng của nó đối với sức khỏe con người, nhất là với những người mắc bệnh tiểu đường lại ít được biết đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại khoai này cùng những tác dụng không ngờ của nó trong bài viết ngay sau đây.

1. Tìm hiểu chung về khoai sọ

Ảnh: Khoai sọ
Ảnh: Khoai sọ

1.1. Khoai sọ là khoai gì?

Khoai sọ là loài cây trồng lấy củ thuộc họ Ráy (Araceae) với tên gọi tiếng Anh là Taro. Loài cây này phát triển tốt ở các nước nhiệt đới ẩm hay cận nhiệt đới như Malaysia, Ấn Độ,...và cả ở Việt Nam. Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều giống khoai sọ như khoai sọ núi, khoai sọ nghệ, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc tím, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc trắng,...

Xem thêm:

1.2. Đặc điểm nhận biết cây khoai sọ 

Thân khoai sọ được chia làm 2 phần:

  • Phần thân chính phát triển trở thành củ
  • Phần thân giả mọc ở phía trên chính là nơi xuất phát của các bẹ lá mọc xếp vào nhau. 

Rễ cây khoai sọ phình to trở thành củ. Loài khoai này có một củ cái cùng nhiều củ nhỏ tập trung thành cụm. Khác với khoai môn có củ cái to và nặng trung bình khoảng 1,5-2kg, có rất ít củ con, vỏ ngoài nâu láng, củ cái của khoai sọ nhỏ hơn, mỗi củ chỉ to cỡ một nắm tay, nhiều củ con hơn và chứa hàm lượng tinh bột cao hơn. Bên ngoài củ là lớp vỏ màu nâu nhạt với nhiều lông mỏng, dài.

Ảnh: Phân biệt khoai sọ và khoai môn
Ảnh: Phân biệt khoai sọ và khoai môn

Lá của khoai sọ thuộc loại lá đơn, mọc so le và còn được gọi với cái tên là lá “tai voi”. Hoa khoai sọ mọc thành chùm trong cuối giai đoạn sinh trưởng của nó.

Tin liên quan

1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ bao gồm hàm lượng lớn carbohydrate, chất xơ cùng nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như vitamin B, vitamin E, mangan, kali…

Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong mỗi 100 gam khoai sọ gồm:

(% DV là tỷ lệ phần trăm hàm lượng của một chất so với hàm lượng cần thiết của chất đó để đáp ứng đủ nhu cầu cho một người trưởng thành trong 1 ngày).

2. Tác dụng của khoai sọ

2.1. Ổn định đường huyết

Ảnh: Khoai sọ tốt cho người bệnh tiểu đường
Ảnh: Khoai sọ tốt cho người bệnh tiểu đường

Vì là một loại thực phẩm giàu tinh bột nên có rất nhiều người cho rằng ăn khoai sọ dễ khiến đường huyết tăng cao. Nhưng thực tế nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Tinh bột có trong khoai sọ là những loại carbohydrate có lợi cho việc kiểm soát đường huyết bao gồm chất xơ và tinh bột kháng.

Cơ thể không có khả năng hấp thu chất xơ, vì vậy chất xoe không hề ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra khi tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn có thể làm giảm đường máu lúc đói và chỉ số HbA1c. Đây là những tín hiệu cho thấy tác dụng của khoai sọ trong việc kiểm soát đường huyết

Bên cạnh chất xơ, tinh bột kháng trong thành phần của khoai sọ cũng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện độ nhạy của cơ thể với hormon điều hòa đường huyết - Insulin. Qua đó, tinh bột kháng giúp người bệnh tiểu đường do nguyên nhân kháng insulin có thể sử dụng hormon này một cách hiệu quả.

Nhờ sự kết hợp giữa chất xơ cùng với tinh bột kháng, khoai sọ mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm đường huyết, là một lựa chọn mà những người đang mắc bệnh tiểu đường không nên bỏ qua.

2.2. Cải thiện huyết áp

Ảnh: Khoai sọ tốt cho người huyết áp cao
Ảnh: Khoai sọ tốt cho người huyết áp cao

Với 639 mg Kali/100g khoai sọ, loại khoai này được xem là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu kali. Khi vào cơ thể, kali có tác dụng làm giãn các mạch máu, giảm huyết áp, tạo điều kiện cho tim bơm máu đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Nhờ đó mà kali làm giảm áp lực cho tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mãn tính.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người thường xuyên ăn thực phẩm giàu kali có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp hơn nhiều lần so với những người không sử dụng các loại thực phẩm này. Vì vậy, hãy bổ sung khoai sọ vào thực đơn dinh dưỡng của gia đình mình để hỗ trợ cải thiện huyết áp hiệu quả nhé.

2.3. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Ảnh: Khoai sọ tăng cường sức khỏe tim mạch
Ảnh: Khoai sọ tăng cường sức khỏe tim mạch

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai sọ không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết mà còn giúp giảm cholesterol máu. Một nghiên cứu đã được tiến hành trên chuột vào năm 2013. Theo đó,nhóm chuột được ăn khoai sọ cùng thức ăn giàu chất béo có chỉ số cholesterol máu thấp hơn đáng kể so với những con khác. Điều này giúp chứng minh chất xơ trong khoai sọ có khả năng kiểm soát mức cholesterol.

Chính vì vậy, khoai sọ rất tốt cho những người đang gặp phải tình trạng mỡ máu cao, các bệnh lý mạch vành, xơ vữa động mạch,.. Loại khoai này còn giúp làm giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

2.4. Hỗ trợ lưu thông tuần hoàn

Với sự kết hợp của đồng và sắt, khoai sọ trở thành một loại thực phẩm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường tuần hoàn đi nuôi dưỡng khắp cơ thể một cách hiệu quả. Bởi lẽ sắt và đồng là hai khoáng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp các tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ quan trong cơ thể.

2.4. Giảm nguy cơ ung thư

Nhắc đến nhóm thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, người ta không thể bỏ qua khoai sọ. bới đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời của loại khoai này.

Trong củ khoai sọ, người ta tìm thấy một lượng lớn vitamin A, vitamin C cùng nhiều chất chống oxy hóa phenolic giúp loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm khỏi cơ thể đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra tác dụng chống ung thư của khoai sọ còn đến từ một loạt các hoạt chất có trong thành phần của loại khoai này như polyphenol, quercetin. Các chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu diệt tế bào ung thư của cơ thể.

2.5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Ảnh: Khoai sọ hỗ trợ hệ tiêu hóa
Ảnh: Khoai sọ hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ trong khoai sọ có vai trò quan trọng trong hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nó giúp tăng nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa. Đồng thời, chất xơ cũng tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển.

Chính vì vậy mà chất xơ giúp làm giảm đáng kể tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay thậm chí là tiêu chảy, thúc đẩy đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Sử dụng khoai sọ thường xuyên giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

2.6. Tăng cường thị lực 

Trong khoai sọ rất giàu các chất chống oxy hóa trong đó quan trọng nhất là beta-caroten, cryptoxanthin.

Những chất chống oxy hóa này giúp cải thiện thị lực rõ rệt thông qua việc ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do lên tế bào mắt, tránh dẫn đến tình trạng thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.

2.8. Hỗ trợ giảm cân

Ảnh: Khoai sọ hỗ trợ giảm cân
Ảnh: Khoai sọ hỗ trợ giảm cân

Thừa cơ, béo phì khiến cơ thể có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và cả đái tháo đường typ 2. Chính vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là hết sức cần thiết để bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Các thành phần chủ yếu là tinh bột, chất xơ cùng các vitamin và chất khoáng. Bởi vậy, khi ăn củ khoai sọ, bạn nhanh cảm thấy no và no lâu hơn, từ đó giảm lượng thức ăn khác đưa vào cơ thể, mang đến  tác dụng giảm cân hiệu quả. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại khoai này còn giúp kích thích quá trình trao đổi chất, tăng đào thải các chất dư thừa hay mỡ tích tụ ở vùng bụng, mông và đùi. Hãy ăn khoai sọ thường xuyên để giảm cân và có một vóc dáng thon gọn nhé.

2.9. Tốt cho làn da

Khoai sọ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin A và E. Đây là các vitamin thiết yếu giúp loại bỏ các vấn đề về da như các đốm thâm nám, các nếp nhăn, cho bạn một làn da khỏe mạnh.

3. Khoai sọ có những tác dụng không mong muốn nào?

Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, khoai sọ cũng gây một số tác dụng không mong muốn sau đây:

Ảnh: Khoai sọ có thể gây dị ứng
Ảnh: Khoai sọ có thể gây dị ứng

4. Khi sử dụng khoai sọ cần chú ý những gì

Để tránh các tác dụng phụ như đã nêu trên và sử dụng khoai sọ một cách hiệu quả, an toàn nhất, các bạn cần tham khảo một số lưu ý sau đây:

Ảnh: Khi gọt vỏ khoai sọ nên đeo găng tay
Ảnh: Khi gọt vỏ khoai sọ nên đeo găng tay
  • Những người mắc các bệnh do cơ địa dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng hay hen suyễn không nên ăn khoai sọ để tránh làm bệnh trầm trọng hơn

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ những công dụng tuyệt vời của khoai sọ cũng như những lưu ý để sử dụng loại khoai này sao cho hiệu quả. Nếu bạn hay người thân của bạn đang mắc phải căn bệnh tiểu đường hoặc những vấn đề sức khỏe khác, hãy đưa ngay món ăn dân dã nhưng thơm ngon, bổ dưỡng này vào thực đơn để cải thiện sức khỏe cho cả gia đình.

Đừng để tiểu đường là gánh nặng của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline để được tư vấn.

02163541383

Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy chia sẻ nó cho mọi người. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)